Tìm hiểu các chỉ số trên kem chống nắng
Khi bạn muốn mua loại kem chống nắng phù hợp với làn da thì hãy chú ý các chỉ số dưới đây.
Chỉ số PA là gì?
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
PA (protection grade of UVA) là chỉ số đo lường khả năng lọc tia UVA của kem chống nắng do Hiệp Hội Mỹ Phẩm Nhật Bản công bố.
Cách đọc chỉ số PA trên kem chống nắng: Thông thường trên bao bì kem chống nắng chỉ số PA được thể hiện kèm theo các dấu ” “, được hiểu như sau:
PA có khả năng chống tia UVA ở mức từ 40-50%.
PA có khả năng chống tia UVA tốt hơn, ở mức từ 60-70%.
PA : có khả năng chống tia UVA tốt, tới 90%.
PA : Có khả năng chống tia UVA rất tốt, trên 95%.
Video đang HOT
Tuy nhiên đối với một số loại kem chống nắng, có thể không thấy ký hiệu chỉ số PA mà thay vào đó là ký hiệu viết tắt như UVA-UVB, UVA/UVB hay UVA1, UVA2. Hoặc là những ký hiệu riêng của một số thương hiệu, quốc gia.. Ví dụ như SPF 60-12 nghĩa là SPF 60 và PA .
Chỉ số SPF trên kem chống nắng cho biết khả năng chống lại tác hại của tia UVA và tia UVB lên cơ thể. Thời điểm mùa hè lượng tia UV xuống trái đất cao nhất, gây ảnh hưởng không nhỏ tới cơ thể. Sử dụng kem chống nắng là một biện pháp hữu hiệu tránh lại tác hại của tia UV.
SPF
Tức Sun Protection Factor, là thước đo khoảng thời gian kem chống nắng có thể bảo vệ làn da khỏi tia UVB, loại tia cực tím gây mẩn đỏ và cháy nắng. Lấy chỉ số SPF x 10 để tính ra thời gian (số phút) da được bảo vệ trước tia UVB.
Ví dụ, dùng kem chống nắng chỉ số SPF 30 có nghĩa thời gian da được kem chống nắng bảo vệ là 10 30 = 300 phút (tương đương 5 giờ). Với chỉ số SPF 50 , thời gian da được kem chống nắng bảo vệ là 10 x 50 = 500 phút (tương đương khoảng 8 giờ).
Theo lý thuyết, độ SPF càng cao, thời gian bảo vệ càng lâu. Tuy nhiên, đây chỉ là ước tính cơ bản nhất. Thời gian bảo vệ của kem chống nắng còn phụ thuộc loại da, cường độ ánh sáng mặt trời, lượng kem sử dụng.
Khi ra ngoài trời, tiếp xúc ánh nắng cường độ cao, nên chọn chỉ số SPF cao. Ví dụ, đi biển mùa hè dùng kem chống nắng chỉ số SPF 50 , làm việc trong môi trường không bị nắng chiếu trực tiếp cần SPF thấp hơn.
Chỉ số PPD
Chỉ số PPD (Persistent Pigment Darkening), là chỉ số dùng để đánh giá sự tạo sắc tố trên da sau 2h phơi nắng. Chỉ số này được sử dụng chủ yếu ở Châu Á và Châu Âu, nó tương tự như chỉ số SPF nhưng sự khác biệt chính ở đây là chúng ta đang nói về phơi nhiễm UVA chứ không phải UVB.
PPD được thử nghiệm trên một nhóm người tiếp xúc với ánh sáng UVA. Tất cả đều được phân tích về thời gian da của họ bị sạm và so sánh kết quả giữa da không được bảo vệ và được bảo vệ.
Vì vậy, PPD = 10 có nghĩa là sẽ mất nhiều thời gian hơn 10 lần để làn da của bạn rám nắng, so với khi nó không được bảo vệ hay nói cách khác, nó cho phép một người 10 lần tiếp xúc nhiều với tia UVA so với người không thoa kem.
Chống nắng đúng cách khi đi biển
Cách dưới đây giúp bạn bảo vệ da khỏi bị tổn thương bởi ánh nắng khi đi biển.
Chọn kem chống nắng phù hợp với loại da
Kem chống nắng giúp bảo vệ da, tránh tình trạng cháy nắng, làm giảm nguy cơ phát triển ung thư da. Nguồn ảnh: Internet
Sử dụng kem chống nắng mang lại rất nhiều lợi ích. Kem chống nắng giúp ngăn ngừa các dấu hiệu lão hóa như nám, sạm đen, nếp nhăn sớm... Nó còn giúp bảo vệ da, tránh tình trạng cháy nắng, làm giảm nguy cơ phát triển ung thư da.
Do đó, hãy lựa chọn kem chống nắng phù hợp để bảo vệ da, đặc biệt là khi đi biển vào mùa hè. Học viện Da liễu Hoa Kỳ (AAD) khuyến cáo sử dụng kem chống nắng có những tác dụng sau:
Bảo vệ "phổ rộng" (bảo vệ chống lại cả tia UVA và UVB)
Hệ số bảo vệ chống nắng SPF 30 hoặc SPF 50: SFP 30 lọc 96,7% bức xạ tia cực tím (UVR) và SPF 50 lọc 98%.
Khả năng chống nước ít nhất từ 40 đến 80 phút.
Tia UVA có liên quan đến nếp nhăn, đốm đen và lão hóa da, trong khi tia UVB là tia gây cháy nắng và có liên quan nhất đến ung thư da.
Nếu bạn có làn da nhạy cảm, nên chọn kem chống nắng gốc khoáng, có chứa titanium dioxide hoặc oxit kẽm - các thành phần khoáng hoạt tính này ít có khả năng gây ra phản ứng dị ứng hơn so với các thành phần trong kem chống nắng hóa học như oxybenzone, avobenzone, octisalate và octinoxate.
Dưỡng da trước khi đi biển
Dưỡng da trước khi đi biển chúng cho chúng ta có một làn da khỏe mạnh đủ sức "chiến đấu" với ánh nắng gay gắt của mặt trời ngoài biển.
Trước khi đi biển vài ngày, bạn nên cấp nước đầy đủ để da có thể khỏe mạnh ngay từ bên trong bằng cách sử dụng những loại trái cây mọng nước và những loại rau xanh. Uống nhiều nước để giúp duy trì làn da căng bóng tự nhiên hấp thụ các dưỡng chất dưỡng chất chăm sóc tốt nhất.
Đến ngày đi biển, trước khi bôi kem chống nắng thì bạn nên dưỡng ẩm trước để giúp cân bằng độ ẩm trên da, giữ cho da không bị khô căng mà vẫn ẩm mịn thông thoáng suốt cả ngày. Nên chọn những loại kem dưỡng ẩm mỏng nhẹ, thoa đều để thẩm thấu lên mặt sau đó hãy thoa kem chống nắng tốt hơn.
Việc này cũng giúp hạn chế được tình trạng trình trạng da tiết nhiều dầu làm trôi kem chống nắng. Bạn cũng đừng chủ quan không thoa kem chống nắng khi thời tiết mát mẻ, không có nắng, vì ngay cả khi trời râm mát thì vẫn có tới 90% tia UV có thể xuyên qua các đám mây và gây những tác hại xấu cho da.
Mặc đồ bảo hộ
Thoa kem chống nắng thôi cũng chưa đủ, bạn cũng cần bảo vệ da bằng các lớp quần áo. Nếu bạn không muốn mặc quá nhiều quần áo thì cũng đừng quên đeo kính râm và đội mũ rộng vành nhé! Kính và mũ giúp bảo vệ mắt và mái tóc - những bộ phận mà kem chống nắng không thể bảo vệ được.
Chọn chỗ râm mát
Một bước không thể thiếu khi đi biển chính là chọn chỗ râm mát cho hầu hết các hoạt động. Bởi vì dưới tán cây, mái nhà, hay thậm chí là dưới một chiếc ô rộng hoặc một tấm phông bạt lớn sẽ bảo vệ bạn khá nhiều khỏi tác hại của tia cực tím. Đặc biệt từ 10 - 14h, bạn không nên đi ra nắng vì bức xạ mặt trời trong thời gian này rất cao.
Chọn kem chống nắng mùa thu thế nào để bảo vệ da hiệu quả Quanh năm suốt tháng tia UV luôn là kẻ thù không đội trời chung với làn da của bạn. Vì vậy, việc lựa chọn kem chống nắng là điều vô cùng cần thiết. Kem chống nắng, bảo vệ da Linh Chi Vàng bị đình chỉ lưu hành, thu hồi toàn quốc, vì sao?Những sai lầm khi kết hợp kem chống nắng với vitamin...