Tìm hiểu “siêu diệt tăng” Cornet-D của quân đội Nga
Cornet-D là tổ hợp tên lửa chống tăng. Tầm bắn xuyên giáp tối đa của tên lửa là 1,5m và đảm bảo 100% bắn trúng bất cứ loại mục tiêu bọc thép nào. Cornet-D hiện là “cơn ác mộng” cho mọi xe tăng.
Tiger M gắn tên lửa Cornet-D: “Hổ mọc thêm cánh”
Tên lửa diệt tăng Cornet-D gắn trên xe bọc thép Tiger
Cornet-D là tổ hợp tên lửa chống tăng mới nhất của Nga, có khả năng hủy diệt tất cả các mục tiêu bọc thép được bảo vệ kỹ lưỡng, cũng như các máy bay không người lái và trực thăng của đối phương với hiệu quả như nhau.
Được mệnh danh “kẻ săn mồi”, xe bọc thép Tiger có chiều dài 4,61m, rộng 2,2m, cao 2m, có thể chạy với tốc độ tối đa 90km/h trên địa hình không bằng phẳng và đạt đến 150km/h trên đường trường.
Xe bọc thép Tiger-M có gắn tên lửa Cornet-D sẽ xuất hiện tại Quảng trường Đỏ (Moscow) vào ngày lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Phát xít 9/5 tới.
Sau cuộc diễu hành kỷ niệm chiến thắng, các xe này sẽ được chuyển giao cho quân đội Nga để thử nghiệm.
Cornet – cơn ác mộng với Mỹ và Israel
Tên lửa Cornet- phiên bản vác vai
Các biến thể cơ động (vác vai) của Tổ hợp tên lửa chống tăng Cornet được quân đội Nga cũng như một số quân đội khác trên thế giới sử dụng từ năm 2009 và được đánh giá là rất có hiệu quả trong tác chiến. Thậm chí Cornet trở thành “cơn ác mộng” thực sự của Israel và quân đội Mỹ. Cả Israel và Mỹ đều coi hệ thống tên lửa chống tăng của Nga là lời nguyền thực sự cho các xe chiến đấu của mình.
Năm 2006, Tổ hợp tên lửa chống tăng Cornet-E (phiên bản tên lửa xuất khẩu) đã tham gia vào cuộc chiến đấu giữa quân đội Israel và Hezbollah ở miền Nam Lebanon. Theo báo cáo của quân đội Israel, trong cuộc xung đột, Tổ hợp tên lửa chống tăng của Nga đã phá hủy 46 xe tăng Merkava.
Tuy nhiên, một báo cáo khác của quân đội Mỹ cho rằng trong cuộc xung đột này, Israel thực tế đã mất 164 xe tăng và xe bọc thép khác.
Gần đây, trong một nghiên cứu, tạp chí Janes Defence Weekly của Anh cho biết trong những năm 2010-2012, quân đội Iraq được Mỹ cung cấp 140 xe tăng M1A2 Abrams và tạp chí này cáo buộc Tổ hợp tên lửa chống tăng Cornet đã rơi vào tay của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Theo một số nguồn tin, các xe tăng của Mỹ đã trở thành “nạn nhân” của các tên lửa chống tăng 9M133 có điều khiển trong tổ hợp tên lửa Cornet của Nga, vốn đã rơi vào tay các chiến binh IS tại Syria.
Các chuyên gia của tuần san Anh cho biết họ đã đích thân chứng kiến Cornet hủy diệt 5 xe tăng Abrams ATGM của quân đội Iraq. Theo số liệu của họ, trong giai đoạn từ 1/1 đến hết tháng 5/2014, Cornet đã phá hủy 28 xe tăng của quân đội Iraq. Những chiếc xe tăng này Mỹ đã cung cấp cho Iraq trong giai đoạn 2010-2012.
Các báo cáo đặc biệt nhấn mạnh đến hiệu quả của tên lửa có điều khiển 9M113 thuộc tổ hợp tên lửa chống tăng Cornet.
Video đang HOT
Một nghiên cứu của Mỹ cho thấy rằng các đạn tên lửa của Nga rất hiệu quả trong việc hủy diệt phi hành đoàn (kíp lái), mặc dù không dẫn đến phá hủy hoàn toàn các xe chiến đấu.
Chính vì sự nguy hiểm của hệ thống tên lửa chống tăng Cornet của Nga, Mỹ đã buộc phải tăng đáng kể giáp bảo vệ cho tăng Abrams. Kết quả là các xe tăng Abrams đã tăng từ 57 lên 70 tấn.
Tổ hợp tên lửa chống tăng Cornet là sản phẩm của phòng thiết kế chế tạo khí cụ nổi tiếng thế giới, đặt tại thành phố Tula (Nga).
Bắn hạ cùng lúc hai mục tiêu
Tên lửa Cornet-D
Theo các chuyên gia quân sự, Cornet-D có thể tiêu diệt các mục tiêu động và tĩnh trên bộ, trên biển và trên không, đồng thời có thể bắn hạ hai mục tiêu cùng lúc.
Cornet-D cũng đạt hiệu quả cao khi chống lại mục tiêu trên không. Với đầu đạn nhiệt áp mạnh và tác chiến mạnh như trái phá, Cornet-D có thể bắn trúng các mục tiêu như máy bay không người lái và các máy bay trực thăng của đối phương với hiệu quả rất cao.
Các phiên bản cơ động (vác vai) của Cornet-D giúp nâng hiệu quả chiến đấu cho các đơn vị chống tăng.
Theo nhà thiết kế Leo Zakharov, khi chế tạo Tổ hợp tên lửa chống tăng Cornet, các chuyên gia đã không chỉ nghiên cứu, phát triển ra một loại tên lửa mới trên cơ sở tên lửa công nghệ cao hiện đại với hệ thống kiểm soát bức xạ, mà còn đặt mục tiêu chế tạo ra một loại tên lửa mới với thiết bị dẫn hướng dựa trên laser tần số cao.
Cornet chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt với nhiệt độ 50oC và độ ẩm 100%.
Hệ thống tên lửa chống tăng mới Cornet-D “lộ diện” lần đầu tiên vào năm 2011 và là biến thể cải tiến sâu của tổ hợp Cornet. Tổ hợp Cornet được trang bị cho quân đội từ năm 2009.
Các hệ thống Cornet-D mới sử dụng tên lửa nâng cấp 9M133M-2 với tầm bắn lên đến 8000m và tên lửa 9M133FM-3 với tầm bắn lên tới 10.000m. Chữ D trong Cornet-D là tầm xa.
Tầm bắn xuyên giáp tối đa của tên lửa là 1,5m và đảm bảo 100% bắn trúng bất cứ loại mục tiêu bọc thép nào.
Tổ hợp Cornet-D được gắn trên các xe bọc thép Tiger-M, do đó, Tiger-M có thể chiến đấu không chỉ chống lại bộ binh, mà còn chống xe tăng, máy bay trực thăng và các máy bay không người lái khiến nó trở thành một đơn vị chiến đấu thực sự đa năng.
Theo Infonet
Mỹ gọi, Nga chưa đáp lời
Ngày 27/3, lần thứ 2 Mỹ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Minuteman-III chỉ trong vòng 1 tuần, một động thái chưa từng có tiền lệ.
Thông tin về vụ phòng này được trang quân sự Defense-Aerospace dẫn nguồn từ Bộ Tư lệnh Không quân Mỹ cho biết, theo đó vụ phóng lần 2 này được thực hiện tại căn cứ không quân Malmstrom, bang Montana.
Theo Defense-Aerospace, vụ phóng đầu tiên được thực hiện ngày 23/3 do Trung đoàn thử nghiệm tên lửa số 576 tại căn cứ không quân Vandenberg và Trung đoàn Tên lửa 90 tại căn cứ Warren, bang Wyoming thực hiện.
Vụ phóng thứ 2 do Trung đoàn Tên lửa 341 đóng tại căn cứ không quân Malmstrom, bang Montana thực hiện hôm 27/3. Cả 2 vụ phóng thử đều được thực hiện tại căn cứ Vandenberg với mục tiêu ngắm tới là bãi thử gần đảo Guam.
Đại tá Daniel Hayes, Chỉ huy Trung đoàn Tên lửa 341 cho hay: "Các vụ phóng thử đòi hỏi sự chuẩn bị về trang bị vũ khí, công tác luyện tập thành thục của các kíp chiến đấu... Những vụ phóng thử trên cũng là lời nhắc nhở đối với đối phương và đồng minh chúng ta về khả năng sẵn sàng chiến đấu của các tổ hợp ICBM Minuteman-III".
Trong khi đó, Đại tá Calvin Townsend, Chỉ huy Trung đoàn Thử nghiệm tên lửa 576 nhấn mạnh: "Để thực hiện được 2 vụ phóng liên tiếp trong 1 tuần là nhờ sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa Trung đoàn 576 với các đơn vị thực hành phóng thử 90 và 341".
Theo Tạp chí Jane's, không phải ngẫu nhiên Mỹ lại liên tiếp thực hiện 2 vụ phóng tên lửa Minuteman-III chỉ trong vòng một tuần. Jane's cho biết, ngay sau khi Mỹ thực hiện vụ phóng đầu tiên, Nga đã "đáp trả" bằng việc phóng tên lửa ICBM RS-26 Rubezh tại bãi thử Kapustin Yar.
Vì vậy, việc Mỹ lần 2 phóng tên lửa Minuteman-III được cho rằng để ngầm khẳng định với các đối thủ của nước này (Nga) "chớ có xem thường năng lực hạt nhân của Mỹ", Jane's dẫn nhận định của một số chuyên gia.
Mỹ phóng tên lửa Minuteman-III.
Cán cân bộ ba hạt nhân Nga - Mỹ
Khi Nga và Mỹ liên tiếp "nắn gân" nhau bằng tên lửa ICBM, người ta mới chú ý đến nhiều đến thuật ngữ bộ "ba hạt nhân" và sức mạnh bộ ba vũ khí chiến lược của 2 cường quốc này.
Theo chuyên gia quân quân sự Michael Tymoshenko thuộc Viện nghiên cứu chiến lược Nga, có thể hiểu cụm từ này là tất cả các loại vũ khí chiến lược: máy bay ném bom chiến lược tầm xa, tên lửa đạn đạo liên lục địa và tàu ngầm hạt nhân.
- Vũ khí trên không
Trong thành phần Bộ Tư lệnh không quân tầm xa Nga có 38 máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS, 16 chiếc Tu-160 và 41 chiếc Tu-22M3. Các máy bay này đang được đồn trú tại bốn căn cứ không quân.
Tu-95 là dòng máy bay phản lực cánh quạt, được sản xuất hàng loạt trong những năm 1984-1991. Tu-95 có bán kính chiến đấu 6500 km, được trang bị 6 tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân X-55 với tầm bắn 2.500 km trong khoang chứa bom.
Dòng T-95 có thể mang bổ sung tới 10 tên lửa trên giá treo dưới cánh, tuy nhiên với số lượng tên lửa như vậy, tầm bay của nó sẽ giảm đáng kể. Tu-160 là máy bay phản lực được xây dựng trong hai giai đoạn từ 1984-1992 và năm 1999.
Bán kính chiến đấu của nó nhỏ hơn so với Tu-95, vào khoảng 6000 km, được trang bị 12 tên lửa hành trình X-55 trong khoang chứa bom. Ngoài ra, Tu-160 có thể mang tên lửa hành trình Kh-101 với tầm bắn lên tới hơn 9.000km.
Tu-22M3 có bán kính chiến đấu là 2.500 km. Tu-22M3 được mệnh danh là "sát thủ của các tàu sân bay" và được sản xuất hàng loạt vào năm 1989-1993.
Tu-22M3 được trang bị tên lửa hành trình X-15, bố trí dưới cánh. Tu-22M3 không thể bay đến Mỹ, tuy nhiên, nó có thể bay đến bất cứ nơi nào của châu Âu trong vòng một giờ. Vì vậy, không quân tầm xa của Nga được đánh giá là "cánh tay nối dài".
Tất cả máy bay ném bom chiến lược đã được hiện đại hóa và chúng có thể phục vụ được 20 năm nữa. Năm 2015, Không quân Nga sẽ được trang bị thêm 5 chiếc Tu-160 và 9 chiếc Tu-22M3.
- Vũ khí trên bộ
Vũ khí chiến lược trên bộ của Nga chủ yếu là các lực lượng tên lửa chiến lược (RVSN). Năm 2015, Nga có 305 tổ hợp tên lửa có khả năng mang 1166 đầu đạn hạt nhân.
Nhóm chủ lực là 106 tên lửa đạn đạo liên lục địa hạng nặng (ICBM) Voivod và Sotka. Trong đó, 135 tổ hợp cơ động Topol và Yars có sức chiến đấu bền vững và dẻo dai. Khoảng 1/3 số tên lửa của các tổ hợp này là các loại mới nhất với tầm bắn từ 11.000-16.000 km. Tất cả các tên lửa ICBM trên đất liền được triển khai tại 11 sư đoàn tên lửa.
Về mặt địa lý, các đơn vị tên lửa Nga được bố trí sao cho không một đòn tấn công toàn cầu nào có thể vô hiệu hóa toàn bộ nhóm quân của lực lượng tên lửa chiến lược.
Hải quân Nga phóng tên lửa Bulava từ tàu ngầm hạt nhân.
- Vũ khí trên biển
Trong thành phần chiến đấu của hạm đội Hải quân Nga có 11 tàu ngầm hạt nhân chiến lược, trong số đó có 4 loại tàu ngầm lớp Kalmar, Delphin, Akula và Borei mang tên lửa hành trình. 8 trong 11 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).
Tất cả các tên lửa này được triển khai tại 128 bệ phóng (16 bệ trên mỗi tàu ngầm), có thể mang 512 đầu đạn hạt nhân. Các tên lửa có tầm bắn từ 8000 - 9.300 km.
Tất cả các tàu lớp Kalmar và chiếc tàu lớp Borei mới nhất đang phiên chế trong thành phần Hạm đội Biển Bắc, và 2 chiếc lớp Delphin được phiên chế tại Hạm đội Thái Bình Dương, (hạm đội này sắp tới được bổ sung 2 tàu lớp Borei).
Tàu ngầm lớp Kalmar được xây dựng vào những năm 70 của thế kỷ trước và được trang bị tên lửa R-29. Tàu lớp Delphin đã được đưa vào sử dụng từ năm 1984 và 1990 được trang bị tên lửa Sineva. Tám tàu ngầm lớp Borei được trang bị tên lửa đạn đạo R-30 Bulava, có lượng giãn nước ở mức 24.000 tấn và dài 170 m.
Tàu ngầm lớp Akula có lượng choán nước lên đến 48.000 tấn khi lặn và 24.500 khi nổi, chiều dài lên đến 175m, có thể lặn sâu được 400m. Akula mang được 20 tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) R-39 với tầm bắn 8.300km, có thể mang được đầu đạn nổ thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân 500 kiloton.
Bộ ba hạt nhân của Mỹ
Nếu so với Mỹ thì "bộ ba hạt nhân" của Nga là bất đối xứng. Hiện Mỹ có khoảng 400 tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman-III, 14 tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio, với 336 tổ hợp tên lửa và 96 máy bay ném bom chiến lược.
Cần nhấn mạnh rằng ít nhất 2/3 số tàu ngầm của Mỹ luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu và Mỹ không tin rằng các vũ khí của họ có thể bị đánh trả. Các máy bay ném bom chiến lược của Mỹ có thể mang từ 16-32 tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân.
Theo Đất Việt
Báo Úc: Nga dùng siêu núi lửa để nhấn chìm nước Mỹ Báo The Age (Úc) nêu việc Nga dùng siêu núi lửa để nhấn chìm nước Mỹ là điều có thể thực hiện: một nhà phân tích địa- chính trị Nga khẳng định: cách tốt nhất để tấn công Mỹ, là làm nổ vũ khí hạt nhân để kích hoạt siêu núi lửa tại Công viên quốc gia Mỹ Yellowstone, hoặc tại đường đứt...