Tìm hiểu chi tiết cấu tạo của khóa cửa ôtô
Khóa cửa ôtô đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình vận hành xe hằng ngày. Vì vậy, lái xe nên hiểu rõ cấu tạo của bộ phận này.
Bộ điều khiển từ xa
Hiện nay có 2 loại điều khiển từ xa gồm loại đi kèm với chìa khóa và loại gắn trực tiếp vào chìa khóa.
Cấu tạo chúng gồm: Rơ-le tổ hợp; Cụm khóa cửa; Khóa điện; Công tắc cảnh báo mở khóa bằng chìa; Công tắc cửa lái; Công tắc điều khiển khóa cửa (Công tắc chính cửa sổ điện).
Khi nhấn nút, sóng radio sẽ truyền tín hiệu đến để điều khiển cửa xe. Các loại điều khiển này hoạt động dựa trên quả pin Lithium.
Cấu tạo của thanh chốt cửa ô tô
Thanh chốt cửa là một chi tiết không thể thiếu trong hệ thống cấu tạo của xe ô tô, đây chính là bộ phận chốt giữ cánh cửa khỏi bung bật. Cấu tạo gồm: Hệ thống bánh răng chuyển động kết nối với chốt; Chốt cửa.
Trong cấu tạo của bộ phận khóa cửa ô tô, thanh chốt có cấu tạo đơn giản nhất. Tuy đơn giản nhưng chúng có tác dụng lớn trong việc bảo vệ người bên trong xe.
Video đang HOT
Trong xe có một thanh cứng nối cơ cấu với chốt cửa; một thanh cứng khác nối chốt cửa với một chiếc núm nhô lên phía trên cánh cửa xe. Khi cơ cấu di chuyển chốt cửa lên, nó nối với tay nắm bên ngoài cửa để bạn có thể mở bằng cơ khí hoàn toàn.
Khi chốt cửa sập xuống, tay nắm cửa bên ngoài sẽ không được kết nối với hệ thống về mặt cơ khí; nên bạn không thể mở được cửa xe.
Một số bộ phận thuộc hệ thống khóa cửa ôtô.
Cấu tạo của tay nắm cửa ô tô gồm 2 bộ phận chính là:
Bộ phận điều khiển khóa cửa: Nhận lệnh từ hệ thống điều khiển, các nút unlock trong xe, chìa khóa,…
Bộ phận chấp hành thông tin: Khi chốt khóa di chuyển tay nắm cửa bên ngoài và bên trong mới có thể đóng mở khóa cửa xe.
Khóa cốp có nhiều đặc điểm tương tự với khóa cửa ra vào như hệ thống điện và hệ thống điều khiển.
Cấu tạo của khóa cốp chia làm 3 bộ phận chính:
Bộ phận điều khiển khóa cốp: Nhận lệnh từ hệ thống điều khiển, các nút unlock, chìa khóa…
Bộ phận chấp hành thông tin: Khi bộ tín hiệu từ điều khiển truyền tới chúng sẽ đảm nhiệm chức năng di chuyển chốt khóa.
Chốt khóa cốp: Đây là bộ phận giữ cốp khỏi bật khi di chuyển.
Kinh nghiệm xử lý khi xe ô tô bị thủng lốp
Xe ô tô bất ngờ thủng lốp trên đường và không gần chỗ nào thay thế lốp nào. Lái xe sẽ phải làm gì?
Giảm tốc độ, lái xe chậm
Khi ô tô bất ngờ thủng lốp, không nên cho xe chạy quá 24 km/h đến 32 km/h bởi khi đó lốp xe đang bị xẹp, không có hơi. Nếu cố tình cho ô tô chạy với vận tốc nhanh có thể khiến bánh xe bị hỏng và làm cho tay lái của không kiểm soát được.
Tốt nhất khi lốp xe bị thủng là nên nhấn chân ga nhẹ để xe chạy chậm cho tới khi bạn tìm được chỗ sửa cho chiếc xe của mình.
Nếu trong trường hợp đoạn đường đang xuống dốc, kinh nghiệm lái xe an toàn trong trường hợp này là hãy để xe tự xuống dốc một cách nhẹ nhàng theo vận tốc quán tính của xe và chân luôn đặt ở phanh xe sẵn sàng khi cần đạp.
Chạy xe trên mặt đường bằng phẳng
Khi ô tô bị thủng lốp, nên lái xe trên mặt đường bằng phẳng, quan sát kỹ để tránh ổ gà, dốc bị trơn trượt, những đoạn đường không bằng phẳng. Trong trường hợp lốp ô tô bị thủng chỉ nên lựa chọn lái xe trên đường cao tốc hoặc đường nhựa.
Lái xe thẳng đường
Nếu ô tô của đã bị thủng lốp, chỉ nên chọn đi trên những con đường thẳng để tìm chỗ sửa chữa và thay thế, không đi đường ngoằn ngoèo, nhiều khúc cua. Bởi khi chạy trên đường thẳng sẽ giữ được chạy đều, bánh xe không bị cản trở lực và không gây áp lực cho xe, đảm bảo an toàn cho bạn và xe.
Không lái xe ô tô thủng lốp đi quá xa
Khi xe đã bị thủng lopps chỉ cần tránh xa khỏi những nguy hiểm đến từ đường lớn, đi chậm, tấp vào chỗ an toàn càng sớm càng tốt.
Ô tô được giảm 30% phí sử dụng đường bộ đến hết năm 2020 Các loại xe ô tô của doanh nghiệp và hợp tác xã kinh doanh vận tải sẽ được giảm từ 10 - 30% phí sử dụng đường bộ đến hết 2020, theo nội dung quy định tại Thông tư 74/2020 vừa được Bộ Tài chính ban hành. Từ ngày 10.8 xe ô tô của doanh nghiệp và hợp tác xã kinh doanh vận...