Tìm hiểu phác đồ điều trị vi khuẩn HP kháng thuốc
Vi khuẩn HP là nguyên nhân phổ biến gây bệnh viêm loét dạ dày. Hiện nay, vi khuẩn HP kháng thuốc đang gia tăng gây khó khăn trong điều trị và tăng nguy cơ biến chứng.
Vi khuẩn Hp kháng thuốc gây ra khó khăn trong điều trị và tăng nguy cơ biến chứng nguy hiểm
Vì sao phác đồ chuẩn điều trị vi khuẩn HP thường không hiệu quả?
Phác đồ điều trị H.pylori (vi khuẩn HP) thường gồm một cặp kháng sinh nhằm tăng hiệu lực, chống sự kháng thuốc. Tuy nhiên tính acid của dạ dày không thuận lợi cho việc phát huy hiệu lực kháng sinh nên thường dùng phối hợp cặp kháng sinh với thuốc kháng acid.
Trước đây việc dùng các phác đồ phối hợp kháng sinh và kháng acid thường cho kết quả điều trị tới 80 – 90%. Tuy nhiên, thời gian gần đây sức đề kháng kháng sinh của vi khuẩn HP ngày càng tăng nên hiệu quả điều trị giảm dần.
Mức đề kháng kháng sinh của H.pylori hiện nay
Một nghiên cứu khảo sát từ năm 2006 – 2009 trên 22.904 người dùng kháng sinh cho thấy: tỉ lệ đề kháng tiên phát cuả HP khá cao so với năm 2005: clarithromycin 17,2%; metronidazol 26,7%; amoxicyclin 11,2%; tetracyclin 5,9%; levofloxacin 16,2%; đa kháng với 2 kháng sinh trở lên 9,6%. Từ năm 2003 đến năm 2010, tỉ lệ diệt trừ vi khuẩn HP thành công với phác đồ chuẩn giảm còn 62,5%.
Tỉ lệ này thay đổi theo từng châu lục, từng nước, có nơi vượt rất xa mức trung bình. Với clarithriomycin: tỉ lệ kháng chung ở châu Âu 11,1% trong đó Hà Lan chỉ 0,8%, Thụy Điển chỉ 1,5% song Tây Ban Nha lại đến 49,2%; tỉ lệ kháng chung ở châu Á là 18,9% trong đó Malaysia chỉ 2,1% song Nhật Bản lại chiếm đến 40,7%. Với tetracyclin, amoxicyclin, metronidazol tỉ lệ kháng chung ở châu Phi lần lượt là 43,9% – 65,6% – 92,4%; nghĩa là các kháng sinh này hầu như không còn hoặc hiệu lực rất yếu với HP.
Vi khuẩn HP kháng thuốc gây khó khăn trong việc điều trị
Video đang HOT
Nguyên nhân của vi khuẩn kháng thuốc
Dùng thuốc kháng sinh điều trị nhiều loại nhiễm khuẩn: Các kháng sinh điều trị HP cũng được dùng trong điều trị nhiều loại nhiễm khuẩn khác: clarithromycin, amoxicyclin, metronidazol, levofloxacin trong nhiễm khuẩn hô hấp, đường ruột; dùng levofloxacin trong nhiễm khuẩn niệụ. Chính quá trình dùng các kháng sinh khi điều trị các bệnh khác đã tạo điều kiện cho HP dần thích nghi với các kháng sinh này.
Không tuân thủ đúng phác đồ điều trị HP: Bệnh nhân điều trị bệnh lý dạ dày do vi khuẩn HP gây ra tự ý bỏ thuốc khi triệu chứng đã hết (nhưng vi khuẩn HP chưa bị diệt hoàn toàn) hoặc quên uống thuốc trong quá trình điều trị. Chính điều đó đã tạo cơ hội cho vi khuẩn HP tồn tại và kháng thuốc.
Vi khuẩn HP kháng thuốc gây hậu quả thế nào?
Theo thống kê tại các bệnh viện, chỉ có khoảng 50% bệnh nhân nhiễm HP có thể diệt trừ được vi khuẩn này sau lần sử dụng phác đồ diệt HP đầu tiên, còn lại phải tái điều trị với các phác đồ khác. Điều này gây ra gánh nặng về sức khỏe và kinh tế với người bệnh, điều trị kéo dài khiến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bị ảnh hưởng vì các tác dụng phụ của thuốc.
50% bệnh nhân thất bại với lần điều trị HP đầu tiên
Trường hợp điều trị không dứt điểm, kết hợp với các yếu tố nguy cơ khác khiến bệnh viêm loét dạ dày do HP có thể tiến triển nặng dẫn đến biến chứng nguy hiểm đó là xuất huyết tiêu hóa. Vi khuẩn HP khi kháng thuốc có thể lan truyền tính kháng thuốc sang các quần thể vi khuẩn khác cư trú trong hệ tiêu hóa, hậu quả là gây thêm khó khăn trong điều trị các bệnh nhiễm trùng khác khi mắc phải.
Giải pháp từ thuốc Đông y thế hệ 2
Để giảm nguy cơ vi khuẩn HP kháng thuốc, giảm tình trạng sử dụng thuốc kháng sinh khi điều trị bệnh dạ dày, người bệnh nên tìm hiểu các loại thuốc dạ dày từ thảo dược tự nhiên.
Thuốc Đông y tuy không có tác dụng nhanh nhưng lại an toàn với sức khỏe, không gây ra tác dụng phụ như dùng thuốc Tây. Hơn nữa, thuốc Đông y tác động vào cả nguyên nhân nên giúp bệnh ít hoặc không tái phát. Bởi vậy, để điều trị dứt điểm các bệnh dạ dày, hầu hết các chuyên gia đầu ngành đều cho rằng người bệnh nên kết hợp cả Tây y và Đông y, trong đó thuốc Đông y thế hệ 2 là giải pháp mới điều trị hiệu quả vượt trội và an toàn.
Thuốc Đông y thế hệ 2 điều trị bệnh dạ dày được thừa hưởng tinh hoa từ bài thuốc bí truyền kỳ diệu trong dân gian kết hợp với công nghệ hiện đại sản xuất tại nhà máy dược phẩm đạt chuẩn GMP-WHO. Thuốc dạ dày Đông y thế hệ 2 không chỉ có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP, mà còn có công dụng hành khí, hòa vị, tán hàn, chỉ thống, giúp điều trị hiệu quả bệnh viêm loét dạ dày, đầy bụng khó tiêu đầy hơi, giảm nhanh cơn đau dạ dày.
Xuân Khánh
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Phao câu gà là 'tổ' vi khuẩn cực bẩn, có thể chứa cả tế bào ung thư, tốt nhất không nên ăn
Từ xưa các cụ vẫn có câu 'nhất phao câu, nhì đầu cánh' để chỉ những bộ phận ngon nhất của con gà. Chồng mình cũng hay bảo quý lắm mới mời phao câu, bình thường ở nhà lão toàn giành ăn thôi. Nhưng mình thì lại không thấy thế!
Còn mình thì thấy cái phao câu gà ý chẳng bổ béo gì lại còn bẩn nữa ấy. Với lại, mình cũng có đọc thấy các nhà khoa học bảo rồi phao câu gà không có tốt, nhiều chất bẩn không nên ăn.
Phao câu gà chứa nhiều chất bẩn, tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư
Theo chuyên gia thực phẩm Vũ Thế Thành, phao câu gà không có lợi, nó chứa nhiều virus, vi khuẩn kháng thuốc như E.Coli, Salmonella... Do đó, nếu không luộc hoặc chế biến kĩ thì chúng ta rất dễ bị ngộ độc nếu ăn phải.
Phao câu gà
Bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng (Viện dinh dưỡng quốc gia) cũng cho biết, phao câu gà chứa nhiều vi khuẩn nên đặc biệt không được cho trẻ con ăn. Người lớn nếu ăn thường xuyên thì có thể tiềm ẩn nguy cơ rước mầm bệnh gây ung thư vào người. Bởi, nhiều con gà thường có khối u vùng hậu môn, đó rất có thể là tế bào ung thư, nhất là với những con gà nào bị ốm, bệnh thì phao câu càng tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư.
Đồng tình với ý kiến này, lương y Vũ Quốc Trung khẳng định, nếu thường xuyên ăn phao câu nghĩa là chúng ta đang cố đưa các loại virus cùng các chất độc vào cơ thể. Chúng sẽ tích tụ lại gây bệnh mãn tính, thậm chí là ung thư.
Ảnh minh họa, nguồn: internet
Chứa nhiều cholesterol gây bệnh Tâm mạch
Theo PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện công nghệ thực phẩm - ĐH Bách Khoa Hà Nội) cho biết, phao câu là phần sau cùng của thân gà, vịt, ngan, ngỗng... Bộ phận này là nơi dự trữ mỡ và cholesterol để giúp gà sinh sống được qua mùa đông rét mướt. Vì thế, khi ăn nó có độ ngậy, béo khiến nhiều người 'mê'. Thế nhưng, lượng cholesterol cao tỏng phao câu gà lại đặc biệt gây hại sức khỏe nhất là với những người bị Tâm mạch, mỡ máu.
Phao câu gà
Cô Fion Chow (Chuyên gia dinh dưỡng tại Quỹ Ung thư Hong Kong) cho biết, phao câu gà là nơi gần với hậu môn, là chỗ phóng chất thải của gà. Hơn nữa, phao câu gà cũng có rất nhiều chất béo mang lại lượng lớn calo khiến chúng ta dễ bị béo phì. Các chất béo bã hòa này tồn tại lâu dần trong cơ thể gây nên ung thư đại trực tràng.Không có tác dụng cải thiện vóc dáng là làm đẹp như lời đồn
Phao câu gà
Bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng (Viện Dinh Dưỡng quốc gia) chia sẻ, phao câu gà không có khả năng làm đẹp da, mượt tóc, tăng kích cỡ vòng 3 như nhiều người vẫn nói. Mặc dù trên phao câu có một nốt nhỏ bằng hạt đậu là nơi cung cấp chất béo cho bộ long bóng mượt. Thế nhưng nó chỉ có tác dụng với bản thân gà, vịt chứ không có tác dụng trên cơ thể người.
Lương y Vũ Quốc Trung cũng khẳng định, suy nghĩ ăn phao câu để tăng vòng 3 là hết sức vô lý, không có cơ sở khoa học. Người thường xuyên ăn phao câu gà chỉ có độc chứ không có lợi.
Theo qiuznhe
Mớm cơm cho cháu ăn, bà vô tình khiến cháu bị viêm toàn bộ niêm mạc dạ dày Những tưởng thói quen mớm cơm cho trẻ đã không còn tồn tại, nhưng thực tế cho thấy, vẫn có trẻ phải lĩnh hậu quả vì hành vi này. Theo thông tin chia sẻ trên trang cá nhân của bác sĩ nhi Tô Quang Huy (Hà Nội), một bé trai tên là M.N (sinh năm 2013 ở Hoàng Mai, Hà Nội) mới đây...