Tìm hiểu cách trị mụn trong thời kỳ mang thai và mụn nội tiết
Bài viết này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự khác biệt cũng như cách điều trị mụn ở thời kỳ mang thai và mụn nội tiết.
Đôi lúc chúng ta sẽ cảm thấy vô cùng mất tự tin vào vẻ ngoài của mình bởi những nốt thâm, mụn không mong muốn. Đừng chần chờ gì nữa, hãy cùng tìm hiểu thêm một vài thông tin về hai loại mụn này đồng thời tìm ra cho mình cách trị mụn để nhanh chóng lấy lại vẻ ngoài tươi tắn, rạng rỡ.
NGUYÊN NHÂN NỔI MỤN TRONG THỜI KÌ MANG THAI
Nguyên nhân gây mụn trong giai đoạn mang thai là do sự thay đổi hormone. Ảnh: Pexels.
Sự gia tăng hormone của cơ thể trong giai đoạn đầu của thai kỳ được gọi là androgen – một loại hợp chất thúc đẩy tuyến bã nhờn tiết nhanh hơn mức bình thường. Đồng thời lượng estrogen và progesterone trong cơ thể cũng tăng cao. Điều đó dẫn đến tình trạng lỗ chân lông bị tắc nghẽn, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm, mụn vô cùng khó chịu.
Theo một nghiên cứu, phụ nữ có xu hướng nổi mụn trứng cá trong các chu kỳ kinh nguyệt sẽ có khả năng cao lặp lại tình trạng này trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, sau khi sinh hormone sẽ trở lại bình thường thì hiện tượng này sẽ dần được khắc phục.
Nổi mụn trong thời kỳ mang thai không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Ảnh: Pexels.
Hãy thử tìm hiểu một vài biện pháp khắc phục tình trạng này bằng các liệu pháp từ thiên nhiên dưới đây để nhanh chóng lấy lại vẻ ngoài rạng rỡ. Những nguyên liệu này vô cùng an toàn và không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của thai nhi.
CÁCH TRỊ MỤN
Khi mang thai, chúng ta không nên sử dụng quá nhiều hoá chất và mỹ phẩm. Vậy nên chúng ta chỉ cần thường xuyên giữ cho da mặt sạch, đồng thời kết hợp với một vài phương pháp từ thiên nhiên để hạn chế tình trạng mụn trứng cá này.
NƯỚC MUỐI SINH LÝ
Nước muối sinh lý là nguyên liệu làm đẹp vô cùng an toàn cho bà bầu. Ảnh: Getty Image.
Đây là một trong những nguyên liệu làm sạch da mặt có tính chất vô cùng dịu nhẹ và không làm tổn thương làn da. Hãy dùng một miếng bông tẩy trang có thấm đều dung dịch nước muối, sau đó mát-xa nhẹ nhàng lên mặt theo chiều kim đồng hồ để loại bỏ bụi bẩn và chất nhờn bên trong.
GIẤM TÁO
Hoà tan giấm táo với nước theo tỷ lệ 1:2 để trị mụn trứng cá. Ảnh: Healthline
Như chúng ta đã biết giấm táo có rất nhiều công dụng trong làm đẹp như tẩy nốt ruồi, giảm mỡ bụng, làm trắng răng…và đặc biệt không thể không nói đến việc trị mụn vô cùng hiệu quả. Nhờ đặc tính kháng khuẩn và tiệt trùng nhanh chóng, giấm táo có khả năng loại bỏ cặn bụi bẩn, độc tố và dầu nhờn gây bí lỗ chân lông. Đồng thời, nguyên liệu này còn giúp cân bằng độ pH trên da, hạn chế tình trạng mụn xuất hiện trở lại.
Bạn hãy hoà tan giấm táo với nước theo tỷ lệ 1:2. Sau đó dùng bông tẩy trang thấm đều, đắp lên vùng da bị mụn. Cuối cùng, mát-xa nhẹ nhàng lên da và rửa mặt lại với nước. Hãy kiên trì thực hiện việc làm này từ 2-3 lần/ngày để giấm táo được phát huy tối đa công dụng của chúng.
NHA ĐAM/ LÔ HỘI
Nha đam có công dụng trị mụn và dưỡng da vô cùng hiệu quả. Ảnh: Unsplash.
Với loại nguyên liệu này, chúng ta có thể sử dụng ngay cả những lúc không mang thai bởi công dụng cấp ẩm, trị mụn vô cùng hiệu quả. Đặc biệt với đặc tính dịu nhẹ, nha đam còn là một “phương thuốc” kỳ diệu có khả năng xử lý rất nhiều các vấn đề về da.
Hãy đắp những lát nha đam cắt mỏng lên da từ 15-20 phút mỗi ngày, chúng sẽ giúp loại bỏ mụn trứng cá và cung cấp những dưỡng chất thiết yếu cho làn da. Chỉ cần dành ra một ít thời gian cho mỗi lần làm đẹp, chúng ta sẽ nhanh chóng lấy lại vẻ ngoài tươi trẻ, thu hút ánh nhìn của mọi người xung quanh dù đang trong giai đoạn mang thai.
Video đang HOT
NGUYÊN NHÂN NỔI MỤN NỘI TIẾT
Dậy thì là độ tuổi dễ xảy ra hiện tượng nổi mụn nội tiết. Ảnh: Pexels.
Loại mụn này thường xuất hiện ở phụ nữ độ tuổi từ 20 đến 50. Vì trong giai đoạn này, hormone chúng ta sẽ thay đổi liên tục, dẫn đến tình trạng bị rối loạn nội tiết và gây ra mụn. Đặc biệt, trong thời gian kinh nguyệt và mãn kinh là hai thời điểm có khả năng cao xảy ra hiện tượng này.
Ở tuổi dậy thì, mụn nội tiết thường xuất hiện ở vùng chữ T của khuôn mặt, bao gồm các vị trí như trán, mũi và cằm. Còn ở người trưởng thành, mụn sẽ hình thành ở các khu vực khác như má hay xung quanh xương hàm. Chúng thường xuất hiện với hình dạng mụn đầu đen, đầu trắng hoặc mụn mủ, gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt của bạn.
Phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt hay thời kỳ mãn kinh cũng dễ bị nổi mụn. Ảnh: Pexels.
Đặc biệt, bạn cũng nên lựa chọn một lối sống lành mạnh, tích cực vì cơ thể sẽ sản sinh lượng ra hàm một hàm lượng cortisol – loại hormone gây căng thẳng mệt mỏi mỗi khi chúng ta bị stress quá nhiều. Điều đó dẫn đến sự rối loạn của các nội tiết tố còn lại và làn da sẽ là một trong những bộ phận bị ảnh hưởng đầu tiên. Vậy nên hãy luôn giữ cho làn da thật sạch sẽ và sở hữu một tinh thần vui vẻ, lạc quan để loại bỏ những tác nhân gây hại đến da.
CÁCH TRỊ MỤN NỘI TIẾT
Nếu như những nốt mụn không mong muốn vô tình tìm đến chúng ta thì sẽ có những phương pháp nào để phòng tránh và hạn chế chúng? Hãy cùng xem qua một vài gợi ý cách trị mụn dưới đây nhé!
TẨY TRANG THẬT SẠCH
Tẩy trang và rửa mặt thật sạch sẽ giúp hạn chế tình trạng nổi mụn. Ảnh: Pexels.
Đây là bước làm đẹp đầu tiên để giúp cho chúng ta sở hữu làn da sạch sẽ, khoẻ mạnh và hạn chế tối đa tình trạng mụn không mong muốn. Tuy nhiên, hãy lựa chọn cho mình loại nước tẩy trang phù hơp với từng loại da, rửa mặt lại thật sạch bằng nước để tránh xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn.
THOA KEM CHỐNG NẮNG THƯỜNG XUYÊN
Hãy tạo cho thói quen dùng kem chống nắng thường xuyên để bảo vệ da. Ảnh: Pexels.
Hãy nhớ dùng kem chống nắng cho làn da của chúng ta mỗi khi ra ngoài, thậm chí là ngồi ở khu vực có nhiều ánh sáng xanh. Sản phẩm này sẽ giúp ngăn chặn tia UVA, UVB cũng như các tác nhân gây hại từ bên ngoài tấn công vào da gây mụn.
SỬ DỤNG CÁC LOẠI KEM TRỊ MỤN
Hãy lựa chọn những sản phẩm trị mụn an toàn và có độ tin cậy cao. Ảnh: Unsplash.
Ngoài những phương pháp chăm sóc da thông thường, bạn cũng hãy sử dụng những sản phẩm trị mụn có chứa thành phần Benzoyl Peroxide hay Tee Tree Oil. Những chất này sẽ giúp tăng cường khả năng kháng khuẩn và ngăn ngừa mụn vô cùng hiệu quả.
Theo elle.vn
Trọn bộ kế hoạch giảm cân sau sinh hiệu quả và an toàn cho các mẹ
Giảm cân sau sinh là mong muốn của tất cả chị em nhằm lấy lại vóc dáng thon gọn, không còn cảm giác tự ti khi tăng cân lúc mang bầu. Giảm cân hiệu quả để không ảnh hưởng đến quá trình nuôi con.
Trong quá trình mang thai, người mẹ tăng cường bổ sung các vitamin và dưỡng chất để thai nhi phát triển khỏe mạnh, đồng thời cân nặng và thân hình của người mẹ cũng tăng lên đáng kể. Sau sinh, mong muốn lấy lại vóc dáng gọn gàng, thon thả như thời con gái nên ai cũng muốn giảm cân để đẹp hơn. Trước khi có ý muốn giảm mỡ thừa sau sinh, các bà mẹ cần chú ý một vài yếu tố khi giảm cân để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe bao gồm:
- Bạn sinh mổ hay sinh thường
- Bạn nặng bao nhiêu trước khi mang bầu
- Bạn đã tăng bao nhiêu cân khi mang bầu
- Chế độ ăn uống của bạn
- Mức độ hoạt động của bạn
- Sức khỏe tổng thể của bạn.
Sau sinh đang cho con bú giảm cân thế nào?
Cho con bú ban đầu sẽ không giúp bạn giảm thêm bất kỳ cân nặng nào so với bình thường do mất nhau thai, nước ối và nước dư thừa (chiếm khoảng 6,8 đến 7,7kg trong vài tuần đầu tiên), nhưng nó sẽ giúp co lại tử cung của bạn và thu nhỏ nó trở lại kích thước trước khi mang thai nhanh hơn nhiều. Trong khi cho con bú, bụng của bạn sẽ trông thon gọn hơn nhiều sau 6 tuần sau khi sinh.
Các nghiên cứu cho thấy những phụ nữ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ sau 6 tháng sau sinh thì cân nặng sẽ giảm đi đáng kể so với những phụ nữ không cho con bú bởi cho con bú đốt cháy tới 500 calo mỗi ngày. Điều này có nghĩa là dù bạn có thể ăn nhiều hơn để duy trì cho con bú nhưng vẫn có thể giảm cân
Có nên ăn kiêng để giảm cân sau sinh?
Sau khi sinh là quãng thời gian để cơ thể dần hồi phục, bạn không nên áp dụng các thực đơn giảm cân nhanh hay cấp tốc để lấy lại vóc dáng bằng cách thực hiện ăn kiêng với chế độ ít calo vì ăn ít đi có thể khiến cơ thể và sữa mẹ thiếu chất dinh dưỡng quan trọng cho con. Giảm mạnh lượng calo tiêu thụ cũng có thể làm lượng sữa mẹ của bạn giảm đi rất nhiều.
Bạn cũng nên tránh dùng bất kỳ loại thuốc giảm cân nào. Những sản phẩm này có chứa các loại thảo mộc, thuốc hoặc các chất khác có thể đi vào sữa mẹ và gây hại cho trẻ khi bú. Trên thực tế, trong khi bạn đang cho con bú, tốt nhất là bạn không dùng bất kỳ loại thuốc hay chất bổ sung nào hoặc thực hiện bất kỳ chế độ ăn kiêng đặc biệt nào trừ khi được bác sĩ chấp thuận.
Các cách giảm cân sau sinh hiệu quả bạn có thể tham khảo
- Giảm cân từ từ: Từ khoảng thời gian 6 tuần sau khi sinh em bé, với cân nặng giảm từ 0,9kg đến 1,4kg một tháng. Nếu bạn đang bị thừa cân khá nhiều thì có thể giảm nhiều hơn (từ 1,5 đến 2kg mỗi tháng). Tham khảo bác sĩ chuyên khoa hoặc các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng để lập kế hoạch cho một chương trình giảm cân lành mạnh bao gồm đủ dinh dưỡng cho cả bạn và em bé.
- Ăn vặt có chọn lọc: Bạn có thể ăn vặt, các đồ ăn chứa nhiều dinh dưỡng nhưng ít chất béo và đường. Các đồ ăn vặt có thể sử dụng là các loại hạt ngũ cốc, trái cây tươi. Không nên sử dụng các loại thực phẩm giàu chất béo và nước ngọt có ga, có cồn.
- Kiểm soát calo: Biết được số lượng calo qua mỗi bữa ăn của bạn nạp vào cơ thể bao nhiêu bằng cách ghi nhật ký thực phẩm hoặc thậm chí chỉ chụp ảnh thực phẩm của bạn như một lời nhắc nhở về những gì bạn đã ăn. Sử dụng các kỹ thuật này có thể giúp bạn giảm khẩu phần ăn của bạn và chọn thực phẩm lành mạnh hơn, giúp giảm cân (Nên tham khảo ý kiến bác sĩ, chuyên gia).
- Ăn thực phẩm giàu chất xơ: Ăn thực phẩm giàu chất xơ đã được chứng minh là giúp giảm cân. Chất xơ hòa tan có thể giúp bạn cảm thấy no lâu hơn bằng cách làm chậm quá trình tiêu hóa và giảm mức độ hormone gây cảm giác đói.
- Thực phẩm giàu protein: Thực phẩm giàu protein trong chế độ ăn uống của bạn có thể giúp tăng cường trao đổi chất, giảm sự thèm ăn và giảm lượng calo. Các nghiên cứu chứng minh rằng protein có tác dụng nhiệt lớn hơn các chất dinh dưỡng khác. Tức là cơ thể sử dụng nhiều năng lượng để tiêu hóa nó hơn các loại thực phẩm khác, dẫn đến đốt cháy nhiều calo hơn.
- Tránh sử dụng đồ chế biến sẵn: Thực phẩm chế biến sẵn có nhiều đường, chất béo, muối và calo không lành mạnh, tất cả đều có thể chống lại nỗ lực giảm cân của bạn. Những thực phẩm này bao gồm thức ăn nhanh và thực phẩm đóng gói sẵn như khoai tây chiên, bánh quy, đồ nướng, kẹo, đồ ăn nhanh.
- Uống đủ nước: Uống đủ nước là rất quan trọng đối với bất cứ ai muốn giảm cân. Uống nước làm tăng sự trao đổi chất của bạn và hỗ trợ giảm cân. Điều đặc biệt quan trọng đối với việc uống đủ nước trong thời gian cho con bú. Hãy cố gắng uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
Bắt đầu tập yoga sau sinh là cách tốt nhất để giảm cân.
- Bắt đầu tập thể dục: Tham khảo ý kiến bác sĩ về các bài tập thể dục giảm cân sau khi sinh bé. Thông thường sau sinh 6 tuần là bạn có thể thực hiện các bài tập nhẹ nhàng đối với sinh thường, nếu bạn sinh mổ thì thời gian bắt đầu tập sẽ lâu hơn. Không nên tập sốc các bài tập có cường độ hoạt động mạnh, căng cơ.
Các bài tập có thể áp dụng: Đi bộ hoặc tập yoga, luyện tập với các bài thể dục nhẹ nhàng như aerobic,...
- Ngủ đủ giấc: Thiếu ngủ có thể dẫn đến khó giảm cân và tăng cân. Vì vậy, hãy tạo cho mình giấc ngủ sâu, ngủ đủ giấc.
Bài tập giảm cân sau sinh
Nghiên cứu cho thấy rằng tập thể dục đều đặn ngay sau khi sinh không chỉ tốt cho sức khỏe tổng thể của bạn, mà còn có thể giúp giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh. Nếu bạn thấy các triệu chứng bất thường như chảy máu, đau nhức quá mức, đau đầu,... trong hoặc ngay sau khi tập thể dục, hãy dừng lại ngay lập tức và gọi cho bác sĩ để được tư vấn.
1. Squats xoay người
Bắt đầu ở tư thế ngồi xổm, 2 chân rộng bằng vai, hai tay duỗi thẳng trước mặt sau đó dơ cao và vặn sang bên phải, đồng thời vươn cánh tay của bạn qua đầu. Khi bạn xoay, giữ chân phải tiếp đất nhưng nhấc gót chân trái lên. Quay trở lại vị trí ngồi xổm và lặp lại ở phía bên kia. Làm 10 lần lặp lại.
Bài tập Squats giảm cân sau sinh
2. Yoga tư thế Plank
Bài tập này rất hiệu quả trong việc giảm mỡ vùng bụng, mông và bắp tay. Cùng với đó, bài tập này giúp săn chắc cơ bụng và giảm đau lưng.
Thực hiện: Nằm sấp, chân duỗi thẳng, cắm mũi bàn chân nâng người lên, chống hai khuỷu tay vuông góc với vai. Giữ yên tư thế này ít nhất là 30 giây.
Động tác Yoga tư thế Plank
3. Yoga uốn dẻo
Bài tập Yoga nhẹ nhàng với tư thế đơn giản giúp lưu thông máu, giúp các cơ dần quen với việc vận động, đốt cháy mỡ thừa vùng mông, bụng thích hợp với phụ nữ sau sinh.
Bài tập Yoga uốn dẻo giảm cân sau sinh em bé
4. Gập bụng
Mỡ vùng bụng sau sinh là nỗi ám ảnh của các chị em, đánh bay mỡ thừa ở bụng lấy lại vòng eo thon gọn thì các chị em có thể tham khảo động tác này.
Nằm ngửa người, chân gập dựng hình chữ V, lòng bàn chân chạm sàn.
Thả lỏng bụng khi hít vào, khi thở ra, từ từ nâng đầu và cổ sau đó gập người lại và cổ lên khỏi sàn. (Như trong hình). Hít vào khi bạn hạ thấp đầu trở lại. Thực hiện động tác này 10 lần.
Gập bụng giảm mỡ sau sinh
Lưu ý khi thực hiện các bài tập:
- Tham khảo ý kiến bác sĩ khi áp dụng các bài tập giảm cân sau sinh.
- Tập các bài tập có cường độ nhẹ sau đó tăng dần tùy thể trạng.
- Bổ sung dinh dưỡng hợp lý trước và sau tập để không ảnh hưởng đến việc nuôi con.
Khi bé đã hơn 6 tháng tuổi và bắt đầu ăn thức ăn đặc, bạn không cần nhiều calo mỗi ngày và có thể áp dụng các thực đơn và bài tập giảm cân với cường độ tăng lên.
Quyết Nguyễn
Theo 24h.com.vn
Các cách giảm mỡ bụng tại nhà sau khi sinh Khi mang thai, vùng da bụng sẽ giãn nỡ và tích trữ mỡ khá nhiều, đây cũng là nỗi lo lắng của các chị em phụ nữ về vòng 2 xồ xề, kém quyến rủ. Với một chút kiên trì và sự khéo léo, các chị em có thể hoàn toàn yên tâm với những cách giảm mỡ bụng an toàn tại nhà....