Tìm đường vòng
Chuyện tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa Nga và Nhật Bản được bàn đến nhưng giải pháp chưa thấy gần hơn trước chút nào.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe gặp nhau bên lề cuộc họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc – Ảnh: Reuters
Tại cuộc gặp bên lề khóa họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York (Mỹ) giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, chuyện tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa hai nước được bàn đến nhưng giải pháp chưa thấy gần hơn trước chút nào. Tuy nhiên không vì thế mà quan hệ song phương tiếp tục bị trì trệ. Trái lại, nó đang có được triển vọng cải thiện và phát triển mới. Và đó cũng là điều đáng chú ý nhất ở cuộc gặp này.
Cả hai phía đều có nhu cầu như nhau về thúc đẩy quan hệ hợp tác nhưng trở ngại lớn nhất lâu nay vẫn là tranh chấp chủ quyền lãnh thổ. Chuyện này đã tồn tại dai dẳng từ quá khứ lịch sử và sẽ vẫn còn như vậy trong tương lai. Vì thế mà giờ ông Putin và ông Abe xem ra đang cùng nhau tiếp cận theo cách khác để thúc đẩy quan hệ hợp tác khi mối bất hòa này vẫn tồn tại.
Họ thỏa thuận tiếp tục duy trì đàm phán về vấn đề này – trong thực chất thì đây là sự nhượng bộ của Nga đối với Nhật Bản – và không để chuyện tranh chấp cản trở quan hệ hợp tác hai bên cùng có lợi – trong thực chất thì đây là sự nhượng bộ nhiều hơn của Nhật Bản đối với Nga.
Video đang HOT
Hay nói cách khác, họ tìm đường đi vòng trong chuyện tranh chấp chủ quyền lãnh thổ. Tiếp xúc chính trị cấp cao được duy trì, hợp tác kinh tế và thương mại được thúc đẩy và đặc biệt nhất là chuyến thăm chính thức Nhật Bản của ông Putin, dự kiến vào cuối năm nay, được bắt đầu chuẩn bị. Như thế đủ để thấy kết quả cuộc gặp vừa qua giữa ông Abe và ông Putin ở New York quan trọng như thế nào đối với cặp quan hệ song phương này và cả cá nhân hai vị kia.
La Phù
Theo Thanhnien
Trung Quốc cảnh cáo Úc không theo Mỹ can thiệp vào Biển Đông
Một chiến lược gia quân sự cấp cao của quân đội Trung Quốc đã chỉ đích danh Úc để cảnh cáo nước này chớ nên "theo Mỹ một cách mù quáng" và can thiệp vào tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.
Lính hải quân Trung Quốc dùng ống nhòm quan sát Biển Đông từ tàu sân bay Liêu Ninh - Ảnh: Reuters
Hồi đầu tuần này, Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược Mỹ (CSIS) công bố ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Bắc Kinh đang xây đường băng thứ 3 tại đảo nhân tạo bồi đắp phi pháp ở Biển Đông.
Khi được hỏi về việc này, đại tá Lý Kiệt thuộc Học viện Quân sự của Hải quân Trung Quốc lớn lối cho rằng chính Mỹ mới là phía đã làm leo thang căng thẳng tại Biển Đông, tờ Financial Review (Úc) đưa tin ngày 16.9. Căng thẳng này gia tăng một phần cũng là do các ghé lần thăm Úc của máy bay ném bom và tàu tiếp dầu của quân đội Mỹ, theo ông Lý.
"Chúng ta cần phải hiểu lý do vì sao Mỹ điều động các loại khí tài này đến Úc. Rõ ràng họ đang tập trung vào Biển Đông và nhắm vào Trung Quốc", chuyên gia quân sự Trung Quốc lập luận.
"Tôi không cho rằng có bất kỳ quốc gia nào khác có thể chỉ trích việc Trung Quốc xây thêm đường băng. Đây là sân nhà của chúng tôi, nên chúng tôi có thể quyết định trồng loại rau hay hoa nào chúng tôi muốn", đại tá họ Lý ngang ngược nói.
Financial Review bình luận phát biểu của ông Lý là một thách thức dành cho tân Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull, người được cho là không những ít e dè với các tham vọng của Trung Quốc so với cựu Thủ tướng Tony Abbott, mà còn đã từng lên tiếng chỉ trích các hoạt động ngang ngược của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Phát biểu tại buổi đối thoại Mỹ-Úc hồi đầu năm nay, ông Turnbull cho biết: "Ít ai nghi ngờ rằng hành động hung hăng trong tranh chấp các hòn đảo và bãi đá ngầm sẽ tạo ra tác dụng ngược. Điều này càng nhắc nhở các nước láng giềng của Trung Quốc về tầm quan trọng của việc Mỹ tiếp tục hiện diện quân sự mạnh mẽ (tại khu vực)".
Thông qua cái gọi là "đường chín đoạn" (đường lưỡi bò), Trung Quốc đã tuyên bố yêu sách chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông, đồng thời đã ngang nhiên bồi đắp đảo nhân tạo trên các bãi đá ngầm tại vùng biển này.
Jian Zhang, một giảng viên cấp cao chuyên nghiên cứu về an ninh Trung Quốc, thuộc trường Đại học New South Wales (Úc), bình luận "các cơ sở mà Trung Quốc xây dựng (trên đảo nhân tạo) không thực sự hữu dụng trong một cuộc xung đột vũ trang".
"Chúng dễ bị phá hủy hoặc hư hại, nhưng chúng hữu ích cho Trung Quốc trong việc thực thi các tuyên bố chủ quyền tại khu vực xung quanh đảo nhân tạo", Financial Reviews dẫn lời ông Jian cho hay.
Hồi tháng 5, một quan chức quốc phòng của Mỹ đã công khai thông báo Washington sẽ bố trí máy bay ném bom chiến lược siêu thanh B-1 tại Darwin, thành phố ở phía bắc nước Úc. Cả Canberra và Washington khi đó đã lên tiếng phủ nhận thông tin này, đồng thời cho rằng vị quan chức Mỹ đã nói nhầm.
Mặc dù Mỹ tuyên bố sẽ không hiện diện quân sự vĩnh viễn tại Úc, nhưng quan hệ hợp tác quân sự Mỹ-Úc luôn khiến Trung Quốc dè chừng, theo Financial Review.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Mỹ - Nga bất đồng về Syria Lãnh đạo Mỹ - Nga để ngỏ khả năng hợp tác giải quyết vấn đề Syria, nhưng bất đồng gay gắt về số phận của Tổng thống Bashar al-Assad. Hai nhà lãnh đạo Mỹ - Nga vẫn chưa đồng thuận về số phận của ông Assad - Ảnh: AFP Trước cuộc gặp hiếm hoi bên lề khóa họp Đại hội đồng Liên Hiệp...