Tìm hiểu những nâng cấp ở giao diện Modern UI trên Windows 8.1
Giao diện Modern đã được bổ sung nhiều tính năng và ứng dụng mới. Ở bản nâng cấp Windows 8.1, Microsoft đã đưa nút Start quay trở lại và còn cho phép người dùng boot thẳng vào giao diện desktop thay vì luôn cố định ở giao diện Modern khi khởi động như trước đây. Tuy nhiên, song song với đó, giao diện Modern UI cũng đã nhận được những cải tiến đáng kể giúp nâng cao trải nghiệm người dùng đặc biệt là trên máy tính bảng.
1. Cải thiện Snap
Với Windows 8, tính năng Snap còn khá hạn chế. Người dùng chỉ có thể mở được 2 ứng dụng với cách sắp xếp cố định: 1 ứng dụng chiếm 75% khung hiển thị, ứng dụng kia chiếm phần diện tích còn lại. Sang đến Windows 8.1, người dùng đã có thể sắp xếp thoải mái các ứng dụng đang chạy tùy thuộc vào độ phân giải của màn hình thiết bị mà họ đang sử dụng cũng như có thể tùy biến kích thước hiển thị của các cửa sổ ứng dụng này.
Bên cạnh đó, nếu độ phân giải màn hình đủ lớn, bạn có thể mở tối đa 4 ứng dụng cùng hiển thị trên màn hình. Mặc dù điều này hoàn toàn có thể thực hiện được khi bạn dùng giao diện desktop, tuy nhiên, nếu bạn dùng một chiếc tablet chạy Windows 8.1 thì nó lại là một thế mạnh không nhỏ. Hiện nay, iPad không hỗ trợ hiển thị nhiều ứng dụng cùng lúc trên màn hình còn Android chỉ hỗ trợ đa nhiệm cùng hiển thị đối với một số ứng dụng đặc biệt. Có thể nói, Windows 8.1 cung cấp một giao diện máy tính bảng mạnh hơn rất nhiều so với các đối thủ cạnh tranh của nó.
Ngoài ra, người dùng có thể chạy cùng một ứng dụng trên nhiều cửa sổ, ví dụ, mở trình duyệt Internet Explorer trên nhiều cửa sổ một lúc, để có khả năng đa nhiệm tốt hơn. Đây là một tính năng cơ bản nhưng nó lại vắng mặt ở giao diện Modern của Windows 8.
2. Windows Store được thiết kế lại
Windows Store trong Windows 8 có giao diện khá xấu, và Microsoft đã quyết định thiết kế lại nó trên Windows 8.1. Không còn là các danh mục ứng dụng theo chủ đề được xếp theo nhóm nằm gần nhau trên một màn hình nằm ngang nữa mà tất cả giờ đây đã được gói gọn vào thanh Menu Bar khi vuốt từ trên xuống. Bạn có thể tìm thấy những ứng dụng được đề nghị dành cho mình, các ứng dụng phổ biến, ứng dụng mới phát hành, top trả phí hay top miễn phí. Bên cạnh đó, việc tìm kiếm ứng dụng Modern UI cũng trở nên nhanh hơn nhờ một thanh Search đặt sẵn ở phần đầu trang. Trang mô tả ứng dụng ở phía phải cũng được sắp xếp khá hợp lý, mỗi ứng dụng sẽ bao gồm biểu tượng lớn, text mô tả, giá, phân loại ứng dụng và cả đánh giá dựa theo số sao.
Mặt khác, giờ đây Windows Store cũng hỗ trợ tự động cập nhật ứng dụng. Nhưng nếu không thích, bạn có thể vô hiệu hóa tính năng này.
3. PC Settings hỗ trợ nhiều tùy chỉnh hơn
Trên Windows 8, ứng dụng PC Settings truy cập từ màn hình Start Screen cho phép chúng ta tùy chỉnh khá nhiều thứ nhưng nó vẫn có phần nửa vời và chưa thể thay thế hoàn toàn Control Panel truyền thống ở giao diện desktop. Tuy nhiên, PC Settings trên Windows 8.1 đã được cải tiến rất nhiều.
Với Windows 8.1, ứng dụng PC Settings được xây dựng toàn diện và hỗ trợ nhiều thiết lập hơn. Các cài đặt thông thường như Windows Update, File History, Region and Language và thậm chí cả SkyDrive đều được tích hợp trong ứng dụng PC Settings. Chẳng hạn, với SkyDrive trong PC Settings, bạn có thể quản lý dung lượng trống, điều chỉnh chế độ sao lưu văn bản, hình ảnh, thiết lập đồng bộ giữa nhiều thiết bị…
Trong khi đó, màn hình Start screen cũng đã có nhiều tùy chỉnh hơn trước đây. Bạn có thể đồng bộ hình nền giữa 2 giao diện màn hình Desktop và Starscreen. Tương tự Windows Phone 8, người dùng còn có thể thay đổi kích thước cho các Live Tile trên Windows 8.1 từ Large (gấp đôi hình chữ nhật tiêu chuẩn), Wide (hình chữ nhật tiêu chuẩn), Medium (nửa hình chữ nhật tiêu chuẩn hay hình vuông) và Small (1/4 hình vuông). Nhờ đó thông tin hiển thị trên các Live Tile quan trọng cũng trở nên liền mạch, ví dụ ở ứng dụng Weather, bạn có thể chọn kích thước Large để hiển thị một lúc thời tiết của 3 thành phố mình quan tâm.
4. Cải thiện tính năng tìm kiếm
Video đang HOT
Một trong những cải tiến của Windows 8.1 đó là việc Microsoft đã cải thiện khả năng tìm kiếm của hệ điều hành này. Cụ thể, khi tìm kiếm trong Windows 8.1, tính năng Smart Search mới ngoài khả năng dò tìm thông tin mà bạn cần trong máy tính, nó còn tổng hợp cả các thông tin từ nhiều nguồn hữu ích khác như báo chí, Wikipedia, YouTube…
Windows 8.1 hỗ trợ khả năng tìm kiếm tương đối thống nhất. Bing Search đã không còn mà thay vào đó, nó được tích hợp sâu vào hệ thống. Công cụ Search trên thanh Charm Bar có thể tìm kiếm tất cả mọi thứ (Everywhere) không chỉ các dữ liệu trong máy như ứng dụng, thiết lập (Settings), tập tin (Files) mà còn cả trên Internet như hình ảnh trên web (Web Images) và video trên web (Web Videos). Nhờ đó, Microsoft luôn khuyến khích người dùng sử dụng công cụ Search mặc định của Windows 8.1 thay vì Google.
5. Bổ sung các ứng dụng Modern gốc
Windows 8.1 đi kèm một số ứng dụng Modern mới. Đáng chú ý là ứng dụng Help & Tips có thể pin trực tiếp ra màn hình Start screen. Ứng dụng này có nhiệm vụ giúp người dùng mới có thể nhanh chóng làm quen và tìm hiểu các chức năng trên hệ điều hành Windows 8.
Tiếp theo, Reading List là một sự thay thế thú vị cho những ứng dụng lưu trữ để đọc lại sau như Pocket. Mặc dù không thể hoạt động offline nhưng Reading List vẫn giúp người dùng lưu lại các bài viết một cách trực quan hơn so với tính năng bookmark của trình duyệt web. Bên cạnh đó, Scan, Calculator, Sound Recorder hay Alarms cũng là những bổ sung mới rất tuyệt vời dành cho giao diện Modern của Windows 8.1. Bạn đọc có thể tìm hiểu kỹ hơn về những ứng dụng mới xuất hiện trên Windows 8.1 trong bài viết này.
6. Cập nhật các ứng dụng Modern
Microsoft cũng không bỏ quên các ứng dụng Modern đã phát hành trước đó, chúng sẽ liên tục được cập nhật từ giờ tới khi bản Windows 8.1 RTM ra mắt và sau đó nữa. Ở phiên bản Windows 8.1 Preview, ứng dụng Xbox Music đã được Microsoft “tút tát” lại với một giao diện thân thiện, với thao tác điều chỉnh nhanh hơn rất nhiều so với trước đây. Cụ thể, phiên bản Modern UI của Xbox Music sẽ hiển thị cột menu ở bên trái trong khi danh sách nhạc được đặt ở bên phải. Mặt khác, sự thiếu vắng ứng dụng File Explorer bản Modern là một điều đáng tiếc, nhưng giờ đây bạn có thể dùng tạm ứng dụng SkyDrive để kiểm tra dung lượng lưu trữ của PC.
7. Tăng thêm các ứng dụng Modern trên Windows Store
Windows Store hiện đã có hơn 100.000 ứng dụng Modern. Tuy nhiên, trong số đó vẫn có rất nhiều ứng dụng không thực sự hữu ích mà bạn sẽ chẳng bao giờ cần tới. Song Microsoft vẫn đang cố gắng để tăng số lượng và chất lượng ứng dụng. Microsoft cũng đã công bố rằng ứng dụng Facebook và Flipboard đang trong quá trình hoàn thiện đồng thời gã khổng lồ Redmons sẽ tiếp tục bổ sung các ứng dụng phổ biến dành cho người dùng Windows.
Dù vậy, đó vẫn chỉ là lời hứa của Microsoft. Rất nhiều người dùng đang sử dụng các dịch vụ của Google và hơi thất vọng là Google không cung cấp các ứng dụng Modern cho Windows ngoại trừ ứng dụng tìm kiếm Google search.
Giao diện Modern UI của Windows 8.1 chưa thể coi là hoàn hảo. Giao diện này hiện nay vẫn chỉ cho phép bạn cài đặt các ứng dụng đã được Microsoft phê duyệt, đây vẫn là một sự gò bó nhất định cho người dùng. Bên cạnh đó, các ứng dụng Modern UI cũng chưa thực sự đa dạng và đáp ứng tốt mọi nhu cầu, Microsoft sẽ phải nỗ lực hơn rất nhiều để mang về các ứng dụng phổ biến hiện còn thiếu vắng. Nhưng tựu chung lại với những sự nâng cấp và bổ sung kịp thời phía trên, giao diện Modern vẫn có sức hút riêng và không hề bị đánh giá thấp trong mắt người dùng.
Theo VNE
Internet đáng giá 45 tỷ, 150 tỷ hay 564 tỷ đôla?
Cách tính GDP hiện nay đang bỏ qua lợi ích của Google search, nhiều nhóm nghiên cứu đang cố lượng hóa giá trị này.
Khi cô con gái mới hai tuổi bị chẩn đoán ung thu năm 1992, Judy Mollica dành nhiều giờ liền trong thư viện y tế gần nhà để tổng hợp thông tin trên báo chí liên quan tới tình hình bệnh lý con mình.
Khi thấy một thuật ngữ lạ, chị đều dừng lại tra cứu xem nghĩa của nó là gì trong cái thư viện rộng ngút ngàn ấy. Nó giống như "đi bộ trong bóng đêm", chị kể.
Lần ấy con gái chị qua khỏi nhưng đến năm 2005 lại bị chẩn đoán mắc một chứng ung thư khác. Lần này chị đã có thể ở bên con nhờ đọc báo trên mạng, ngay lập tức tra cứu thuật ngữ y tế và khoa học trên Wikipedia, rồi dựa vào chú thích mà tìm đến các nguồn thông tin khác.
Giờ chị nói chuyện với bác sỹ của con gái mình chẳng khác gì một chuyên gia trong ngành. Với chị, Wikipeida không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn cho chị cảm giác kiểm soát được tình hình. "Điều ấy là vô giá."
Phần hấp dẫn nhất lại bị bỏ qua
Đo lường hiệu quả kinh tế mà internet đã mang lại cho đời sống con người là việc cực khó, không chỉ vì chẳng có cái giá nào cả. Tính toán xem Wikipedia đã gây thiệt hại bao nhiêu cho các nhà xuất bản bách khoa toàn thư vẫn dễ hơn tính xem Wikipedia đã đem lại lợi ích gì cho những người dùng như Mollica.
Đây là một vấn đề cố hữu của kinh tế học. GDP chỉ đo đếm các giao dịch bằng tiền, còn phúc lợi thì không.
Ví dụ như một người sẵn sàng trả 50 USD cho cuốn tiểu thuyết Harry Potter mới nhất, nhưng chỉ phải trả có 20 USD. Chênh lệch 30 USD là một loại lợi ích phi tiền mặt gọi là "thăng dự tiêu dùng" (consumer surplus).
Nhưng khi tính toán GDP, người ta chỉ cộng vào những số liệu như doanh thu quảng cáo của Google và bỏ qua phần phúc lợi do không tính tới thặng dư tiêu dùng của người dùng Google.Vấn đề lớn nhất cần giải quyết là lượng hóa số thặng dư tiêu dùng này.
Mô hình hóa đường cầu: 44-46 tỷ USD
Shane Greenstein từ ĐH Northwestern và Ryan McDevitt từ ĐH Rochester đã tính toán thặng dư tiêu dùng của kết nối internet băng thông rộng (bao gồm cả thặng dư do các dịch vụ internet tạo ra, vì đó mới là lý do người ta trả tiền dùng băng thông rộng).
Phương pháp của họ là mô hình hóa đường cầu. Ví dụ năm 1999 một người trả 20 USD/tháng để vào internet. Đến năm 2006, cước internet băng thông rộng đã giảm còn 17 USD.
Nay mỗi năm người dùng có 3 USD thặng dư tiêu dùng, dù cho giá giảm khiến nhiều người đăng ký hơn. Hai tác giả tính ra được tới năm 2006, kết nối internet băng thông rộng mỗi năm tạo ra 39 tỷ USD doanh thu và 5-7 tỷ USD thặng dư tiêu dùng.
Dựa trên tỷ lệ người dùng internet vào Wikipedia, ông Greenstein cho rằng thặng dư tiêu dùng của Wikipedia khoảng 50 triệu USD.
Có lẽ những số liệu trên vẫn chưa thể hiện hết tầm quan trọng của internet. Tính toán trên đặt giả thuyết kết nối internet có giá trị tương đương vào hai thời điểm 2006 và 1999.
Nhưng Google và Facebook ra đời cũng có nghĩa kết nối internet vào năm 2006 phải giá trị hơn nhiều so với năm 1999. Vì thế, thặng dư tiêu dùng cũng phải lớn hơn.
Quan trọng hơn, người tiêu dùng có thể không tính tới giá trị của các dịch vụ internet miễn phí khi quyết định trả cước kết nối internet.
Hỏi trực tiếp người tiêu dùng: 101 tỷ euro
Một phương pháp khác đơn giản hơn là hãy hỏi trực tiếp người tiêu dùng xem họ sẵn sàng trả bao nhiêu tiền.
Nghiên cứu của công ty quảng cáo trực tuyến IAB Europe và công ty tư vấn McKinsey khảo sát 3.360 khách hàng ở 6 nước xem họ sẵn sàng trả bao nhiêu cho 16 dịch vụ internet tới nay chủ yếu lấy nguồn thu từ quảng cáo.
Trung bình, một hộ gia đình sẽ trả 38 euro (50 USD) cho mỗi tháng dịch vụ họ đang hưởng miễn phí. Sau khi trừ đi chi phí do bị quảng cáo làm phiền hay mất tính riêng tư, McKisney cho biết dịch vụ internet miễn phí tạo ra 32 tỷ euro thặng dư tiêu dùng ở Mỹ và 69 tỷ euro ở Châu Âu.
Email đóng góp 16% tổng thặng dư tiêu dùng ở Mỹ và Châu Âu, công cụ tìm kiếm như Google góp 15% và mạng xã hội như Facebook góp 11%.
Thời gian là có giá: 65 đến 564 tỷ USD
Một cách tính thặng dư tiêu dùng nữa là từ thời gian tiết kiệm được khi dùng internet.
Trong một nghiên cứu có tài trợ của Google, Yan Chen, Grace YoungJoo Jeon và Yong-Mi Kim từ ĐH Michigan hỏi một đội nghiên cứu các câu hỏi chọn lọc từ công cụ tìm kiếm. Họ hỏi cả những câu kiểu như: "Khi làm bánh quy, việc dùng bơ hay margarine có ảnh hưởng tới kích thước bánh không?"
Trung bình, mỗi người tham gia khảo sát mất 7 phút để trả lời nếu dùng công cụ tìm kiếm và mất 22 phút nếu dùng thư viện ĐH Michigan.
Kinh tế trưởng Hal Varian của Goolge tính ra được nhờ công ty này mà trung bình mỗi người dùng tiết kiệm được 3,75 phút mỗi ngày.
Lấy số thời gian ấy nhân với mức lương trung bình tại Mỹ (22 USD/h), ông kết luận công cụ tìm kiếm mỗi năm tạo ra 500 USD thặng dự tiêu dùng cho mỗi người dùng, hoặc 65-150 tỷ USD trên toàn nước Mỹ.
Có nhóm nghiên cứu còn tiếp cận vấn đề bằng cách tính toán giá trị số thời gian ta lang thang trên mạng.
Erik Brynjolfsson và Joo Hee Oh từ Viện công nghệ Massachusetts cho biết từ năm 2002 đến năm 2011, thời gian người Mỹ "lang thang" trên internet tăng từ 4 lên 5,8 giờ mỗi tuần.
Hai tác giả kết luận người tiêu dùng ắt phải đánh giá cao cao thời gian dành cho internet hơn so với các hoạt động khác, và phải tính tới điều này khi tính thặng dư tiêu dùng từ internet, theo họ khoảng 564 tỷ USD, hay 2.600 USD cho mỗi người dùng vào năm 2011.
Nếu cộng số thặng dư này vào GDP, tốc độ tăng trưởng kinh tế kể từ năm 2002 sẽ tăng thêm 0,39%.
Con số ấy thật ấn tượng, nhưng nó cũng khiến nhiều người nghi ngờ. Liệu người tiêu dùng có trả 2.600 USD để vào internet? Liệu các cách thư giãn miễn phí khác như xem ti vi hay chơi với con có giá trị tương đương không?
Và internet cũng khiến năng suất làm việc giảm đi ở nhiều khía cạnh như khi ta liên tục kiểm tra Facebook hay tương tác giữa người với người bị thay thế bằng email.
Chị Mollica nói những người cùng đến phòng chờ bện viện từng thân thiết với nhau vì chung hoàn cảnh. "Nhưng nay ai cũng dán mắt vào cái điện thoại để hết nhắn tin lại email."
Theo Genk
Trình duyệt Nokia Xpress có bản chính thức cho Windows Phone Bên cạnh ưu điểm tiết kiệm tới 84% lưu lượng dữ liệu khi lướt web, trình duyệt này còn bổ sung tính năng đọc tin theo giao diện tạp chí giống như ứng dụng Flipboard trên iOS và Android. Ngoài tính năng tiết kiệm dữ liệu khi lướt web, trình duyệt của Nokia còn có thêm tính năng đọc tin như ứng dụng...