Tìm hiểu bộ tộc miền núi khuyến khích đổi vợ và thỏa mái hôn người lạ
Tại đây, đàn ông và phụ nữ được hôn nhau một cách nóng bỏng mà không cần quan tâm đến tình trạng hôn nhân của đối phương, nếu thích họ còn có thể vui vẻ đổi vợ cho nhau.
Bộ tộc Drokpa (hay Brogpa) là một bộ tộc nhỏ sinh sống dọc theo sông Indus ở vùng Jammu và Kashmir ở miền bắc Ấn Độ, một bộ lạc cổ xưa được gọi là những người Aryans cuối cùng của dãy Himalaya – Ảnh Daily Mail.
Bộ tộc được cho là có nguồn gốc từ quân đội của Alexander đại đế di cư tới đây – Ảnh Daily Mail.
Người dân bộ tộc cổ xưa này diện áo len, áo choàng da dê và tô điểm cho mình bằng những chiếc mũ trùm đầu. Phụ nữ có trang sức làm từ hoa, lông và vỏ sò – Ảnh Aljazeera.
Người dân bộ tộc chủ yếu là làm nông, nơi thiên nhiên khá ưu đãi cho họ. Tuy nhiên hiện nay, đối với nhiều người dân địa phương, du lịch mạng lại nguồn thu nhập đáng kể cho họ vào mùa hè. “Hiện tại, chúng tôi thu 5 USD đối với mỗi du khách muốn chụp ảnh và mặc trang phục truyền thống của người Drokpa. Bạn sẽ phải trả nhiều hơn nếu muốn quay video”, Thinley Aryan, một thành viên của bộ tộc Drokpa, cho biết – Ảnh Aljazeera.
Các thành viên của cộng đồng Drokpa đều theo đạo Phật Tây Tạng – Ảnh Aljazeera.
Người dân bộ tộc hiện vẫn sử dụng biểu tượng chữ Vạn cổ tiếng Phạn như một nét văn hóa đặc biệt của mình – Ảnh Daily Mail.
Một điểm đặc sắc trong văn hóa của người Drokpa là các nhóm đàn ông và phụ nữ đứng xếp thành hàng rồi hôn nhau một cách tự nhiên và nóng bỏng mà không cần quan tâm đến tình trạng hôn nhân của mình cũng như đối phương. Đàn ông ở đây được khuyến khích đổi vợ trong nội bộ cộng đồng – Ảnh Aljazeera.
Đàn ông trong bộ tộc cũng diện những chiếc mũ bằng hoa trong các dịp lễ tết. Người dân bộ tộc yêu những buổi tiệc và nhảy múa – Ảnh Daily Mail.
Người dân bộ tộc này hiện chỉ còn khoảng 3.000 người – Ảnh Daily Mail.
Minh Minh
Tò mò về cuộc sống ở "Tây Lương Nữ Quốc" có thật trên thế giới
Trong tác phẩm Tây Du Ký, Tây Lương Nữ Quốc được miêu tả là vùng đất mà phụ nữ nắm mọi quyền hành. Các nhà nghiên cứu đã tìm được vùng đất này ngoài đời thực là bộ tộc Mosuo sống dọc theo hồ Lugu (Tứ Xuyên, Trung Quốc).
Bộ tộc Mosuo ở Trung Quốc được mệnh danh là Tây Lương Nữ Quốc ngoài đời thực. Các thành viên của bộ tộc này sinh sống ở những ngôi làng dọc theo hồ Lugu, tỉnh Tứ Xuyên.
Người Mosuo hay người Nạp Nhật, là hậu duệ của dân tộc Khương cổ đại. Theo "Nguyên sử địa lý chí" của Trung Quốc, bộ tộc Mosuo đã di cư từ cao nguyên Himalaya đến vùng hồ Lugu từ hơn 1.500 năm trước.
Bộ tộc Mosuo theo chế độ mẫu hệ. Điều này được thể hiện rõ rệt trong mọi hoạt động đời sống. Cụ thể, trong mỗi gia đình, phụ nữ đều đóng vai trò trụ cột của gia đình. Họ nắm mọi quyền hành trong gia đình từ việc cai quản lương thực, tài sản đất đai và có quyền quyết định tất cả mọi việc của tất cả các thành viên còn lại.
Nam giới làm những công việc như cày ruộng, xây dựng, sửa nhà và giết mổ gia súc và chăm sóc con cái.
Đàn ông hoàn toàn phục tùng mọi quyết định của phụ nữ mà không có bất cứ hành động phản đối nào.
Không những vậy, phụ nữ bộ tộc Mosuo có quyền yêu đương và có con với bất cứ người đàn ông nào mà họ muốn.
Đứa trẻ sau khi chào đời sẽ do gia đình người phụ nữ chịu trách nhiệm nuôi dưỡng và giáo dục.
Người Mosuo không có khái niệm kết hôn, ly dị, chồng hay cha. Vì vậy, họ có thể thoải mái sống với người đàn ông mà mình thích từ năm 13 tuổi.
Đến khi nào chán người đàn ông đó thì người phụ nữ sẽ tìm kiếm tình yêu mới mà không có bất cứ ràng buộc nào.
Thế nhưng, nhiều phụ nữ bộ tộc Mosuo thường gắn bó với một người đàn ông duy nhất sau khi có con chung.
Mời độc giả xem video: Người phụ nữ bị phạt 200.000 đồng vì... không đeo khẩu trang. Nguồn: VTC Now.
Tâm Anh
Bộ tộc dùng nước tiểu và phân bò nhưng quyết không ăn thịt chúng Các thành viên của một bộ tộc ở châu Phi sử dụng sữa, nước tiểu và phân bò, nhưng không bao giờ ăn thịt chúng. Bộ tộc Mundari ở Nam Sudan tôn sùng bò và luôn đối xử với chúng giống như người. Những hình ảnh này được chụp bởi nhiếp ảnh gia Roberto Pazzi, 46 tuổi, trong hai tuần khám phá vùng...