Tìm hiểu nhóm tác chiến tàu sân bay khủng của Mỹ đến biển Đông
Ngày 01-4, nhóm tác chiến tàu sân bay USS John C. Stennis đã cập cảng Changi, bắt đầu thăm Singapore theo kế hoạch trước khi trở về nước.
Đây là chuyến thăm cảng đầu tiên của nhóm tác chiến tàu sân bay này kể từ khi đi vào vùng đảm trách của Hạm đội 7 hôm 26-3, sau 5 tháng hoạt động trong và xung quanh Vịnh Ả-rập (Vịnh Persian).
Trong khi triển khai tại vùng đảm trách của Hạm đội 5 ở vùng Vịnh, các máy bay trên tàu sân bay đã thực hiện khoảng 1.200 phi vụ xuất kích, với hơn 7.400 giờ bay để yểm trợ các hoạt động của quân đồng minh tại Afghanistan. Trước khi rời vùng đảm trách này, nhóm tác chiến tàu sân bay USS John C. Stennis đã được Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower (CVN 69) thay thế.
Video đang HOT
Tàu sân bay John C. Stennis (CVN 74) của hải quân Mỹ
“Chuyến thăm cảng tới Singapore lần này sẽ là một trải nghiệm tự do và tuyệt vời đối với các thủy thủ chăm chỉ của chúng tôi”, Phó Đô đốc Mike Shoemaker, Tư lệnh nhóm tác tàu sân bay John C. Stennis, cho biết. “Đây cũng là cơ hội để chúng ta tăng cường hơn nữa mối quan hệ lâu dài và tuyệt vời giữa hải quân hai nước Mỹ và Singapore”.
Nhóm tác tàu sân bay John C. Stennis, bao gồm tàu sân bay USS John C. Stennis (CVN 74), Liên đội không quân hạm số 9, phi đội tàu khu trục số 21 gồm 4 tàu khu trục: USS Pinckney (DDG 91), USS Kidd (DDG 100), USS Dewey (DDG 105) và USS Wayne E. Meyer (DDG-108)] và tàu tuần dương USS Mobile Bay (CG 53), được triển khai tới vùng đảm trách thuộc Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ để tiến hành các hoạt động an ninh hàng hải và hợp tác an ninh chiến trường nhằm hỗ trợ an ninh và ổn định tại khu vực Ấn Độ – châu Á -Thái Bình Dương.
Dự kiến, sau khi rời Singapore, nhóm tác chiến tàu sân bay USS John C. Stennis sẽ di chuyển qua biển Đông lên khu vực Đông Bắc Á hoạt động trong thời gian ngắn cùng với tàu sân bay USS George Washington, đang thường trú tại đây, sau đó sẽ cập cảng Hawaii nghỉ ngơi trước khi trở về Căn cứ hải quân Kitsap-Bremerton dự kiến vào đầu tháng 5.
Theo ANTD
NATO triển khai Dự án an ninh mạng đa quốc gia
Một nhóm gồm 5 nước thành viên NATO vừa chính thức triển khai dự án Phát triển Khả năng Phòng thủ Không gian mạng đa quốc gia (MN CD2), để giúp tăng cường khả năng sẵn sàng đối phó với các cuộc tấn công mạng ngày càng tăng.
Dự án này do Canada đứng đầu với sự tham gia của Đan Mạch, Hà Lan, Na Uy và Rumani sẽ tập trung vào việc tăng cường biện pháp chia sẻ thông tin kỹ thuật, chia sẻ nhận thức về các mối đe dọa và các cuộc tấn công, và phát triển các hệ thống cảm biến phòng thủ không gian mạng hiện đại.
Sáng kiến này có sự hỗ trợ của Cơ quan Truyền Thông và Thông tin NATO (NCIA), trong khuôn khổ của sáng kiến Phòng thủ Thông minh của NATO.
Tổng giám đốc NCIA Koen Gijsbers cho biết, phương pháp phát triển khả năng phòng thủ không gian mạng đa quốc gia mang lại nhiều lợi ích, sẽ tiết kiệm chi phí đầu tư đáng kể trong dài hạn hơn là phát triển riêng từng quốc gia một.
"Không gian mạng là lĩnh vực mà phòng thủ phức tạp và tốn kém hơn rất nhiều so với tấn công", Phó Đô đốc Robert Davidson, đại diện quân sự của Canada tại NATO, cho biết thêm.
Thuộc một phần trong nỗ lực Phòng thủ Thông minh của Tổng thư ký NATO, sáng kiến MN CD2 là một dự án Lớp 1 trong cơ sở dữ liệu các đề xuất của Dự án Phòng thủ Thông minh, do Ban Tư vấn, Chỉ huy và Kiểm soát NATO tài trợ.
Theo ANTD
Phó Tư lệnh và tàu chỉ huy Hạm đội 7 Mỹ đã đến Manila Ngày 07-3, tàu chỉ huy Hạm đội 7 của Mỹ USS Blue Ridge đã cập cảng Manila bắt đầu chuyến thăm hữu nghị Philippines trong 4 ngày. Trong hơn 30 năm qua, tàu USS Blue Ridge đã duy trì sự hiện diện tại khu vực Đông Nam Á nhằm tăng cường mối quan hệ đồng minh với các nước trong khu vực thông...