Tìm hiểu phiên bản nhỏ của F-105 trong CT Việt Nam
Năm 1967, Mỹ đã cải tiến 13 chiếc tiêm kích bom F-105 phục vụ hoạt động tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết và hoạt động ban đêm ở Việt Nam.
Năm 1967, Mỹ đã cải tiến 13 chiếc tiêm kích bom F-105 phục vụ hoạt động tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết và hoạt động ban đêm ở Việt Nam.
Ngoài các phiên bản cải tiến lớn F-105 Wild Weasel, trong thời gian hoạt động ở Việt Nam, hãng Republic còn phát triển vài phiên bản phụ tiêm kích bom F-105 để đáp ứng một vài nhu cầu của Không quân Mỹ.
F-105F Ryan’s Raider
Vào đầu năm 1967, thời tiết ở miền bắc Việt Nam đã gây cản trở nhiều hoạt động tấn công của không quân Mỹ khi thực hiện chiến dịch Rolling Thunder. Tướng quân John.D.Ryan nhận ra vấn đề và quyết định rằng một máy bay tiêm kích bom F-105 hoạt động mọi thời tiết và ban đêm là cần thiết để tiếp tục các phi vụ không kích 24/24 Hà Nội.
F-105F Ryan’s Raider, để ý phần camera trước mũi máy bay để ghi hình đánh giá thiệt hại của mục tiêu (khoanh đỏ).
Mặc dù F-111 và F-4E có thể thực hiện các nhiệm vụ đó, nhung lúc này cả 2 loại vẫn còn đang được phát triển và sẽ không sẵn sàng hoạt động trong ít nhất một năm. Các máy bay được chọn cho sứ mệnh hoạt động ban đêm là F-105F 2 chỗ ngồi sửa đổi.
Video đang HOT
Và kể từ khi nhiệm vụ này là ý tưởng của Ryan, máy bay F-105F hoạt động ban đêm và phi hành đoàn được gọi là “Ryan’s Raider”. F-105F “Ryan’s Raider” được trang bị radar R-14A cải tiến với góc quét nhanh hơn và cung cấp độ phân giải tốt hơn cho hoa tiêu. Một camera lắp dưới mũi máy bay để ghi hình đánh giá thiệt hại của mục tiêu.
Có 13 chiếc F-105F Ryan’s Raider được cải tiến, đó là: 62-4119, 62-4429, 63-8263, 63-8269, 63-8274, 63-8275, 63-8276, 63-8277, 63-8278, 63-8293, 63-8312, 63-8346, 63-8353.
Được phát triển trong cùng khoảng thời gian với F-105F Ryan’s Raider là một dự án nhỏ được gọi là Combat Martin. F-105F được sửa đổi cho một nhiệm vụ hoàn toàn khác trong chiến tranh Việt Nam, đó là gây nhiễu hệ thống thông tin liên lạc của miền Bắc Việt Nam.
Theo đó, vị trí buồng lái phía sau được loại bỏ hoàn toàn. Ở vị trí của nó được lắp một hệ thống gây nhiễu Hallicrafters QRC-128 dùng để chặn thông tin liên lạc giữa các đài điều khiển mặt đất với các máy bay tiêm kích đánh chặn của lực lượng không quân miền Bắc Việt Nam.
F-105F Combat Martin, để ý anten gây nhiễu Hallicrafters QRC-128 gắn trên sống lưng máy bay, phía sau của buồng lái phía sau (khoanh đỏ)
F-105F Combat Martin có thể được phân biệt bởi anten lớn gắn trên sống lưng máy bay, phía sau của buồng lái phía sau. Mặc dù nhiệm vụ chính của F-105F Combat Martin là gây nhiễu trên không, máy bay vẫn có thể mang vũ khí để tấn công như thông thường.
Có 10 chiếc F-105F cải tiến thành F-105F Combat Martin, đó là: 62-4432, 62-4435, 62-4443, 62-4444, 62-8268, 63- 8280, 63-8291, 63-8318, 63-8336, 63-8337.
Tri Năng
Theo_Kiến Thức
[Infographic] Sukhoi Su-33Sức mạnh tiêm kích hạm hạng nặng của Nga
Su-33 là một loại tiêm kích đánh chặn cực kỳ linh hoạt và nguy hiểm phục vụ trong Hải quân Liên bang Xô Viết và Hải quân Nga. Su-33 có thể hoạt động được trong mọi điều kiện thời tiết dù là khắc nghiệt nhất trên biển.
Sukhoi Su-33 (tên ký hiệu của NATO "Flanker-D") là một máy bay chiến đấu hải quân được sản xuất ở Nga bởi hãng Sukhoi vào năm 1982 cho tàu sân bay. Đây là một phiên bản trong đại gia đình Sukhoi Su-27 "Flanker" với tên gọi ban đầu Su-27K trước khi đổi tên thành Su-33.
Sự khác biệt chính giữa Su-27 và Su-33 là Su-33 có thể hoạt động trên tàu sân bay và có cần để tiếp nhiên liệu trên không.
Su-33 bay lần đầu tiên vào tháng 5-1985, và bắt đầu phục vụ trong Hải quân Nga vào năm 1994. Một trung đoàn gồm 24 chiếc đã được biên chế hoạt động trên tàu sân bay duy nhất của Hải quân Nga, chiếc Đô đốc Kuznetsov.
Tuy có kích thước to lớn nhưng chúng lại có thể cất và hạ cánh ở một khoảng cách rất ngắn tầm 100m. Vốn đã cơ động, nhưng việc trang bị thêm cánh mũi càng làm Su-33 vừa tăng thêm độ cơ động, nhưng cũng hỗ trợ cho việc cất và hạ cánh trên tàu sân bay.
Su-33 có lớp sơn đặc biệt để giảm thiểu sự ăn mòn của môi trường nước biển. Chiếc tiêm kích này có thể tuần tiễu liên tục 2 giờ trong bán kính 250 km từ tàu sân bay, nếu đưiợc tiếp dầu thì thời gian tuần tiễu còn gia tăng. Thậm chí Su-33 còn có thể tiếp dầu cho nhau.
Su-33 có thể tự động phát hiện đến 10 mục tiêu nguy hiểm trên không và trên biển, tự động xác định mục tiêu nguy hiểm nhất. Nó có thể hạ được tên lửa hành trình vốn là môi nguy cho các tàu chiến.
Su-33 bay thử thành công lần đầu tiên năm 1989, đến năm 1998 thì chúng được biên chế chính thức. Thời điểm này cũng chính là lúc Su-27K được mang cái tên mới là Su-33 "Flanker-D". Mẫu máy bay tiêm kích đánh chặn này trở thành thành viên thứ 3 của gia đình Flanker. Hai người tiền nhiệm của Su-33 là Su-30 và Su-27 nhưng cả 2 đều là các máy bay cất cánh từ mặt đất.
Tuy là chiến đấu cơ mạnh mẽ, tuy nhiên trải qua thời gian vòng đời cùng những tiến bộ về kỹ thuật hàng không, và việc chỉ chế tạo số lượng ít đã đẩy giá của Su-33 lên cao ngất ngưởng. Hiện Nga không có kế hoạch chế tạo thêm mà sẽ thay thế Su-33 bằng tiêm kích hiện đại và mức chi phí hợp lý hơn là MiG-29K.
Cùng điểm lại tính năng của máy bay tiêm kích hạm Su-33 nổi tiếng của Nga qua infographic dưới đây.
Theo_An ninh thủ đô
TQLC Trung Quốc tập trận chiếm đảo ở...sa mạc Thủy quân lục chiến Trung Quốc đã tổ chức tập trận bắn đạn thật rầm rộ ở sa mạc Gobi trong điều kiện thời tiết giá rét vào ngày 21/1. Báo quân giải phóng nhân dân Trung Quốc ngày 21/1 đưa tin, Thủy quân lục chiến Trung Quốc đã tổ chức tập trận bắn đạn thật phối hợp tại sa mạc Gobi. Ảnh...