Tìm hiểu những bản nhạc trong các game bom tấn được thực hiện như thế nào?
Với sự cạnh tranh khốc liệt đến từ thị trường, các sản phẩm game luôn chạy đua cải thiện chất lượng để phục vụ tốt đối tượng người chơi đang dần khó tính.
Một trong những cuộc đua đó thuộc về lĩnh vực âm thanh, khi mà cả làng game thế giới có rất nhiều tựa game nổi lên nhờ khả năng trình diễn âm nhạc xuất sắc phù hợp với gameplay và cả nội dung cốt truyện mà game muốn truyền tải.
Điển hình cho thành công gần đây nhờ yếu tố âm thanh trong game phải kể đến cái tên Ori and the blind forest, một tựa game phưu lưu nhập vai quá đỗi thành công nhờ vào những bản nhạc nền cực kì ấn tượng chạm đến tâm hồn người chơi ngay cả khi đó là nam giới.
Đóng vai trò là một trong xúc tác “gây nghiện” cho game, không quá khó hiểu khi chi phí cho các bản nhạc nền của game ngày càng tăng lên để đáp ứng được nhu cầu trải nghiệm càng ngày càng khắt khe của người chơi. Chinhs vì vây, để tạo ra một bản nhạc game phải trải qua rất nhiều công đoạn.
Lên ý tưởng về loại nhạc sẽ được sử dụng
Đây là công đoạn đầu tiên mà bất cứ nhà làm game nào cũng cần phải cân nhắc lựa chọn thật kĩ càng. Với từng thể loại game, từng mạch game khác nhau sẽ có những bản nhạc tương ứng không thể dùng lẫn lộn. Đơn giản như là với những game đậm chất tình cảm và sâu lắng thì không thể đưa nhạc rock metal vào sử dụng hay pop ballad vào một game battle.
Sáng tác giai điệu ca khúc!
Sau khi xác định rõ loại nhạc nào sẽ được dùng cho game, công đoạn tiếp theo là nhạc sĩ sẽ phải sáng tác giai điệu của ca khúc sẽ được dùng lồng ghép vào game. Đây là một trong những công đoạn kì công nhất, để mọi thứ được hoàn hảo không cách nào khác là phải chơi bản thô của game để có thể nắm bắt được gameplay, nội dung cũng như các nút thắt mở thì mới có thể mường tượng được bài nhạc của mình sẽ được sử dụng như thế nào.
Hãy tưởng tượng việc phải chơi những nhân vật chưa hoàn thiện và xem một bộ phim tài liệu, bạn sẽ hiểu tại sao lại nói đây là công đoạn kì công nhất. Từng chuyển cảnh, từng khoảnh khắc trong game đều cần một bản nhạc khiến người nghe liên tưởng đến game.
Viết ca từ
Khác với giai điệu thường gắn liền với các cắt cảnh của game, ca từ thường sẽ được lấy từ cốt truyện. Việc này đòi hỏi người viết nhạc phải nắm rõ và hiểu toàn bộ cốt truyện, những nút thắt mở lớn nhằm chọn ra những ca từ “đắt giá” nhất để truyền đạt toàn bộ nội dung bài hát. Ngoài ra, nhạc sĩ có thể chọn nhiều hướng phát triển khác như hình mẫu nhân vật chính, bối cảnh của game,…
Tạo ra nhiều bản phối
Từ bản nhạc chủ đề hoàn chỉnh, lúc này các bản phối sẽ được phát triển để sử dụng cho nhiều tình huống khác nhau. Chẳng hạn như nhạc nền Menu, nhạc chuyển cảnh, nhạc kết thúc cốt truyện…
Thử nghiệm
Giai đoạn cuối cùng chính là thử nghiệm, khi tất cả mọi việc đã được chuẩn bị và lồng ghép vào bản beta của game, việc thử nghiệm sẽ rất quan trọng xem phản ứng của người chơi ra sao cảm xúc của họ như thế nào thông qua đó có thể điều chỉnh lại cho hợp lí hơn. Thường thì cả đội ngũ phát triển game sẽ test lại cùng nhau nhưng với nhiều dự án lớn, sẽ có bản beta phát hành cho cộng đồng chơi thử qua đó mang lại trải nghiệm tốt nhất đến với người chơi.
Điểm thú vị là mấu chốt của nằm ở “trải nghiệm” của game thủ, chính vì thế không phải nhạc cứ hay sẽ mang lại trỉa nghiệm tốt nhất. Đôi khi nhạc hay nhưng lại khiến người chơi thấy khó chịu, vì vậy những game Bom tấn thường chọn cách phát hành các bản beta cho game thủ trải nghiệm trước.
Theo game8
Nhạc phim đỉnh cao của bom tấn 'Sky Castle' bị tố đạo nhái và phản ứng bất ngờ của netizen
Lại thêm một sản phẩm âm nhạc của Hàn Quốc bị tố 'vay mượn' ý tưởng, và lần này 'thủ phạm' là một bài hát nhạc phim đang nổi đình nổi đám trong Sky Castle.
Sky Castle (tên tiếng Việt: Lâu đài trên không) đang là bộ phim nổi tiếng nhất của màn ảnh Hàn Quốc hiện tại. Bộ phim vừa soán ngôi Reply 1988 và Goblin để trở thành phim có tỷ suất người xem đài cáp cao nhất trong lịch sử.
Thậm chí, đến cả bài hát nhạc phim mang tên We All Lie cũng trở thành hiện tượng mới khi liên tục được các sao Hàn cover, lọt Top 50 của bảng xếp hạng âm nhạc Melon và tiếp tục tăng hạng dù phim đã chiếu ngót nghét 2 tháng.
Với giai điệu ma mị, gây ám ảnh, We All Lie đã trở thành một phần thành công của Sky Castle. Nhiều netizen thậm chí còn cho rằng bài hát mang một ý nghĩa đặc biệt khi ẩn ý đến nội dung của phim: tất cả mọi người đều nói dối.
We All Lie - Ha Jin
Nổi tiếng là thế song mới đây, We All Lie đã bị tố là sản phẩm đạo nhái của ca khúc To The Grave, ra mắt năm 2017 bởi nữ ca sĩ Bea Miller. Tuy nhiên, vì đây là một bài hát không được quảng bá rộng rãi nên đến giờ phút này, sau gần 2 tháng, các fan mới phát hiện sự giống nhau giữa hai bài hát.
Không thể phủ nhận, We All Lie và To The Grave có nửa đầu bài hát khá giống nhau về cả beat nhạc lẫn nhịp điệu. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng có thể vì sử dụng nhạc cụ hoặc cách hòa âm giống nhau nên mới dẫn đến sự tương đồng của hai bài hát. Vẫn chưa thể khẳng định liệu We All Lie có đạo nhái To The Grave hay không.
To The Grave - Bea Miller ft. Mike Stud
Tuy nhiên, điều bất ngờ nhất trong vụ việc bị tố đạo nhái này là phản ứng 'tỉnh bơ' của netizen:
'Đúng tinh thần We All Lie ghê'
'Đúng là We All Lie mà, đến cả OST cũng không tin được'
'We All Lie kinh điển gây sởn gai óc của tôi... Đúng là We All Lie, đến OST cũng 'lie' chăng?'
'Nghe giống thật như We All Lie nghe lạnh gáy hơn nhiều'
'Tên bài hát đã nói lên tất cả rồi còn gì?'
Hiện tại, phía ca sĩ Ha Jin - người thể hiện We All Lie, chưa lên tiếng phản hồi về nghi vấn đạo nhái này.
Theo Tiin
DJ Snake,Little Mix kết hợp cùng Black Pink: 'Bom tấn' nào sẽ được 'kích nổ' trong năm nay? Nếu như lần hợp tác này trở thành sự thật thì nó sẽ là sự kiện được khán giả rất chờ mong. Sau lần hợp tác của Dua Lipa trong ca khúc "Kiss And Make Up" với Black Pink, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều tin đồn về việc một nghệ sĩ quốc tế tiếp theo sẽ hợp tác với nhóm nhạc...