Tìm hiểu công nghệ in-cell giảm độ dày màn hình
Trong khi on-cell có thể hình dung như chiếc bánh kẹp với nhiều lớp màn hình khác nhau, thì in-cell sẽ giảm bớt lớp màn hình ở giữa.
Sử dụng công nghệ in-cell có thể giúp iPhone mỏng hơn trước. Ảnh: Getty Image.
Ai cũng biết Apple luôn “yêu thích” những thiết bị mỏng và iPad 2012 ra đời khiến không ít người ngạc nhiên khi dày hơn 0,5mm so với iPad 2. Theo những tin mới nhất, Apple chuẩn bị ra mắt iPhone 5 (tạm gọi) và sử dụng công nghệ màn hình mới, giúp máy mỏng hơn so với công nghệ cũ.
Theo Digitimes, thay vì sử dụng màn hình kết hợp nhiều lớp riêng biệt, Apple sẽ sử dụng công nghệ hiển thị cảm ứng in-cell. Hai công ty Nhật Bản là Toshiba và Sharp sẽ là đơn vị cung cấp loại màn hình mới cho Trái táo.
Video đang HOT
Rhoda Alexander, chuyên gia phân tích của IHS cho biết, “điểm lợi của tấm in-cell là nhà sản xuất có thể sản xuất với quy trình hiệu quả hơn, cho phép tăng năng xuất trong khi giảm chi phí. Thêm vào đó, việc giảm số lượng các lớp màn hình sẽ hạ kích cỡ và độ dày của thiệt bị, giúp máy trở nên mỏng và nhẹ hơn”.
Nếu iPhone có màn hình lớn cỡ 4 hay 4,3 inch như một số tin đồn hiện nay, phần kính mới (so với cỡ 3,5 inch) sẽ khiến máy nặng hơn. Do đó, Apple phải tìm cách tránh cho mẫu smartphone mới của mình bị “tăng cân”.
Hiện nay, công nghệ cảm ứng on-cell của iPhone có thể hình dung như một chiếc bánh kẹp. Phía dưới cùng của màn hình là đèn nền, ngay trên đó là phần LCD, nơi chứa các điểm màu cơ bản đỏ, xanh lá và xanh dương và tiếp đến sẽ là kính rồi một tấm khác ở trên là lớp cảm ứng điện dung, và cuối cùng sẽ là lớp kính Gorilla cường lực. Trong khi đó, công nghệ in-cell sẽ giảm bớt lớp kính ở giữa, kết hợp màn LCD vào với tấm cảm ứng, trở thành một lớp duy nhất.
Theo báo cáo về màn hình cảm ứng của IHS năm 2010, cách để thực hiện ý định trên thành công là kết hợp các điện cực thường dùng để tiếp nhận thao tác chạm nhập liệu vào với nhau. Cụ thể, các kỹ sư sẽ tạo ra điện cực để xử lý tín hiệu quản lý thao tác chạm lẫn các điểm ảnh trên màn LCD.
Công nghệ in-cell hiện tại chưa được áp dụng trên các dòng điện thoại bán trên thị trường. Cũng không nên nhầm lẫn khái niệm này với công nghệ “Super” mà Samsung sử dụng, trên màn Super AMOLED và Super LCD. Cả hai loại màn “Super” này đều sử dụng công nghệ on-cell thay vì in-cell.
Cũng theo ông Rhoda, hiện nay in-cell còn là công nghệ vừa xuất hiện, nên dù đầy hứa hẹn về lợi ích lâu dài, tỷ lệ sản lượng ngắn hạn có thể là vấn đề phải xem xét. Tuy nhiên, những bước cải tiến như vậy cũng đáng để thử. Vài tháng trước khi iPad 2012 được giới thiệu, màn hình Retina của Apple cũng vấp phải nhiều nghi ngờ về hiệu quả trên sản phẩm mới.
Theo Số Hóa
Công nghệ màn hình Samsung AMOLED lọt vào tay đối thủ
Một trong những công nghệ hiển thị tiên tiến nhất hiện nay có trên điện thoại Galaxy S, Galaxy S II hay máy tính bảng Galaxy Tab 7.7... đã bị tuồn ra ngoài và được bán với giá 170.000 USD (3,5 tỷ đồng).
Samsung Galaxy Tab 7.7 dùng màn hình AMOLED. Ảnh: The Verge.
Các báo ở Hàn Quốc đưa tin, 11 người bị bắt giữ vì dính líu đến vụ tuồn trái phép cách thức sản xuất tấm nền AMOLED thế hệ mới. Những người tình nghi vốn là chuyên gia làm việc ở Samsung Mobile Display (SMD). Họ đã bán phát minh cho một công ty "đồng hương" (nhiều phỏng đoán cho rằng đó là LG).
Sau khi bán công nghệ AMOLED với số tiền khoảng 170.000 USD, một nhà nghiên cứu 46 tuổi của SMD còn được giữ vào một chức vị cao trong công ty đối thủ. Trước đó, người này cũng định tuồn thông tin cho một hãng ở Trung Quốc nhưng không thành công.
Theo Yonhap News, phát minh bị lộ còn liên quan đến việc sản xuất TV Super OLED 55 inch mà Samsung dự kiến bán ra vào cuối năm nay.
TV OLED 55 inch của Samsung. Ảnh: The Verge.
Theo VNExpress
Kính Lumis - Cặp kính của tương lai Công nghệ tạo độ nổi cho hình ảnh với cái tên Lumus rất thích hợp cho việc chơi game nhờ sự tái tạo hiện thực được tăng đáng kể thông qua cặp kính. Bức ảnh bên dưới là cặp kính "Lumus Solution" độ phân giải 720p với kiểu dáng giống đồ điện tử của những năm 80 nhưng là một bước tiến không...