Tìm giải pháp để TP.HCM thông với Tây Nam bộ
Các chuyên gia cho rằng cần cải thiện hiệu quả mạng lưới đường bộ bằng cách ưu tiên hoạt động vận tải công suất lớn để tăng năng lực lưu thông hàng hóa.
Sáng nay 29-6, đông đảo học giả, chuyên gia, nhà khoa học trong nước và quốc tế tham gia hội thảo “Hạ tầng giao thông khu vực Nam bộ: Vấn đề và giải pháp phát triển” do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức. Trọng tâm chính của hội thảo là tập trung vào các định hướng quan trọng, thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Ông Jim Bradley, chuyên gia giao thông đến từ Anh quốc, nhận định tình trạng tắc nghẽn giao thông diễn ra thường xuyên trên các tuyến đường nối từ TP.HCM về các tỉnh ĐBSCL là yếu tố kìm hãm sự phát triển và tăng trưởng kinh tế của toàn vùng.
Trả lời Pháp Luật TP.HCM trước thềm hội thảo diễn ra, ông Jim Bradley cho rằng một trong những nguyên nhân dễ nhận thấy nhất là cơ sở hạ tầng chưa hoàn chỉnh. Hiện chỉ có tuyến quốc lộ (QL) 1A và QL 22 nối trực tiếp từ TP.HCM với các tỉnh phía Nam TP. Sức chứa của các tuyến đường này không thể đáp ứng được khối lượng phương tiện di chuyển. Thứ hai, phương tiện di chuyển chủ yếu là các xe tải nhỏ, ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả vận tải hàng hóa. Cuối cùng là vấn đề nguồn vốn và đầu tư, ở thời điểm hiện tại vẫn chưa thu hút được nguồn đầu tư khả thi nào, ngay cả đầu tư đối tác công tư (PPP) cũng gặp nhiều khó khăn.
Sau nghỉ lễ 30-4 và 1-5, người dân các tỉnh miền Tây ồ ạt trở lại TP.HCM khiến tuyến QL 60 và cầu Rạch Miễu (Bến Tre) kẹt xe nghiêm trọng. Ảnh: ĐÔNG HÀ
Video đang HOT
Về giải pháp, ông Jim Bradley cho rằng ưu tiên hàng đầu trong chiến lược quản lý tình trạng tắc nghẽn là phải thực hiện các biện pháp quản lý nhu cầu giao thông đối với không gian đường bộ. Ngoài ra, cũng có thể cải thiện hiệu quả mạng lưới đường bộ bằng cách ưu tiên hoạt động vận tải công suất lớn.
Ông Nguyễn Đỗ Dũng, chuyên gia quy hoạch đô thị, Giám đốc điều hành enCity (Singapore), cho rằng với nguồn lực hạn chế nên tập trung phát triển giao thông khu vực lõi của đồng bằng. “Đó là những nơi có nền đất cao, đã có nền tảng hạ tầng tốt và đã là nơi tập trung đô thị chính của hầu hết các tỉnh giống như mô hình vùng đô thị Ranstad của Hà Lan” – ông Dũng giải thích.
Ông Nguyễn Văn Được, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Long An, thì quan tâm đến quy hoạch “tuyến đường động lực” từ TP.HCM đi các tỉnh Long An, Tiền Giang. Cụ thể, tuyến đường kết nối từ đường Phạm Hùng
(TP.HCM) đi qua tỉnh Long An đến ngã ba Trung Lương (Tiền Giang) với tổng chiều dài toàn tuyến gần 60 km, quy hoạch, quy mô mặt cắt ngang toàn tuyến rộng 40 m sẽ tạo nên một trục động lực quan trọng. Bởi lẽ tuyến đường này có thể làm giảm áp lực giao thông đáng kể trên các tuyến QL 1, QL 50. Đồng thời, việc đầu tư tuyến đường sẽ hình thành quỹ đất rất lớn để phát triển công nghiệp – đô thị dọc theo tuyến.
“Tỉnh Long An kiến nghị trung ương cho chủ trương để tỉnh làm chủ đầu tư theo hình thức PPP. Đồng thời, Long An sẽ lập quy hoạch xây dựng khai thác quỹ đất dọc hai bên tuyến thuộc địa bàn tỉnh Long An để kêu gọi đầu tư” – ông Được nói.
Khai thông giao thông thủy
Ông Bùi Đào Thái Trường, nhóm tư vấn chiến lược Roland Berger, đơn vị xây dựng tầm nhìn chiến lược phát triển cho tỉnh Bến Tre, cho rằng hiện nay hạ tầng vận tải sông-biển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và ĐBSCL chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của vùng. Do đó, về cơ sở hạ tầng, nên tập trung mở rộng sức chứa của cảng biển cho hoạt động vận tải ven biển. Ngoài ra, phải tăng cường tích hợp liên phương thức, trong đó bao gồm đường bộ, đường sắt và kết nối các tuyến vận tải.
DIỄM ÁI – ĐẠI THẮNG
Theo PLO
Phải đặc biệt chú trọng khâu giải quyết các kiến nghị của nhân dân
Tại Hội nghị giao ban quý II/2019 của Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở thành phố Hà Nội mới đây, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng đề nghị, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội cần tiếp tục phát huy hơn nữa trong công tác giám sát, phản biện, đặc biệt phải chú trọng khâu giải quyết các kiến nghị của nhân dân.
Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm 2019, Thành ủy đã ban hành 5 văn bản chỉ đạo thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở, gắn với chủ đề công tác của năm và các nghị quyết của Trung ương. Hoạt động của Ban Chỉ đạo đồng bộ hơn, tập trung kiểm tra việc thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở tại các đơn vị.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng phát biểu kết luận.
Nhờ vậy đã đạt được những kết quả rõ nét như, nhận thức và hành động của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể được nâng lên; công tác tuyên truyền, vận động được triển khai khá tích cực. Đáng lưu ý, việc thực hiện Quy chế Dân chủ gắn với đối thoại được triển khai hiệu quả từ thành phố đến cơ sở...
"Những kết quả đạt được cho thấy, việc phát huy Quy chế Dân chủ ở cơ sở đã góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố trong 6 tháng đầu năm, đặc biệt là tiếp tục giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thủ đô. Đây có thể coi là "chìa khóa vàng" để phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tạo sự đoàn kết, đồng thuận, qua đó giúp mỗi địa phương, đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao", đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng nhấn mạnh.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng cũng chỉ rõ những tồn tại hạn chế, nhất là còn tình trạng một số địa phương triển khai công tác giải phóng mặt bằng chậm, gây bức xúc. Việc giải quyết kiến nghị sau các hội nghị tiếp dân cần được chỉ đạo, giải quyết dứt điểm những nguyện vọng chính đáng của nhân dân, tránh để việc tiếp dân thành hình thức hoặc phong trào.
Vì vậy, đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng yêu cầu các thành viên Ban Chỉ đạo đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền việc xây dựng và thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở bằng nhiều hình thức, thiết thực và phù hợp với từng nhóm đối tượng.
Cùng với đó, tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm thực hiện Quy chế Dân chủ của cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, đơn vị, nhất là trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đặc biệt, cần gắn việc thực hiện Quy chế Dân chủ với thực hiện nhiệm vụ chính trị của thành phố, các cơ quan, đơn vị, nhất là những khâu còn yếu.
Trưởng ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở thành phố Hà Nội cũng nêu rõ, thời gian tới, Thành phố sẽ thực hiện các nghị quyết của Trung ương về sắp xếp đội ngũ cán bộ không chuyên trách ở cơ sở. Do vậy, việc thực hiện Quy chế dân chủ phải gắn với nội dung này.
Bên cạnh đó, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội cần tiếp tục phát huy vai trò của mình trong công tác giám sát, phản biện, đặc biệt phải chú trọng khâu giải quyết các kiến nghị của nhân dân. Ngoài ra, cần hoàn thành việc kiểm tra thực hiện Quy chế Dân chủ tại 103 xã, phường, thị trấn còn lại trong 6 tháng đầu năm theo đúng kế hoạch.
Nguyễn Công
Theo LĐTĐ
Chị Lê Hồng Hạnh làm Chủ tịch Công đoàn cơ quan T.Ư Đoàn Chiều 24/6, Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan Trung ương Đoàn đã kiện toàn chức danh Chủ tịch Công đoàn cơ quan Trung ương Đoàn nhiệm kỳ 2017-2022. Đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy cơ quan Trung ương Đoàn tặng hoa chúc mừng chị Lê Hồng Hạnh Hội nghị đã bỏ phiếu bầu chị...