Tìm gốc sưa quý hiếm bên bờ sông Son
UBND huyện Bố Trạch huy động công an, kiểm lâm cùng máy múc đào bới trong 2 ngày qua để tìm gốc gỗ sưa bên bờ sông Son.
Sáng 14/7, tại bờ sông Son đoạn qua xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch, nhà chức trách huyện Bố Trạch tiếp tục đào tìm gốc sưa. Hàng chục công an, kiểm lâm bảo vệ việc tìm kiếm. Nhiều người dân đổ về theo dõi.
Ông Cao Thế Vĩnh, Chủ tịch UBND xã Xuân Trạch, cho biết cách đây 2-3 năm, một số người dân phát hiện gốc sưa ở bờ sông Son, nhưng giấu chính quyền. “Họ tự đào bới được một số mảnh gỗ. Sau đó, chủ mảnh đất không cho nhóm này đào tìm”, ông Vĩnh nói.
Đến nay, người dân báo với chính quyền xã. Do lo ngại người dân tự tổ chức đào tìm gây mất trật tự, UBND huyện Bố Trạch giao xã Xuân Trạch tổ chức tìm kiếm. Máy múc đào sâu 3 m, dài hàng chục m.
Hiện trường tìm kiếm gốc gỗ sưa. Ảnh: MP
Sau 2 ngày, nhà chức trách Xuân Trạch tìm được khoảng nửa bao tải, mảnh to nhất tầm một kg gỗ đã mục ải, dùng tay bẻ nát được. Ban đầu, kiểm lâm xác định giống gỗ sưa, ông Vĩnh cho biết.
Ông Đoàn Văn Ngãi, Hạt trưởng Kiểm lâm Bố Trạch, cho biết đang lưu giữ các mẫu gỗ này. “Các mẫu có nét giống gỗ sưa, nhưng cần cơ quan chuyên môn mới khẳng định được”, ông Ngãi nói. Nếu việc đào bới không có kết quả, nhà chức trách đổi phương pháp sang nạo hút ở lòng sông.
Video đang HOT
Trước đó tháng 2/2014, tại ngầm suối Troóc, thôn Khe Gát, xã Xuân Trạch, từ phát hiện của hai cha con người đánh cá, kiểm lâm huyện Bố Trạch đã trục vớt được gốc gỗ sưa nặng 2,1 tấn. Hàng trăm người đổ về khu vực này tranh nhau trục vớt. Gốc sưa được định giá 17 tỷ đồng, hiện trưng bày ở Bảo tàng tỉnh Quảng Bình.
Gỗ sưa (hay huê) tên khoa học là Dalbergia tonkinensis Prain , là loại quý hiếm có tên trong nhóm 1A, cấm mua bán dưới mọi hình thức.
Du lịch cộng đồng: Mùa dịch, khó chồng khó!
Du lịch cộng đồng đã đem lại nhiều lợi ích kinh tế-xã hội cho người dân địa phương thông qua tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
Tuy nhiên, dịch bệnh Covid-19 bùng phát đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động du lịch nói chung và các mô hình du lịch cộng đồng nói riêng.
Thực tế đó đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi phải có những đổi mới mạnh mẽ trên mọi phương diện đối với loại hình du lịch này.
Xã Hưng Trạch (Bố Trạch) là một trong những địa phương có nhiều mô hình du lịch cộng đồng thu hút khách quốc tế cũng như du khách trong nước đến tham quan và trải nghiệm.
Hiện toàn xã có 19 mô hình, trong đó nổi bật là làng du lịch Bồng Lai.
Trước đây, Bồng Lai được biết đến là thung lũng hoang vu, trùng điệp núi rừng, dân cư thưa thớt, giao thông đi lại khó khăn. Tuy nhiên, với những tiềm năng sẵn có cùng với sự sáng tạo của người dân, Bồng Lai đã trở thành một làng du lịch cộng đồng ấn tượng.
Khu Hung Lầm, xã Xuân Trạch (Bố Trạch) là một trong những điểm đến mới hấp dẫn du khách trong nước cũng như quốc tế.
Đến với làng Bồng Lai, mỗi điểm du lịch nơi đây sẽ cho du khách một trải nghiệm khác nhau, các ý tưởng trải nghiệm phong phú đa dạng. Nếu như Đồng Soi Farm là nông trại rộng lớn, có vườn trồng rau, trồng hoa, chăn nuôi cừu và cối xay gió, du khách có thể ngắm cảnh, tận hưởng không khí trong lành...thì The Duck Stop lại trồng rất nhiều ổi và các loại cây nông sản khác, du khách có thể tự mình trải nghiệm công việc nhà nông, cưỡi trâu bơi qua sông hay thưởng thức bánh xèo của gia chủ với hương vị rất riêng, đậm chất Quảng Bình.
Hay ở Wild Boar Eco Farm, du khách sẽ được tham quan trang trại nuôi lợ
n rừng, gà kiến, vườn trồng hồ tiêu, trải nghiệm trò chơi xích đu mạo hiểm của trang trại... Hầu hết khách du lịch, đặc biệt là du khách nước ngoài đều bày tỏ sự tò mò, thích thú với các trải nghiệm làm nông dân; đồng thời, đây cũng chính là cơ hội để du khách khám phá sự khác biệt về văn hóa cũng như tập quán sản xuất nông nghiệp.
Không chỉ Bồng Lai, thời gian qua, nhiều mô hình du lịch trải nghiệm mới, hấp dẫn cũng được mở ra trên các địa phương khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng. Ở xã Xuân Trạch, Bố Trạch có Hung Lầm-điểm du lịch cộng đồng mới được 2 gia đình ông Nguyễn Khắc Ánh và Nguyễn Đức Huấn đầu tư làm trang trại kết hợp với du lịch.
Dù mới đưa vào hoạt động nhưng Hung Lầm đã thu hút nhiều du khách quốc tế cũng như nội địa đến tham quan và trải nghiệm. Đến đây, du khách sẽ được ngắm nhìn phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, cùng với đó là thưởng thức ẩm thực do chính tay các chủ trang trại nấu theo cách riêng của mình .
Tuy nhiên, hoạt động du lịch cộng đồng trên đìa bàn tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt khi dịch Covid-19 bùng phát. Theo tìm hiểu của chúng tôi, khi dịch bệnh diễn ra, nhiều cơ sở du lịch cộng đồng chuyên đón khách nước ngoài hầu như phải đóng cửa.
Theo anh Trần Ngọc Quỳnh, chủ The Duck Stop cho biết: "Phần lớn các điểm du lịch ở Bồng Lai đều làm kinh tế trang trại gắn với dịch vụ du lịch nên thu hút phần lớn khách nước ngoài. Vì thế từ khi dịch bệnh bùng phát, hầu hết các điểm du lịch cộng đồng nơi đây phải đóng cửa hoàn toàn vì không có khách. Khi đóng cửa, chúng tôi không có nguồn thu từ dịch vụ du lịch nên gặp rất nhiều khó khăn để duy trì, bảo dưỡng cơ sở vật chất. Mong rằng dịch bệnh sớm được kiểm soát để du lịch được hoạt động trở lại, nâng cao thu nhập cho người dân".
Đặc biệt, nhiều gia đình tham gia làm du lịch cộng đồng, khi chưa hoàn vốn thì gặp ngay thời điểm dịch bệnh Covid-19, lượng du khách ít, nguồn thu vào rất hạn chế, không đủ trang trải các chi phí hoạt động, như: tu sửa cơ sở vật chất, trả lãi ngân hàng, trả lương cho nhân viên...
Được đầu tư khá nhiều hạng mục nhưng Star Lake Hill vẫn vắng bóng khách trong mùa du lịch.
Anh Lê Mạnh Hùng, ở phường Đồng Hải (TP. Đồng Hới) chủ mô hình Star Lake Hill cho hay: "Năm 2018, thấy tiềm năng và lợi thế của du lịch cộng đồng nên tôi đã cùng người bạn mở khu vui chơi, ăn uống Star Lake Hill tại xã Hưng Trạch, Bố Trạch. Nhưng khi mô hình đi vào hoạt động thì dịch bệnh bùng phát, từ đó đến naym khách vắng vẻ, thu không đủ bù chi. Giờ đây, nếu đóng cửa thì không thu hồi được vốn, mà tiếp tục duy trì thì không đủ kinh phí, khó khăn chồng chất khó khăn!".
Theo ông Lê Thế Lực, Phó Giám đốc Sở Du lịch, du lịch cộng đồng ở Quảng Bình thời gian qua đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi diện mạo nhiều vùng nông thôn, cải thiện cuộc sống của người dân, đóng góp tích cực vào việc bảo tồn, phát huy, lan tỏa các giá trị văn hóa đặc sắc của người dân bản địa.
Tuy nhiên, hai năm trở lại đây, dịch bệnh bùng phát, hoạt động du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng bị ảnh hưởng nặng nề. Mong muốn của sở cũng như người dân làm du lịch là được Nhà nước ưu tiên giãn nợ, khoanh nợ và hỗ trợ các chi phí khác cho những gia đình làm du lịch cộng đồng nhằm duy trì mô hình, vượt qua khó khăn trong mùa dịch.
Về lâu dài, để du lịch cộng đồng phát triển ngày càng bền vững, các ngành chức năng cũng như chính quyền địa phương cần phải có quy hoạch khu du lịch cộng đồng cụ thể và rõ ràng, tăng cường chức năng quản lý Nhà nước, hướng dẫn cho người dân làm đúng và hiệu quả mô hình du lịch cộng đồng.
Ngoài ra, cũng cần nghiên cứu thành lập các hiệp hội du lịch cộng đồng để gắn kết các thành viên tham gia, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm để cùng nhau phát triển, tránh tình trạng mạnh ai nấy chạy, cạnh tranh không lành mạnh; khuyến khích các mô hình du lịch cộng đồng theo kiểu vừa sản xuất vừa gắn với dịch vụ du lịch nhằm hạn chế ảnh hưởng khi hoạt động du lịch bị ngưng trệ do dịch bệnh, thiên tai, thời tiết bất lợi...
Tới Quảng Bình nghe truyền thuyết về dòng sông Son Từ lâu, Quảng Bình nổi tiếng gần xa với nhiều di tích lịch sử và những thắng cảnh đẹp như động Phong Nha, hang Én, suối nước Moọc hay dòng sông Son thơ mộng. Nơi đây gắn liền với câu chuyện tình yêu rất cảm động. Sông Son (sông Tróc) là chi lưu của sông Gianh ở Bắc Trung Bộ Việt Nam. Sông...