Tìm hiểu các chế độ lái phổ biến trên các mẫu xe ô tô
Hiện nay, nhiều mẫu xe ô tô hiện đại đều được trang bị lựa chọn chế độ lái khác nhau. Vậy các chế độ lái để làm gì? Có bao nhiêu chế độ lái trên ô tô?
Vì sao cần trang bị nhiều chế độ lái cho xe?
Về cơ bản, mỗi chiếc xe khi được thiết kế sẽ sở hữu đặc tính vận hành khác nhau tùy theo phân khúc, giá thành hay định hướng phát triển của nhà sản xuất. Có những xe được thiết kế tối ưu độ thoải mái, êm ái và nhẹ nhàng. Cũng có những mẫu xe nhấn mạnh đặc tính thể thao, qua đó hy sinh một phần độ thoải mái, yên tĩnh khi vận hành.
Việc ra đời nhiều chế độ lái khác nhau nhằm đa dạng hóa trải nghiệm cho khách hàng trên cùng một mẫu xe mà không làm mất đi đặc tính, định hướng ban đầu từ nhà sản xuất. Đối với những mẫu xe sở hữu nhiều chế độ lái, chủ xe có thể trải nghiệm nhiều đặc tính vận hành khác nhau và thay đổi chúng theo sở thích thông qua hệ thống nút bấm hoặc công tắc trên bảng điều khiển.
Mỗi chiếc xe khi được thiết kế sẽ sở hữu đặc tính vận hành khác nhau tùy theo phân khúc, giá thành hay định hướng phát triển của nhà sản xuất
Các chế độ lái thường gặp trên ô tô
Video đang HOT
Mỗi nhà sản xuất ôtô gọi các chế độ lái của họ theo những cách gọi riêng. Chế độ Default của hãng xe A có thể sẽ được gọi là Comfort ở hãng xe B hay Standard ở hãng xe C. Tương tự, cùng chế độ thể thao nhưng sẽ có những tên gọi khác nhau như Sport Plus hay Track.
Mặc dù tên gọi khác nhau nhưng các chế độ lái đều hướng đến một mục đích là thay đổi khả năng vận hành của chiếc xe thông qua việc kiểm soát các hệ thống như động cơ, hệ thống phanh, hệ thống treo, hệ thống lái, hệ thống khí thải, hệ thống kiểm soát lực kéo hay hệ thống cân bằng điện tử.
Dưới đây là danh sách những nhóm các chế độ lái và mục đích của chúng:
1. Normal/Comfort: Đây thường là chế độ lái mặc định trên các mẫu xe. Chế độ lái Normal/Comfort cung cấp các cài đặt cân bằng hướng đến sự thoải mái. Ở chế độ này, vô lăng được nới lỏng và hệ thống treo được thiết lập ở mức êm ái.
Mỗi nhà sản xuất ôtô gọi các chế độ lái của họ theo những cách gọi riêng
2. Eco/Eco Pro: Chế độ lái eco dùng để tối ưu khả năng tiết kiệm nhiên liệu bằng cách giảm phản ứng chân ga và chuyển số tiếp theo càng sớm càng tốt. Các mẫu xe thể thao thường không có chế độ eco.
3. Mud/Snow: Chế độ bùn hoặc tuyết đảm bảo lực kéo cho xe tốt hơn. Khi cài chế độ này, chiếc xe có xu hướng về và giữ ở các cấp số thấp, phản hồi chân ga cũng bị giảm tương tự như chế độ eco, hệ thống kiểm soát lực kéo được tối ưu hóa để tăng khả năng bám đường.
4. Sport/Power: Chế độ thể thao hướng tới cảm giác lái “bốc” và thậm chí còn có thể vô hiệu hóa một số thiết bị hỗ trợ lái xe. Phản ứng chân ga được cải thiện, hệ thống treo trở nên cứng vững hơn. Ngoài ra, van xả bên trong một số mẫu xe có thể được lập trình để mở hé, tạo ra những tiếng “gầm rú” bên trong động cơ.
5. Custom: Một số ôtô cho phép người dùng có thể cài đặt chế độ lại tùy chọn theo nhu cầu sử dụng cá nhân.
6. EV: Những mẫu xe sử dụng hệ thống truyền động hybrid sẽ có chế độ EV. Khi kích hoạt chế độ này, chiếc xe sẽ ngắt truyền động từ động cơ đốt trong và chạy hoàn toàn bằng năng lượng điện cho đến khi pin cạn kiệt.
Giải thích các chế độ lái trên các mẫu xe hơi ngày nay
Trong những chiếc xe hơi hiện đại, tài xế sẽ bắt gặp nhiều lựa chọn chế độ lái khác nhau. Vậy các chế độ lái để làm gì? Vì sao chế độ lái Thể thao xuất hiện trên các mẫu xe hơi gia đình như Toyota Camry hay Honda CR-V?
Mỗi nhà sản xuất ôtô gọi các chế độ lái của họ theo những cách gọi riêng. Chế độ Default của hãng xe A có thể sẽ được gọi là Comfort ở hãng xe B hay Standard ở hãng xe C. Tương tự, cùng chế độ thể thao nhưng sẽ có những tên gọi khác nhau như Sport Plus hay Track.
Mặc dù tên gọi khác nhau nhưng các chế độ lái đều hướng đến một mục đích là thay đổi khả năng vận hành của chiếc xe thông qua việc kiểm soát các hệ thống như động cơ, hệ thống phanh, hệ thống treo, hệ thống lái, hệ thống khí thải, hệ thống kiểm soát lực kéo hay hệ thống cân bằng điện tử.
Dưới đây là danh sách những nhóm các chế độ lái và mục đích của chúng:
1. Normal/Comfort: Đây thường là chế độ lái mặc định trên các mẫu xe. Chế độ lái Normal/Comfort cung cấp các cài đặt cân bằng hướng đến sự thoải mái. Ở chế độ này, vô lăng được nới lỏng và hệ thống treo được thiết lập ở mức êm ái.
2. Eco/Eco Pro: Chế độ lái eco dùng để tối ưu khả năng tiết kiệm nhiên liệu bằng cách giảm phản ứng chân ga và chuyển số tiếp theo càng sớm càng tốt. Các mẫu xe thể thao thường không có chế độ eco.
3. Mud/Snow: Chế độ bùn hoặc tuyết đảm bảo lực kéo cho xe tốt hơn. Khi cài chế độ này, chiếc xe có xu hướng về và giữ ở các cấp số thấp, phản hồi chân ga cũng bị giảm tương tự như chế độ eco, hệ thống kiểm soát lực kéo được tối ưu hóa để tăng khả năng bám đường.
4. Sport/Power: Chế độ thể thao hướng tới cảm giác lái "bốc" và thậm chí còn có thể vô hiệu hóa một số thiết bị hỗ trợ lái xe. Phản ứng chân ga được cải thiện, hệ thống treo trở nên cứng vững hơn. Ngoài ra, van xả bên trong một số mẫu xe có thể được lập trình để mở hé, tạo ra những tiếng "gầm rú" bên trong động cơ.
5. Custom: Một số ôtô cho phép người dùng có thể cài đặt chế độ lại tùy chọn theo nhu cầu sử dụng cá nhân.
6. EV: Những mẫu xe sử dụng hệ thống truyền động hybrid sẽ có chế độ EV. Khi kích hoạt chế độ này, chiếc xe sẽ ngắt truyền động từ động cơ đốt trong và chạy hoàn toàn bằng năng lượng điện cho đến khi pin cạn kiệt.
Tóm lại, các chế độ lái mang đến cho một chiếc xe những khả năng vận hành khác nhau để phù hợp với điều kiện di chuyển. Một chiếc sedan hay SUV gia đình sở hữu chế độ lái thể thao sẽ giúp tăng thêm sự phấn khích khi lái xe cho người lái, mặc dù tính "thể thao" của những chiếc xe hơi này cách xa so với những chiếc xe thể thao thực thụ.
10 cải tiến công nghệ và ứng dụng mới cho ngành công nghiệp ô tô năm 2021 Công nghệ ngày càng phát triển dẫn đến phụ kiện cho xe ô tô ngày càng cải tiến và mang đến nhiều trải nghiệm tuyệt vời cho người lái xe. Sau đây là những cải tiến công nghệ đáng chú ý nhất trên xe ô tô năm 2021 mà các tài xế không thể bỏ qua. 1. Màn hình Head-up lớn, đẹp và...