Tìm hiểu nguyên nhân vì sao CPU lại được làm từ cát
CPU được làm từ cát, vậy tại sao lại là cát mà không phải nguyên liệu khác? Mời các bạn cùng khám phá trong bài viết dưới đây nhé.
Đôi lúc, khi đọc tin tức, hẳn nhiều bạn có nghe đến cụm từ “ Thung lũng Silicon” ( Silicon Valley) – một khu vực tại phía Bắc bang California ở Mỹ quy tụ rất nhiều hãng thương mại công nghệ cao. Và mình tin là sẽ có bạn thắc mắc vì sao nó được gọi là Thung lũng Silicon, vì sao nguyên tố hóa học silic (tiếng Anh gọi là silicon) lại được sử dụng phổ biến cho các thiết bị điện tử mà không phải là đồng, graphite hay thứ khác. Để giải thích cho điều này, mời các bạn cùng tìm câu trả lời ngay trong phần bên dưới nhé.
Bản thân silic có một số tính chất khá đặc biệt. Hiện tại, các nhà khoa học tìm ra được 118 nguyên tố, nhưng chỉ có 6 nguyên tố được xếp vào “hàng ngũ” á kim (metalloid), và silic là một trong số đó. Chúng nằm giữa kim loại và phi kim trong bảng tuần hoàn. Nó không quá cứng như kim loại và có thể dễ dàng “uốn nắn” hoặc phá vỡ để tạo thành hình thù theo ý muốn. Ngoài ra, tùy vào điều kiện môi trường mà chúng có thể có các tính chất của kim loại (ví dụ như dẫn điện) hoặc phi kim (ví dụ như cách điện), và thế nên là từ “bóng bán dẫn” ra đời.
Tính chất bán dẫn này vô cùng quan trọng các bạn ạ. Đúng là máy tính và các thiết bị điện tử có gắn chip cần có điện để hoạt động, nhưng nguyên tắc hoạt động của nó là kiểm soát dòng điện đi từ đâu đến đâu, chạy qua bộ phận nào một cách có chọn lọc.
Sở dĩ chọn silic mà không phải á kim khác đơn giản là vì nó khá rẻ và cũng dễ tìm các bạn ạ. Bên cạnh oxy thì silic là nguyên tố hóa học có nhiều thứ nhì trên bề mặt Trái Đất. Cát, nhất là thạch anh (quartz), có thành phần gồm 25% silic và nằm dưới dạng SiO2. Đây cũng là nguyên liệu nền để sản xuất bóng bán dẫn, vậy nên chuyện CPU được làm từ cát là có căn cứ hẳn hoi nhé các bạn.
Thêm vào đó, silic còn có những lợi ích khác, chẳng hạn như nó có thể hoạt động tốt trong nhiều nhiệt độ khác nhau, và có thế kết hợp với các nguyên tố khác để tạo thành hợp chất cần thiết để tạo ra vi xử lý.
Tuy nhiên, không có gì trên đời là hoàn hảo cả, và silic cũng thế. Nó hữu dụng thật đó, nhưng bù lại thì nó có hạn chế ở chỗ tốc độ truyền điện. Những chất bán dẫn khác có thể dịch chuyển electron nhanh hơn, giúp tạo ra vi xử lý có hiệu năng cao hơn (với giá thành đắt đỏ hơn). Và một hạn chế khác nữa là silic có thể sẽ không còn là nguyên liệu phổ biến để sản xuất chip trong tương lai nữa. Bóng bán dẫn càng ngày càng được thu nhỏ lại để cải thiện hiệu năng và tiết kiệm điện, nhưng đồng thời chúng ta cũng tiến gần đến mức giới hạn kích thước của silic. Sẽ đến một lúc bóng bán dẫn làm từ silic không thể thu nhỏ hơn được nữa, và chúng ta phải tìm một chất bán dẫn mới để thay thế.
Thực tế, Intel đã từng thử nghiệm với coban (tiếng Anh gọi là cobalt). Họ đã thêm coban vào tiến trình 10nm để giảm trở kháng của các vi mạch kết nối các bóng bán dẫn. Cách này tuy hiệu quả nhưng khâu sản xuất lại khá khó và năng suất cũng không cao. Vì thế cho nên Intel bị chậm trễ trong việc ra mắt tiến trình 10nm là vậy.
Hy vọng thông tin trên sẽ giúp bạn khám phá ra những điều mới mẻ về thế giới công nghệ. Nếu các bạn có góp ý hoặc bổ sung thì hãy chia sẻ với mình bên dưới phần bình luận nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm đến bài viết này.
Có thể ngâm và vệ sinh máy tính bằng nước hay không?
Câu trả lời là hoàn toàn có thể vệ sinh máy tính bằng nước.
Các thiết bị phần cứng của một máy tính PC hay laptop là một trong những bộ phận khó vệ sinh nhất. Bởi lẽ nếu không cẩn thận bạn sẽ rất dễ làm hư hại các con chip, linh kiện có bên trong đó. Một câu hỏi thường được đặt ra là liệu có nên vệ sinh các bo mạch chủ bằng nước có an toàn không?
Nhằm giúp bạn có những kiến thức bổ ích và cần thiết nhất khi sử dụng máy tính, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách vệ sinh các bo mạch chủ đúng chuẩn nhất nhé. Hi vọng rằng với các thông tin này bạn có thể sẽ tự vệ sinh được phần cứng máy tính hay các mainboard của mình ngay tại nhà.
Hoàn toàn có thể vệ sinh bo mạch chủ bằng nước
Một trong những các vệ sinh bo mạch chủ mà nhiều người chưa biết (tuy nhiên các chuyên gia máy tính thực sự vẫn thường sử dụng) đó là sử dụng nước sạch để rửa. Nhiều người thường cho rằng cách thức này chắc chắn sẽ hại chết các mainboard. Tuy nhiên chúng tôi khẳng định rằng đây chính là cách vệ sinh tốt và đúng chuẩn nhất.
Bo mạch chủ sau thời gian hoạt động chắc chắn sẽ gặp nhiều bụi bẩn vô cùng gây hại cho các linh kiện thậm chí nhiều mainboard bị rỉ dẫn đến main chập chờn. Với cách thức thông thường, bạn hoàn toàn không thể loại bỏ hết bụi bẩn bám lên linh kiện. Chính vì thế việc vệ sinh bằng nước sẽ giúp trị dứt điểm việc này, khiến chiếc mainboard trở nên mới tinh tươm.
Quá trình thực hiện vệ sinh mainboard bằng nước
Đầu tiên bạn cần phải chuẩn bị một số các vật liệu bao gồm: nước sạch và bàn chải đánh răng. Sau khi đã có đầy đủ các vật liệu này hãy bắt tay ngay vào cách vệ sinh mainboard.
Chẳng hạn trên chiếc mainboard Asus P5K - VM, bạn nhẹ nhàng tháo pin CMOS ra chú ý tránh làm chạm chập hư main, sau đó tiếp đến tháo CPU, tháo bộ phận tản nhiệt cho chip bắc, nam. Sau đó khi đã tách rời được phần mainboard bạn hãy đổ một chút nước vào và tiến hành chà các bộ phận thường xuyên dính các bụi bẩn như: khe RAM, khe PCI Express, khe PCI của bo mạch chủ. Ban cũng chú ý để có thể chà thật sạch các chân con chip lớn như: IO, chip Sound, IC Clock, IC nguồn nhé.
Một vài chú ý khi vệ sinh các mainboard bằng nước
Nhiều người thường cho rằng với cách vệ sinh mainboard bằng nước sẽ vô tình khiến bộ phận này bị hư hại. Tuy nhiên nếu biết cách để vệ sinh, bạn hoàn toàn có thể thực hiện chúng đúng chuẩn mà không hề gây hại cho thiết bị này. Hãy thực hiện vệ sinh chúng thật cẩn thận tránh chà mạnh quá làm mất điện trở và làm cong các socket trong CPU nhé.
Sau khi chà rửa xong bằng nước thì hãy đem thiết bị ra nắng phơi khô nhé. Nếu có dùng máy sấy tóc để sấy thì bạn cũng nên để chế độ sấy nóng vừa phải nhé.
Một lưu ý là bạn phải chắc chắn một điều rằng 100% mainboard phải khổ mới đem vào thử nhé. Nếu bo mạch chủ còn ướt chắc chắn sẽ khiến toàn bộ thiết bị này chập chờn, thậm chí gây cháy nổ. Một mẹo khá hay mà bạn có thể thực hiện đó là hãy cầm main quật mạnh 1 cái thì nước trong bụng chip nam, chip bắc và socket cpu sẽ thoát ra ngoài. Tuy nhiên tốt hơn hết bạn vẫn nên cẩn thận trước khi lắp bo mạch chủ vào máy tính nhé.
Các nhà khoa học đã chế tạo thành công CPU bằng các phân tử DNA Thời của CPU được làm bằng các phân tử DNA không còn quá xa vời nữa các bạn ạ. CPU dựa trên các phân tử DNA là một trong những hứa hẹn về tương lai của mảng tính toán. Theo trang The Register, một nhóm nhà nghiên cứu tại Đại học Incheon National University (Hàn Quốc) đã phát triển được một vi xử...