Tìm được men từ thời Ai Cập cổ đại 5.000 năm trước, mang về làm ra bia
Bia của các vị hoàng đế Ai Cập giờ đây đã không còn là bí mật.
Các nhà khoa học làm bia từ men 5.000 năm tuổi.
Các nhà nghiên cứu Israel mới đây đã nấu thành công loại bia từ men thu được trong những chiếc bình gốm cổ đại phát hiện tại Ai Cập, Philistine và Israel. Nhiều chiếc bình có niên đại trên 5.000 năm, tức là từ thời các Pharaoh. Bia là một thành phần quan trọng trong chế độ ăn hàng ngày của người Ai Cập cổ đại.
Các nhà nghiên cứu từ Cơ quan Cổ vật Israel cùng 4 trường đại học khác đã nghiên cứu men tìm thấy trong 21 mảnh vỡ của các bình gốm cổ đại. Qua nghiên cứu này, các nhà khoa học mong muốn tạo ra loại bia tương đồng với thức uống của người Ai Cập cổ đại và tìm hiểu về “gu” thưởng thức bia của họ.
“Điều chúng tôi khám phá ra là men có thể tồn tại trong một thời gian vô cùng dài mà không cần thức ăn. Ngày nay chúng ta có thể tách được những sinh vật sống này từ những lỗ nano nhỏ của bình gốm và nghiên cứu tính chất của chúng”, nhà nghiên cứu Michael Klutstein thuộc Đại học Hebrew cho biết.
Video đang HOT
Men thu được từ các mảnh gốm cổ đại.
Ông Shmuel Naky thuộc Trung tâm Bia Jerusalem cho biết men đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo ra hương vị của bia. “Chúng tôi đang cố gắng tái tạo hương vị mà những người sống tại đây đã thưởng thức từ hàng nghìn năm trước”.
Sau khi thưởng thức, các nhà khoa học cho biết bia của các Pharaoh có vị cay, vị hoa quả và hương vị vô cùng phức tạp. Kết quả phân tích cho thấy AND của loại men này khác so với loại men được dùng để sản xuất bia ngày nay. Men bia là vi sinh vật có tác dụng lên men đường thành cồn. Quá trình lên men này có tác dụng quyết định trong việc tạo ra hương vị của bia.
Theo Danviet
Nguồn gốc ngoài hành tinh của trang sức vàng trong lăng mộ vua Ai Cập
Nguồn gốc của món trang sức bằng thủy tinh màu vàng, được cho là biểu tượng của Pharaoh Ai Cập cổ đại Tutankhamun, mới đây đã được giải mã.
Thủy tinh màu vàng được pharaoh Ai Cập dùng làm đồ trang sức có nguồn gốc ngoài hành tinh.
Theo Daily Star, pharaoh Ai Cập Tutankhamun khi còn sống từng đeo một chiếc vòng cổ với tấm bùa được làm từ loại vật liệu vô cùng đặc biệt mà con người chưa từng biết đến.
Nhà khảo cổ học Howard Carter đã tìm thấy chiếc vòng cổ này trong một chiếc rương nằm trong lăng mộ pharaoh Tutankahmun vào năm 1922. Kết quả xác minh cho thấy vạt liệu tạo nên vòng cổ thủy tinh màu vàng có niên đại tới 29 triệu năm.
Loại vật liệu có màu vàng này trông giống với mã não. Sa mạc Libya khi đó lại chỉ toàn thủy tinh silica chứ không hề có loại đá này. Carter thì cho rằng đây là một loại thạch anh phổ biến.
Mới đây nhất, các nhà nghiên cứu tin rằng họ đã có lời giải cho chiếc vòng cổ của pharaoh Ai Cập. Đó là nó có nguồn gốc từ thiên thạch đâm xuống Trái đất.
Chiếc vòng cổ được tìm thấy trong lăng mộ pharaoh Ai Cập.
Thiên thạch phát nổ trong bầu khí quyển Trái đất, tạo ra một vật liệu lỏng nóng chảy và khi nguội thành thủy tinh màu vàng như những gì các nhà khảo cổ nhìn thấy trong lăng mộ pharaoh.
Tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Aaron Cavosie, nói loại khoáng chất đặc biệt như trên chỉ có thể hình thành do thiên thạch nóng chảy khi lao xuống bầu khí quyển Trái đất.
Thiên thạch đâm xuống Trái đất cách đây 29 triệu năm đã vô tình tạo nên một mỏ thủy tinh màu vàng đặc biệt chưa từng có, mà sau này được pharaoh Ai Cập dùng làm đồ trang sức, theo nhóm nghiên cứu.
Tutankhamun được biết đến là pharaoh trẻ tuổi nhất của Ai Cập cổ đại. lên ngôi vào năm 1332 TCN khi mới 9 tuổi. Ông qua đời chỉ sau 9 năm trị vì, tức là khi 18 tuổi.
Theo Danviet
Phát hiện bất ngờ về cách người Ai Cập chuyển khối đá 1,7 vạn tấn xây kim tự tháp Các nhà khoa học đã có những phát hiện về quá trình xây dựng Đại kim tự tháp Giza ở AI Cập cách đây 4.000 năm. Đại kim tự tháp Ai Cập được xây dựng từ cách đây hơn 4.000 năm Theo Express, Đại kim tự tháp Giza là công trình kỳ vĩ nhất và lâu đời nhất ở Ai Cập và được...