Tìm hiểu lịch sử phát triển của Capcom (phần cuối)
Hãy cùng tiếp tục khám phá những cột mốc lịch sử quan trọng đối với nhà làm game Nhật Bản Capcom thông qua những bức hình đầy thú vị.
Thương vụ Marvel
Năm 1994, Capcom bắt tay cùng Marvel trong thương vụ đầu tiên mang tên X-Men: Mutant Apocalypse, một tựa game 2D hành động quen thuộc trên nền SNES. Sau đó, nhà sản xuất game thay đổi chiến lược sang dòng game đối kháng với tựa X-Men: Children of the Atom.
Một thời gian sau, Capcom nảy ra ý định kết hợp nó cùng một nhãn hiệu khác trong tay mình để tạo ra một sản phẩm mang tính đột phá, và thế là X-Men vs. Street Fighter ra đời trên nền hệ máy chơi game arcade đầu tiên vào năm 1996. Thành công bước đầu của nó đã thôi thúc Capcom tiếp tục cho ra lò những sản phẩm “lai tạo” kế tiếp như Marvel Super Heroes vs. Street Fighter hay Marvel vs. Capcom: Clash of Super Heroes.
Resident Evil
Năm 1994 cũng là thời điểm nhà sản xuất game Nhật Bản bắt đầu một dự án game tham vọng khác mang tên Resident Evil. Đây thực sự là một siêu phẩm game hành động bắn súng kinh dị và được đánh giá rất cao vào thời điểm đó.
Với chiến lược bán hàng và marketing đúng đắn, cộng thêm sự kết hợp với nền máy console đầu tay của Sony, không quá ngạc nhiên khi nhãn hiệu này không chỉ gây dựng được thành công nhất thời mà trong suốt thời gian sau đó và cho đến tận ngày hôm nay, nó vẫn là một tên tuổi lớn mà bất kì ai cũng phải ngả mũ kính phục.
Thành công với hệ máy Xbox
Video đang HOT
Trải qua nhiều năm gây dựng và phát triển, Capcom cũng đã từng bắt tay với nhiều đối tác cũng như cho ra lò nhiều sản phẩm trên những hệ máy chơi game khác nhau như PS2, Wii, PS3… Tuy nhiên, đối tác họ quan tâm đặc biệt lại là Microsoft với hệ máy hệ máy home console Xbox.
Thực tế cho thấy rằng quyết định của họ là vô cùng chính xác khi 2 cái tên Dead Rising và Lost Planet vẫn đang đứng đầu bảng doanh thu và tất nhiên, chúng ta vẫn sẽ tiếp tục chờ đợi những thành công trong tương lai với những phiên bản tiếp sau.
Và những cái tên đã làm nên thương hiệu
Yoshinori Ono, một cái tên chắc hẳn rất quen thuộc nếu như các bạn đã từng say mê những tựa game của Capcom như Street Fighter, Mega Man, Devil May Cry, Chaos Legion…..Có vẻ như dự án nào của Capcom có ông tham gia cũng đều đạt được những thành công đáng ngưỡng mộ.
Trong kỉ nguyên ngành công nghiệp game phát triển bùng nổ với những tựa game bom tấn sử dụng những kĩ thuật tiên tiến, Ono và những đồng nghiệp của ông vẫn trung thành đi theo con đường đã đưa Capcom đến với thành công ngày hôm nay, đó là những sản phẩm game “cổ điển” nhưng không kém phần chất lượng, thậm chí đôi khi đó là những tựa game được làm hoàn toàn trên nền 2D.
Nếu kể ra có danh hiệu dành cho nhà sản xuất game nào có thể “tận dụng” triệt để những sản phẩm trong tay mình thì có lẽ danh hiệu đó cũng chẳng quá xa tầm với của Capcom. Mega Man vẫn tiếp tục phiêu lưu cùng người chơi với phiên bản Mega Man 9 sản xuất năm 2008, tử thần Dante sẽ tiếp tục ở lại với phiên bản DMC sắp ra lò, và cũng đừng quên rằng những chiến binh đường phố sẽ tái ngộ trong Street Fighter X Tekken trong thời gian tới. Chắc chắn rằng vẫn sẽ còn có nhiều, nhiều hơn nữa những tựa game đã, đang và sẽ tiếp tục làm say lòng game thủ trên toàn thế giới.
Những bước đi tiếp theo của Capcom trong tương lai sẽ ra sao? Không ai biết trước được điều đó nhưng có lẽ đó vẫn sẽ là những bước đi đầy chắc chắn, cuốn hút và đầy sáng tạo.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Tìm hiểu lịch sử phát triển của Capcom
Hôm nay chúng ta hãy cùng điểm lại lịch sử phát triển của Capcom thông qua những hình ảnh đầy thú vị.
Ngày nay, nhắc đến Capcom là người ta nghĩ ngay đến một trong những ông lớn trong làng giải trí ảo quốc tế. Trưởng thành từ thời kì 2D còn tung hoành trên khắp các hệ máy home console, đến nay, trải qua 3 thập kỉ phát triển cùng những thăng trầm và sóng gió, nhà sản xuất game Nhật Bản này vẫn đứng vững và tiếp tục chinh phục con tim của hàng ngàn game thủ trên thế giới với những sản phẩm mới của họ.
Hôm nay chúng ta hãy cùng điểm lại một số cột mốc lịch sử quan trọng của hãng game giàu truyền thống này..
Little League
Tập đoàn I.R.M một tập doàn chuyên kinh doanh phần mềm và vi tính của Nhật Bản thành lập đầu tiên vào năm 1979 tại Matsubara, Osaka. Đầu những năm 80, họ mở một chi nhánh công ty con mang tên CAPCOM - là tên viết tắt của Capsule Computer. Khi mới thành lập, công ty chỉ tập trung vào mảng tiêu thụ phần mềm và sản xuất những game arcade. Sản phẩm đáng nhớ đầu tiên của họ mang tên Little League.
Little League là tựa game mô phỏng bộ môn thể thao bóng chày rất được ưa chuộng tại Nhật. Game thuộc thể loại coin-ops, giống như các máy chơi game Pinball cổ xưa, không thực sự có yếu tố can thiệp của phần mềm hay màn hình đồ họa. Phải đến những năm sau này, chính xác là vào tháng bảy năm 1984, họ mới cho ra đời sản phẩm ảo đầu tiên mang tên Vulgus. Suốt những năm sau đó, Capcom tiếp tục cho ra lò những sản phẩm mới trên nền arcade và hệ máy home console Nintendo Entertainment System.
Mega Man
Trước thời điểm người hung Mega Man chào đời, Capcom vẫn chỉ được biết đến nhiều ở những tựa game "phần cứng" thay vì game "phần mềm". Những game họ phát hành trên home console hầu hết cũng chỉ là chuyển thể từ những tựa game arcade phát hành trước đó. Nhằm thay đổi chiến lược phát triển, năm 1987 họ cho ra đời tựa game thuần ảo đầu tiên mang tên Mega Man, hay còn được biết đến với cái tên Rock Man ở thị trường Nhật Bản.
Tựa game ra mắt lần đầu tiên trên hệ máy Nintendo Entertainment System cổ điển. Tuy thành công bước đầu không phải là lớn nhưng nó cũng đủ để thôi thúc nhóm làm game cho ra lò sản phẩn thức hai.
Mega Man 2 thành công ngoài sức tưởng tưởng, với doanh thu lớn cộng thêm số lượng người chơi đông đảo, nó trở thành cột mốc đầu tiên đánh dấu Capcom trên bản đồ game thế giới
Bionic Commando
Sau màn ra mắt ấn tượng cùng Mega Man, Capcom tiếp tục phát hành một tựa khác mang tên Bionic Commando trên hệ máy arcade. Đây là tựa game phiêu lưu hành động 2 chiều, và một điều khá bất ngờ tạo nên thành công của nó đó là tựa game thậm chí không hề có nút nhảy, thay vào đó người chơi phải tìm cách di chuyển khôn ngoan nhất và sử dụng khẩu súng trường trong tay để tiêu diệt kẻ thù.
Strider
Bước vào thời kì cuối thập kỉ 80, Capcom đón nhận một luồng gió mới từ giám đốc phát triển Akio Sakai. Ông mang đến cho công ty rất nhiều ý tưởng và góc nhìn mới mẻ.
Một trong những đóng góp đáng nhớ của ông là "đem về" họa sĩ manga tài năng Motomiya Kikaku. Hai người này cộng thêm một họa sĩ khác là Kikaku cùng chụm đầu vào tạo nên một sản phẩm game mới mang hơi hướng ninja Nhật Bản mang tên Strider. Mặc dù nó không phải là một thành công lớn nhưng lại thể hiện khả năng tỏa sáng của những cá nhân xuất sắc, đây là cột mốc quan trọng chuẩn bị cho những bước tiến lớn trong những giai đoạn tiếp sau.
Street Fighter
Một trong những sản phẩm tiếp sau mà tôi muốn đề cập ở trên, một trong số đó chính là Street Fighter. Chỉ với một hình ngang, hai đối thủ ở 2 bên màn hình nhưng game lại có một sức gây nghiện vô cùng lớn. Thậm chí nó còn được coi là người khai sáng cho thể loại game đối kháng, mặc dù trên thực tế cũng không hẳn là như vậy.
Sau đó, phiên bản game tiếp theo Street Fighter II: The World Warrior tiếp tục tạo nên một cú híc lớn. Tựa game thành công đến nỗi thậm chí cho đến ngày hôm nay, mỗi khi nhắc tới Capcom là người ta nghĩ ngay tới thương hiệu Street Fighter huyền thoại.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Street Fighter cần phải giống như... bóng đá Để giải thích về việc series Street Fighter đang có phần lệch hướng, "cha đẻ" của series này đã lấy ví dụ từ môn túc cầu. Trong một bài trả lời phỏng vấn gần đây với The Guardian, game designer Yoshinori Ono - người giữ trọng trách phát triển các phiên bản Street Fighter - đã chia sẻ quan điểm của ông về...