Tìm hiểu công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) giúp phát hiện người không đeo khẩu trang trên xe khách
Trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp, khẩu trang đã trở thành vật bất ly thân của mọi người khi xuất hiện nơi công cộng. Tuy nhiên còn nhiều trường hợp vẫn chủ quan chưa thực hiện tốt công tác phòng dịch.
Để hạn chế tình trạng này, công nghệ “Cảnh báo không đeo khẩu trang” tích hợp trên các loại camera giám sát đã ra đời nhằm giúp phát hiện những trường hợp hành khách/nhân viên của nhà xe không đeo khẩu trang hoặc đeo khẩu trang không đúng cách để phòng ngừa Covid-19.
Tại các bến xe, công tác phòng dịch được thực hiện khá tốt, hành khách muốn lên xe bắt buộc phải đeo khẩu trang và xịt khuẩn tay. Tuy nhiên sau khi ổn định chỗ ngồi, nhiều người đã cố tình cởi khẩu trang ra hoặc đeo sai cách, trong khi xe khách là môi trường kín, nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao.
Để tìm hiểu sâu hơn về công nghệ “Cảnh báo không đeo khẩu trang”, phóng viên VOVTV đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Thái Hòa Giám đốc Công nghệ của BA GPS.
Sinh viên 'ảo' dùng trí tuệ nhân tạo đầu tiên nhập học ở Trung Quốc
Một trong những trường đại học hàng đầu của Trung Quốc vừa đón một sinh viên đặc biệt.
Hoa Trí Băng, sinh viên ảo dùng trí tuệ nhân tạo của Trung Quốc CHỤP MÀN HÌNH WEIBO
Hoa Trí Băng, sinh viên ảo dùng trí tuệ nhân tạo (AI), đã chính thức nhập học tại khoa máy tính và công nghệ của Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc vào ngày 8.6, Sixth Tone đưa tin.
Hoa Trí Băng được xem là sinh viên sử dụng AI đầu tiên học đại học. Sinh viên ảo này sẽ tập trung vào các khóa học liên quan đến công nghệ và dữ liệu. Hoa Trí Băng được Học viện Trí tuệ Nhân tạo Bắc Kinh cùng với các công ty công nghệ Zhipu.AI và Xiaoice tạo ra.
Theo Đường Kiệt, giáo sư khoa học máy tính đang giảng dạy cho Hoa Trí Băng, sinh viên ảo này có thể làm thơ, vẽ tranh và có tài năng âm nhạc. Ông Đường cho biết sinh viên mới của mình cũng có khả năng suy luận và cảm xúc nhờ một mô hình máy học được trang bị hàng chục nghìn bộ vi xử lý máy tính. "Năm tới, cô ấy có thể đạt đến mức độ nhận thức của một đứa trẻ 12 tuổi", ông Đường nói thêm.
Peng Shuang, người đồng sáng lập bot trò chuyện Xiaoice, hy vọng Hoa Trí Băng sẽ có thể tương tác nhiều hơn và trở nên giống con người hơn trong tương lai. "Hoa Trí Băng sẽ không thay thế sinh viên thật, nhưng sẽ làm đời sống trong trường phong phú hơn, thúc đẩy mối liên hệ chặt chẽ hơn giữa con người và trí tuệ nhân tạo", ông Peng phát biểu. "Cô ấy có thể hợp tác để thực hiện một số công việc mang tính sáng tạo".
Chính phủ Trung Quốc có tầm nhìn đầy tham vọng đối với lĩnh vực AI của đất nước. Bắc Kinh có kế hoạch đạt được "bước đột phá lớn" trong lý thuyết cơ bản về AI vào năm 2025. Các quan chức hy vọng công nghệ này sẽ trở thành động lực chuyển đổi nền kinh tế và nâng cấp khả năng công nghiệp.
AI đã giúp Tesla sản xuất xe hàng loạt như thế nào? Năm 2020, công ty Tesla đã tạo ra 509.737 chiếc xe với sự kết hợp hài hòa giữa robot và con người trong dây chuyền sản xuất.