Tìm hiểu chứng rối loạn lo âu
Lo âu quá mức là bệnh lý cần chữa trị sớm và tốn nhiều thời gian, điểm đặc biệt là tình trạng này hay xảy ra ở những người trẻ (trong độ tuổi từ 20-30).
Nữ mắc bệnh gấp đôi nam
Nam bệnh nhân H.T (40 tuổi, một công chức ở TP.HCM) đến Bệnh viện Tâm thần T.Ư 2 (Biên Hòa, Đồng Nai) khám bệnh với triệu chứng hay hồi hộp quá mức, bồn chồn, lo lắng, bứt rứt, đau đầu. Ngoài ra anh còn có biểu hiện mất ngủ, tăng nhịp tim và mệt mỏi. Các triệu chứng này xuất hiện cách đây khoảng 6 tháng và ngày càng nặng hơn. Gần đây anh đã dùng đến rượu để giải tỏa những lo lắng và ổn định giấc ngủ, tuy nhiên càng uống rượu, hôm sau anh càng khó khăn hơn. Anh T. được chẩn đoán mắc chứng rối loạn lo âu.
Rối loạn lo âu là bệnh lý thường gặp với tỷ lệ mắc bệnh chung trong 1 năm khoảng 3%, và tỷ lệ bệnh chung suốt đời là 5%. Phái nữ mắc bệnh này nhiều gấp 2 lần nam giới, tuổi khởi bệnh thường khó xác định, nhưng bệnh nhân hay đi khám bệnh trong độ tuổi từ 20-30. Tuy nhiên, chỉ có 1/3 đến khám và điều trị chuyên khoa tâm thần, số còn lại điều trị tại các bác sĩ đa khoa, tim mạch, hô hấp, tiêu hóa…
Đặc điểm lâm sàng
Người bệnh có cảm giác lo âu hoặc lo âu quá mức về một sự kiện hoặc một hoạt động nào đó, xảy ra phần lớn thời gian trong ít nhất 6 tháng. Những vấn đề lo âu đó xuất hiện mà người bệnh không thể hoặc khó kiểm soát nó. Các triệu chứng chủ yếu gồm: căng thẳng vận động, tăng hoạt động thần kinh tự trị và sự cảnh giác về nhận thức. Lo âu thường quá mức và ảnh hưởng đến các lĩnh vực đời sống của người bệnh.
Sự căng thẳng vận động biểu hiện bằng trạng thái bị run, bứt rứt và đau đầu. Sự tăng thần kinh tự trị thường biểu hiện bằng thở dốc, vã mồ hôi, hồi hộp và các triệu chứng dạ dày, đường ruột. Sự cảnh giác nhận thức thể hiện qua trạng thái dễ bực tức và dễ giật mình. Ngoài ra, bệnh lý rối loạn lo âu còn khiến người bệnh dễ mệt mỏi, khó tập trung chú ý, hay bực tức, rối loạn giấc ngủ… Những rối loạn trên gây khó chịu rõ rệt về lâm sàng hoặc ảnh hưởng đến hoạt động xã hội, nghề nghiệp và các lĩnh vực quan trọng khác.
Video đang HOT
Rối loạn này không do các tác động sinh lý trực tiếp của một chất hoặc một bệnh cơ thể và không xảy ra chỉ trong một rối loạn khí sắc, một rối loạn loạn thần hoặc một rối loạn phát triển lan tỏa. Bệnh nhân rối loạn lo âu thường đến khám bác sĩ đa khoa bởi các triệu chứng cơ thể.
Chữa trị
Điều trị rối loạn lo âu chủ yếu là kết hợp các phương pháp tâm lý, hóa dược và nâng đỡ. Việc điều trị đòi hỏi nhiều thời gian dù với bác sĩ chuyên khoa tâm thần và nhà tâm lý lâm sàng. Điều trị tâm lý chủ yếu là liệu pháp nhận thức hành vi và nâng đỡ. Cách tiếp cận nhận thức giúp giải quyết các lệch lạc về nhận thức của bệnh nhân và cách tiếp cận hành vi nhằm cải thiện triệu chứng của cơ thể.
Kỹ thuật chính là thư giãn và phản hồi sinh học. Liệu pháp nâng đỡ bao gồm giải thích hợp lý, trấn an và tạo sự thoải mái cho người bệnh. Hầu hết bệnh nhân cảm thấy giảm lo âu khi được tạo cơ hội để thảo luận về các khó khăn của họ với nhà trị liệu. Sự giảm triệu chứng thường giúp bệnh nhân hoạt động hiệu quả hơn trong công việc hàng ngày và trong các quan hệ, những tưởng thưởng và khích lệ này bản thân chúng cũng có tác dụng trị liệu.
Khoảng 25% bệnh nhân tái phát trong tháng đầu sau khi ngưng điều trị và 60-80% tái phát trong năm tiếp theo. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy, nếu việc điều trị tâm lý được kéo dài cả sau khi ngưng điều trị hóa dược thì tỷ lệ tái phát sẽ giảm rất nhiều.
Theo Tạp chí làm đẹp
Không phải lỗi của... "đệm êm"
Chõng tre viên mãn chứng kiến những đứa con ra đời sòn sòn hạnh phúc của các cặp vợ chồng xưa. Trong khi đó đệm êm sốt ruột, vã mồ hôi với những lo toan của các cặp vợ chồng hiện đại...
Đệm: Thời của chị chõng tre thật sướng, chả phải lo toan gì. Mọi thứ có hơi mất vệ sinh một chút nhưng các cặp vợ chồng nằm chõng tre vẫn sòn sòn sinh đẻ. Chả bù cho em ...
Chõng tre: Cô nói hồ đồ rồi! Cũng may cô trẻ người non dạ nên phát biểu thế, tôi châm chước cho đấy! Cô mà là người có kinh nghiệm tôi không tha cho cái suy nghĩ thiển cận đó đâu.
Chõng tre như tôi hay đệm như cô cũng phải làm cái nhiệm vụ nâng đỡ con người lúc mệt mỏi. Chúng ta chứng kiến những cảnh nồng ấm của vợ chồng, con cái nhà người ta. Chúng ta cũng chứng kiến những lúc cơm không lành, canh không ngọt và tỷ thứ trong chuyện gia đình.
Cô nói chõng tre bọn tôi mất vệ sinh, các cô giờ tưởng thơm tho, vệ sinh lắm sao? Ví dụ thằng cu, cái hĩm nhà chủ có tè dầm lên người tôi thì loáng cái nó trôi tuột đi hết và lại khô thoáng, cả nhà vẫn có thể nằm ngủ tiếp. Nhưng giờ đệm nhà cô ở phòng kín, cái gì cũng thấm vào người, vi khuẩn sinh bệnh không ém ở đó mới là lạ. Cái gì mà là vệ sinh, cái gì là mất vệ sinh? Cô chỉ nên hiểu cái gì cũng có hai mặt của nó. Hiện đại hay cổ xưa đều chỉ làm tròn chức năng, nhiệm vụ của mình thôi cô ơi!
Cô bảo cô lo toan, cô lo toan những gì? Cô có biết tôi cũng đứng ngồi không yên với các cặp vợ chồng khi đêm đêm họ cứ trằn chọc thở dài với cơm áo gạo tiền lo cho đàn con lúc nào cũng đói? Cô có biết mỗi lần họ trở mình là tôi cũng cót két theo?
Đệm: Chưa bằng em đâu nhé! Có con để mà trằn trọc lo cơm áo gạo tiền còn hơn là chứng kiến cảnh các cặp vợ chồng trằn chọc vì không có con. Ban đầu, họ hạnh phúc, tíu tít bên nhau nhưng dần dần họ xa lánh nhau. Như cặp vợ chồng đang sống với em đây này, cũng giống họ, em cũng thèm đứa trẻ con của họ tè hay ị lên người mà có được đâu! Hơn 2 năm trời rồi có phải ít đâu.
Còn chuyện cặp vợ chồng trẻ đó nằm bên nhau mà em cảm giác họ xa lạ với nhau. Em cứ mơ về cái thời của chị. Dù thế nào vợ chồng nằm trên chõng tre cũng có tình, có nghĩa, trọng hạnh phúc của mình. Vợ chồng nằm đệm bây giờ họ làm sao ấy, có vẻ họ không tôn trọng hạnh phúc của mình.
Nỗi lo của chị có thể giải quyết được nhưng nỗi lo của em thì khổ lắm. Mọi thứ cứ mong manh, cảm giác mình cũng sớm bị quăng đi theo hạnh phúc gia đình của các cặp vợ chồng. Thời chị, người ta giữ chõng tre từ đời này sang đời khác cho con, cho cháu và người ta nâng niu nơi nghỉ, nơi nằm. Thời em, đệm là thứ dễ dàng vứt đi, hời hợt và đoản mệnh!
Chõng tre: Cũng khổ cho cô! Nhưng phải công nhận một điều, thời tôi mọi thứ thiếu thốn nhưng hạnh phúc gia đình đơn giản lắm. Tôi là người nhà quê, tôi cứ suy nghĩ thật thà như thế này: Người ta thiếu thốn sẽ có tinh thần đùm bọc, yêu thương nhau. Khi vượt qua những khó khăn, người ta dễ chán nhau vì những chuyện nhỏ nhặt ...
Đệm: Em phải cay đắng nói với chị thế này: Hạnh phúc gia đình không được tính bằng nhà to, chăn ấm, đệm êm mà được tính bằng sự nhận thức của hai người. Em ở với những con người thích mua sắm tiện nghi cho cuộc sống của mình em nghĩ thế. Họ có đủ thứ, thứ duy nhất họ thiếu là sự thông cảm và những suy nghĩ tốt đẹp về nhau.
Có những đêm, em thấy người vợ, người chồng thức chỉ vì những nghi ngờ, rồi những dằn vặt về nhau. Họ gào thét với nhau và nói rằng "vì tình yêu" trước mặt em. Nhưng em thấy họ không vì tình yêu, họ chỉ vì bản thân mỗi người. Ai cũng đòi hỏi người kia phải hiểu mình và họ chỉ cần điều đó thôi. Khi con người ta đòi hỏi, chị ạ, sẽ khó mà được chấp nhận mọi điều. Chỉ có sự tự nguyện từ tâm con người mới là bền lâu.
Em cũng sợ những thử thách mà các cặp vợ chồng giành cho nhau. Mỗi lần như thế, người em run bần bật. Những việc cơm không lành, canh không ngọt cứ càng ngày càng đắng, càng cay. Bạn gối của em toàn mùi nước mắt mặn chắt. Em sợ lắm chị ạ!
Chõng tre: Mỗi thời đều có cái khổ riêng nhưng sống như cô thì chả thể thoải mái được, vòng đời của tất cả sẽ ngắn lại.
Thời của tôi, vợ chồng không lấy áp lực đè lên đầu nhau mặc dù họ rất nghèo. Họ chăm chỉ làm ăn, đùm bọc nhau chứ không lấy những khó khăn của mình mà dằn hắt người khác. Đó là sự hi sinh trong gia đình. Tôi nghĩ, cái mất bây giờ chính là đức hi sinh đó của vợ chồng...
Câu chuyện kết thúc bằng tiếng thở dài não nuột. Chõng tre nằm, ngồi cọt kẹt, tưởng như là khó chịu nhưng đó là âm thanh đầm ấm nhất của cuộc sống vợ chồng. Đệm tưởng như ấm, êm nhưng lại chứa đựng bao nhiêu mầm mống mâu thuẫn. Đó không phải lỗi của chõng tre hay đệm, đó là lỗi ích kỷ của con người.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Phái mạnh thích nụ hôn 'ướt át' Một nghiên cứu mới đây về nụ hôn cho thấy phái mạnh muốn có những nụ hôn nhanh chóng, trong khi phái yếu lại thích duy trì điều đó lâu dài. Ngoài ra, một nụ hôn giữa đàn ông và phụ nữ dường như giống cuộc "đụng độ" tinh thần hơn là cuộc gặp gỡ giữa hai tâm hồn. Susan Hughes, một nhà...