Tìm “đường sống” cho rau sạch Đà thành
Hiện nay, Đà Nẵng có nhiều vùng rau đạt tiêu chuẩn VietGAP, được kiểm tra quy trình sản xuất nghiêm ngặt như La Hường, Hòa Tiến, Tuý Loan… Tuy nhiên, có thực tế là sản phẩm của các làng rau này còn ít được người tiêu dùng Đà Nẵng biết đến.
Rau sạch tự ra chợ
Theo đại diện Hợp tác xã rau Tuý Loan, mỗi ngày HTX cung cấp ra thị trường khoảng 1 tấn rau, củ, quả các loại… Trong đó, chỉ có 2,5 tạ rau vào bếp ăn tập thể của 2 trường học và các cửa hàng, số còn lại là do các hộ dân tự đem chợ bán lẻ hoặc được thương lái thu mua trôi nổi tại chợ lẻ.
“Việc sản xuất rau sạch vất vả hơn so với rau thường, phải tuân thủ theo quy định nghiêm ngặt của VietGAP nên giá thường đắt hơn 30% so với giá các loại rau không rõ nguồn gốc, chất lượng tại các chợ… Nhưng khi chúng tôi tìm nguồn tiêu thụ thì luôn gặp khó khăn về so sánh giá cả” – ông Bùi Dũng, Giám đốc HTX rau sạch Tuý Loan cho biết.
Khó khăn đầu ra không chỉ với vùng rau Tuý Loan mà cũng là cảnh ngộ chung của các vùng rau khác trên địa bàn Đà Nẵng.
Video đang HOT
Để rau sạch của Đà Nẵng có chỗ đứng trên thị trường, việc cần thiết là tạo một kênh nhận diện thương hiệu tại các chợ. ảnh: Kim Oanh
Ông Ngô Định-Phó Chủ tịch Hội ND xã Hoà Phước (huyện Hoà Vang) cho biết, hiện phần lớn các loại rau bày bán trên thị trường không rõ xuất xứ, nguồn gốc, nhất là tại các chợ truyền thống. Trong khi rau VietGAP của nông dân sản xuất luôn khó đầu ra. “Hiện xã Hoà Phước có Tổ hợp tác trồng rau sạch gồm 15 hộ tham gia trồng với diện tích 2ha, tuy nhiên đầu ra bấp bênh. Làm rau theo quy trình sạch, sử dụng phân bón chất lượng, không sử dụng thuốc trừ sâu nên sản lượng rau thấp, chi phí đầu tư lại cao, trong khi rau ra chợ rất rẻ. Tính ra mỗi hộ trổng rau chỉ thu nhập khoảng 70.000-80.000 đồng/ngày. Mà nếu có nguồn tiêu thụ ổn định, lượng rau nông dân sản xuất cũng không đảm bảo bởi thời tiết nắng mưa thất thường như hiện nay. Do vậy, ngoài kiểm soát chặt chất lượng, thiết nghĩ Nhà nước nên đầu tư hỗ trợ nông dân sản xuất theo quy trình khép kín, mới đảm bảo cung cấp cho thị trường” – ông Định cho biết.
Mở kênh nhận diện thương hiệu tại các chợ
Hiện nguồn rau trồng ở Đà Nẵng chỉ đáp ứng được từ 5-10% nhu cầu của người dân, còn lại phải nhập ở các tỉnh thành khác về. Tuy nhiên, nghịch lý là nông dân trồng rau sạch đang đau đầu với bài toán đầu ra cho sản phẩm trong khi đại đa số người tiêu dùng lại khó tiếp cận được rau bảo đảm chất lượng.
Ông Nguyễn Văn Vân-Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hoà Vang cho biết, hiện vẫn chưa có phân khúc thị trường dành riêng cho sản phẩm rau sạch, và ở các chợ lẻ cũng chưa có khu dành riêng để bán. “Để rau sạch Đà Nẵng đến tay người tiêu dùng, tôi nghĩ, các ban ngành cần quan tâm hơn nữa đến việc xây dựng hệ thống phân phối bán lẻ rộng khắp trên địa bàn thành phố. Chẳng hạn tại các chợ, cần hỗ trợ cho nông dân xây dựng điểm trưng bày, bán rau sạch có thương hiệu và nếu cần thiết hỗ trợ thêm sạp bán, giá thành ban đầu để nông dân đưa rau ra thị trường” – ông Vân đề xuất.
Theo Danviet
Nhà nông Nam Trung Bộ chưa mặn mà sản xuất sạch
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, đến nay, toàn vùng Nam Trung Bộ chỉ có 582 mô hình trồng trọt, một mô hình chăn nuôi và 3 mô hình nuôi trồng thủy sản đạt chuẩn VietGAP. Nguyên nhân các hộ dân không tham gia vì cho rằng không hiểu rõ kỹ thuật và cũng không được địa phương triển khai, hướng dẫn thực hiện mô hình này (chiếm 72% số hộ dân).
Theo kết quả khảo sát tại vùng Nam Trung Bộ, trong tổng số 246 hộ nông dân (được hỏi) thì có tới 37,1% số hộ cho biết chưa từng nghe thông tin về mô hình sản xuất sạch, an toàn VietGAP; còn trong số các hộ có biết thì có đến 58,1% số hộ dân sẽ không tham gia do họ cho rằng mô hình này chưa được triển khai thực tế tại địa phương.
Nông dân chưa mặn mà với mô hình nông sản sạch do đầu ra không đảm bảo. Ảnh: I.T
Người dân chưa mặn mà với các mô hình nông nghiệp xanh cũng vì đầu ra không được bảo đảm. 60% hộ nông dân đánh giá rằng mức giá cũng như sức tiêu thụ của các sản phẩm nông nghiệp sạch hiện nay trên thị trường không có sự khác biệt so với các sản phẩm truyền thống.
Nói về tầm quan trọng của nền nông nghiệp xanh, các nhà khoa học nhấn mạnh nông nghiệp xanh chính là nền nông nghiệp mà nước ta đang hướng đến. Theo TS Hoàng Hồng Hiệp -Phó Viện trưởng Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ, cần ưu tiên, tạo điều kiện tốt nhất cho nông dân trong việc tiêu thụ nông sản hàng hoá. Đặc biệt, cần nhanh chóng triển khai dán nhãn bắt buộc đối với các sản phẩm sinh thái, xanh, sạch đi kèm với việc kiểm soát chặt chẽ các hệ tiêu chuẩn về công nghệ, quy trình sản xuất, nguồn gốc, xuất xứ...
Các địa phương cần tiếp tục hoàn thiện quy định, cơ chế bảo đảm chuẩn mực vệ sinh an toàn thực phẩm với sản phẩm thương mại, kiểm soát tốt nguồn nông sản nhập khẩu hiện nay, đặc biệt là từ đường tiểu ngạch. Xây dựng các công cụ, rào cản phi thuế quan về chất lượng sản phẩm để ngăn chặn những sản phẩm kém chất lượng tràn vào thị trường Việt Nam.
Theo Danviet
Thủ phủ rau Đà Lạt thiếu... cửa hàng rau an toàn Đà Lạt được mệnh danh là thủ phủ rau của tỉnh Lâm Đồng cũng như cả nước với nhiều đơn vị sản xuất rau được cấp giấy chứng nhận an toàn. Tuy nhiên, rau sạch chủ yếu được xuất ra nước ngoài hoặc đi ngoại tỉnh, còn ngay tại Đà Lạt hầu như chưa có cửa hàng bán rau an toàn phục vụ...