Tìm hiểu các bộ phận cơ bản trên ô tô
Nắp capô, lưới tản nhiệt, vô lăng hay cần số… là những bộ phận cơ bản trên ô tô mà chắc hẳn ai cũng từng nghe qua, nhưng liệu có bao nhiêu người hiểu được chức năng của chúng?
Các bộ phận cơ bản của một chiếc ô tô.
Trên thực tế, không ít người sở hữu ô tô chỉ quan tâm tìm hiểu về những yếu tố có phần phức tạp như thiết kế, trang bị, khả năng vận hành hay tính năng an toàn. Thế nhưng, đa số lại quên mất sự cần thiết của việc nắm vững cấu tạo cơ bản của ngoại, nội thất, trong khi đây lại là những thông tin cực kỳ hữu ích giúp vận hành xe một cách trơn tru và hiệu quả.
1. Ngoại thất
Nắp ca-pô: Là phần khung kim loại ở phía đầu xe có công dụng bảo vệ cho khoang động cơ, có thể đóng mở để bảo trì và sửa chữa các bộ phận bên trong.
Lưới tản nhiệt: Hầu hết ô tô đều trang bị lưới tản nhiệt ở mặt trước để bảo vệ bộ tản nhiệt và động cơ, đồng thời cho phép không khí luồn vào bên trong. Ngoài ra, lưới tản nhiệt có thể được đặt ở một số vị trí như phía trước bánh xe (để làm mát hệ thống phanh) hoặc trên phía sau xe, đối với các xe có động cơ đặt sau.
Các bộ phận ở ngoại thất chiếc ô tô.
Đèn pha: Là thiết bị chiếu sáng thường đặt ở hai góc trái phải nối liền giữa nắp capô và mặt trước của xe. Đèn pha tạo ra luồng sáng mạnh và tập trung, chiếu ngang mặt đường và có khả năng chiếu sáng khoảng 100 m. Đèn pha có thể được dùng kết hợp với đèn cốt (đèn chiếu gần) trong cùng một chóa đèn, hoặc lắp bổ sung cho độ chiếu sáng tối ưu.
Video đang HOT
Cản: Là cấu trúc gắn liền hoặc được tích hợp vào phía trước và phía sau của ô tô để hấp thụ lực tác động khi xảy ra va chạm, góp phần giảm thiểu chấn thương cho người ngồi trong xe và hư hại ở các bộ phận khác.
Kính chắn gió: Là một dạng cửa sổ kính nằm ở phía trước của ô tô, không chỉ có công dụng chắn gió, bụi, mưa… vào trong xe, mà còn tham gia vào việc gia tăng độ cứng vững cho kết cấu xe và bảo vệ an toàn cho hành khách trong một số tình huống va chạm.
Gương chiếu hậu: Là gương được gắn bên góc của hai cửa trước nhằm mục đích hỗ trợ người lái nhìn thấy khu vực phía sau và hai bên của chiếc xe.
2. Nội thất
Vô lăng: Là một phần trong hệ thống lái được điều khiển bởi tài xế. Phần còn lại của hệ thống sẽ phản ứng với những tác động từ người lái lên vô lăng thông qua sự phối hợp giữa hai cặp cơ cấu lái bánh răng – thanh răng và trục vít – bánh vít, đồng thời có thể được hỗ trợ từ bơm thủy lực.
Các bộ phận bên trong nội thất của chiếc ô tô.
Bảng đồng hồ: Là một hệ thống thông tin bao gồm các đồng hồ, màn hình và đèn báo giúp người lái biết được thông tin về tình trạng hoạt động của một số hệ thống chính trong xe. Thông tin hiển thị dưới 2 dạng: kim hoặc số.
Đồng hồ đo tốc độ (Speedometer): Dùng để đo lường và hiển thị tốc độ tức thời của chiếc xe, là trang bị tiêu chuẩn trên các phương tiện gắn động cơ từ năm 1910, thường kết hợp với đồng hồ đo quãng đường (Odometer) để báo quãng đường xe đã đi được từ lúc bắt đầu hoạt động và đồng hồ hành trình (Tripmeter) để đo các khoảng cách ngắn.
Đồng hồ đo vòng tua: Là công cụ đo tốc độ quay của trục khuỷu động cơ, hiển thị số vòng/phút (RPM – Revolution per minute). Đối với xe số sàn, thông số này có ý nghĩa quan trọng, cho biết động cơ có đang hoạt động trong dải mô men xoắn tối ưu và tốc độ không tải có đạt chuẩn hay không. Còn với xe số tự động, người lái theo dõi đồng hồ để duy trì tình trạng hoạt động của động cơ ở dải vòng tua hợp lý và tiết kiệm nhiên liệu.
Bàn đạp ga: Là bộ phận trong ô tô mà khi tác động lực sẽ làm cho xe chạy nhanh hơn. Bàn đạp ga được điều khiển bởi chân phải và có công dụng kiểm soát lượng nhiên liệu bơm vào động cơ. Người lái đạp ga càng mạnh, nhiên liệu bơm vào động cơ càng lớn làm cho xe chạy nhanh hơn. Khi nhả chân ga, xe sẽ chạy chậm lại. Bàn đạp ga phản ứng rất nhanh nhạy dù lực tác động không lớn.
Bàn đạp phanh: Bộ phận này cũng được điều khiển bởi chân phải và sử dụng trong trường hợp muốn giảm tốc độ hoặc dừng hẳn xe lại. Khi người lái tác động lên bàn đạp phanh, dầu phanh trong hệ thống sẽ di chuyển theo các đường ống dẫn đến các xi lanh bánh xe, dưới tác dụng của lực sinh ra do áp suất dầu phanh tác động lên piston, cơ cấu phanh sẽ thực hiện nhiệm vụ giảm tốc hoặc dừng xe. Thời gian và quãng đường để xe phanh phụ thuộc vào lực tác động lên bàn đạp. Tuy nhiên, tốt nhất người lái nên tăng áp lực dần dần cho đến khi xe đạt được tới điểm dừng một cách nhẹ nhàng, tránh phanh gấp.
Bàn đạp ly hợp (chỉ có trên xe số sàn): Bàn đạp này được điều khiển bằng chân trái của người lái và sử dụng khi muốn điều khiển xe ra khỏi một vị trí cố định, chuyển số và dừng xe mà không làm cho động cơ bị tắt đột ngột. Để xe chuyển động không bị rung giật, khi nhả bàn đạp ly hợp cần thực hiện theo trình tự: Khoảng 2/3 hành trình đầu nhả nhanh cho đĩa ma sát của ly hợp tiếp giáp với bánh đà, khoảng 1/3 hành trình sau nhả từ từ để tăng dần mô men xoắn truyền từ động cơ đến hệ thống truyền lực. Khi nhả hết bàn đạp ly hợp, người lái nên đặt chân xuống sàn xe để tránh hiện tượng trượt ly hợp.
Cần số: vận hành cùng với bộ ly hợp. Việc điều khiển cần số sẽ tác động lên sự ăn khớp giữa các bánh răng trong hộp số, làm thay đổi sức kéo và tốc độ chuyển động của ô tô.
Thiết kế, trang bị hay thông số kỹ thuật động cơ là những yếu tố cố định theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất, dù chủ xe có hiểu rõ cũng không ứng dụng được nhiều vào quá trình sử dụng. Trong khi đó, một khi nắm vững nguyên lý hoạt động của các bộ phận được đề cập như trên, người lái có thể linh hoạt điều khiển chiếc xe tùy theo từng điều kiện khác nhau, từ đó tối ưu hóa khả năng vận hành cho chiếc xe. Chính vì thế, đừng nên xem thường bất cứ chi tiết cơ bản nào, bởi một cơ cấu đơn giản cũng có thể sở hữu công dụng to lớn.
Theo thanhnien.vn
Toyota Vios hút khách nhờ gói kích cầu cuối năm
Vios không chỉ là mẫu xe hút khách nhất của Toyota mà còn là mẫu xe bán chạy nhất tại thị trường Việt Nam. - 360 xe
Toyota Vios được giảm giá tới gần 30 triệu đồng tại một vài đại lý
Nhằm kích cầu mua sắm dịp cuối năm, Công ty Ô tô Toyota Việt Nam (TMV) đã thực hiện chương trình ưu đãi "Vios trao tay, nhận ngay quà tặng" đối với mẫu xe này trong 2 tháng cuối cùng của năm 2018.
Theo đó, khách hàng mua xe Toyota Vios phiên bản 1.5G CVT sẽ được nhận 2 năm bảo hiểm thân vỏ Toyota. Đối với khách hàng mua Toyota Vios phiên bản 1.5E CVT và 1.5E MT sẽ có hai lựa chọn ưu đãi gồm: 2 năm bảo hiểm thân vỏ Toyota hoặc 1 năm bảo hiểm thân vỏ đi cùng gói phụ kiện bao gồm đầu DVD và camera lùi.
Toyota Vios thế hệ mới không chỉ thay đổi hoàn toàn về thiết kế nội, ngoại thất mà còn được nâng cấp về trang bị, công nghệ an toàn
Theo tìm hiểu của PV từ các đại lý, khách hàng mua Toyota Vios hiện nay không những được tặng bảo hiểm thân vỏ mà còn được giảm giá trực tiếp tiền mặt. Cụ thể, theo nhân viên đại lý Toyota Long Biên, càng gần Tết, nhu cầu mua ô tô càng tăng cao đối với hầu hết các mẫu xe du lịch của TMV, đặc biệt Toyota Vios. Hiện tại, tất cả các phiên bản Vios tại đây được giảm giá thêm 9 triệu đồng và nhận được đầy đủ chương trình ưu đãi từ phía TMV đối với mẫu xe này. Bên cạnh đó, khách hàng cũng có lựa chọn chỉ lấy nửa quà (1 năm bảo hiểm thân vỏ) và được giảm thêm 9 triệu đồng tiền mặt, nâng mức giảm giá đối với Toyota Vios hiện nay lên thành 18 triệu đồng đi kèm 1 năm bảo hiểm chính hãng Toyota.
Tương tự, nhân viên kinh doanh đại lý Toyota Hà Đông cho biết tại đây, Vios hiện cũng đang được giảm giá từ 18 - 26 triệu đồng tùy từng phiên bản. Phiên bản E số sàn và số tự động giảm giá 26 triệu đồng và bản G cao cấp nhất giảm giá 18 triệu đồng.
Đầu tháng 8/2018 vừa qua, TMV đã giới thiệu tới khách hàng mẫu Vios thế hệ mới, thay đổi hoàn toàn thiết kế cũng như thêm nhiều trang bị an toàn. Khi vận hành, Toyota Vios 2018 cho cảm giác ngồi bên trong tốt hơn hẳn so với thế hệ cũ. Khi chạy trong đường phố, chiếc xe tỏ ra linh hoạt bởi kiểu dáng nhỏ gọn. Đạp ga tăng tốc từ từ, chiếc xe gần như không có tiếng ồn phát ra từ động cơ và chân ga tương đối nhạy, vận hành mượt mà khi đi trong phố. Cách âm của xe cũng được cải thiện so với thế hệ trước, tiếng động cơ không bị lọt vào bên trong cabin nhiều, đi kèm hệ thống treo và khung gầm tốt giúp chiếc xe vận hành êm ái.
Toyota Vios 2018 cho cảm giác lái chắc chắn, an toàn hơn so với thế hệ cũ
Các trang bị an toàn trên Vios 2018 gồm hệ thống hỗ trợ cân bằng thân xe VSC, 7 túi khí, đạt tiêu chuẩn an toàn 5 sao ASEAN NCAP. Ngoài ra Vios phiên bản G và E còn được tranh bị thêm hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc HAC và cảm biến lùi.
Cảm nhận hệ thống cân bằng điện tử trên xe hoạt động rõ ràng khi vào cua hay đánh lái gấp. Thân xe ổn định, không bị chòng chành và rất chắc chắn. Dù đánh lái hay vào cua ở tốc độ cao, khi cầm lái chiếc xe vẫn cảm giác rất an toàn và đây là điểm rất ấn tượng trên Toyota Vios thế hệ mới.
Kể từ khi chính thức được bán ra từ tháng 8/2018, Toyota Vios đã thể hiện rõ sức hút của mình khi trong 3 tháng liên tiếp, mẫu xe này vẫn là mẫu sedan bán chạy nhất thị trường Việt Nam. Sau một tháng ra mắt, trong tháng 9 và tháng 10, Toyota Vios 2018 liên tiếp đạt doanh số kỷ lục, trung bình bán 2.400 xe/tháng và trở thành mẫu xe bán chạy nhất nhất Việt Nam. Doanh số này cũng được xem cao hơn nhiều so với thế hệ cũ trước đây.
Theo Báo Mới
Toyota Hilux bổ sung thêm phiên bản GR Sport, giới hạn 420 chiếc Hilux GR Sport được vinh dự là "chiếc xe thương mại đầu tiên" của bộ phận Toyota Gazoo Racing. Bên cạnh bộ phận phát triển xe hiệu năng cao TRD ( Toyota Racing Developmen), Toyota còn sở hữu đội ngũ Gazoo Racing chuyên nghiên cứu và chế tạo các mẫu xe cho các giải đua Rally trên toàn thế giới. Và mới đây...