Tìm đồng đội trên đất nước Triệu Voi
Gần 40 năm sau khi chiến tranh kết thúc. Gần 30 năm tìm kiếm. Gần 12.000 hài cốt liệt sĩ là chuyên gia, quân tình nguyện Việt Nam hy sinh trên đất nước bạn Lào đã được đưa về đất mẹ.
Các chiến sỹ trong đoàn quy tập đang đào tìm kiếm.
Ngày 18/4/1984, nhận thấy tầm quan trọng của việc tìm kiếm, cất bốc, quy tập phần mộ các liệt sĩ Việt Nam hy sinh trên các chiến trường Lào về quê hương, Bộ tổng tham mưu, Tư lệnh Quân khu IV đã quyết định thành lập 2 đội quy tập, làm nhiệm vụ tại các tỉnh Xiêng Khoảng, Viêng Chăn, Bôlykhămxay và Khăm Muộn. Đây được xác định là các vùng chiến trường chính có khoảng hơn 13.000 liệt sĩ là chuyên gia, quân tình nguyện Việt Nam đã ngã xuống trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Ban đầu hai đội chỉ có khoảng 40-50 người. Đến nay toàn đoàn đã có 4 đội 100 chiến sỹ.
Trung tá, Đoàn Phó quân sự, Đoàn quy tập mộ liệt sỹ – Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An, Hoàng Ngọc Lân, cho biết: “Trước đây, tình hình an ninh ở nước bạn Lào còn phức tạp, nạn phỉ hoành hoành, công việc tìm kiếm hết sức nguy hiểm, gian khổ. Bên cạnh khắc phục những khó khăn về điều kiện sinh hoạt, địa hình, chúng tôi phải tránh va chạm với các toán phỉ hoạt động mạnh ở các vùng thuộc tỉnh Xiêng Khoảng – là nơi có nhiều liệt sĩ Việt Nam đang được mai táng tại đây”.
Các chiến sỹ đang nấu ăn trong rừng.
Với tình cảm đồng đội, đồng chí và lòng biết ơn sâu sắc những người đã ngã xuống, đoàn quy tập mộ liệt sĩ đã cố gắng hết sức để hoàn thành nhiệm vụ, quyết tâm bằng mọi cách để đưa được các bác, các chú về với đất mẹ sau hơn 40 năm trời đằng đẵng.
Từ năm 1984-2000, đoàn quy tập đã tìm kiếm và cất bốc được gần 7.000 hài cốt liệt sĩ Việt Nam. Từ năm 2000 đến nay, nhờ có sự phối hợp chặt chẽ giữa 2 Đảng, 2 Nhà nước, chỉ hơn 10 năm, đã có hơn 5.000 bộ hài cốt được tìm thấy và quy tập về các nghĩa trang liệt sĩ ở Nghệ An. Đó là thành quả của cả một quá trình vượt hiểm nguy, gian khó của những thành viên trong đoàn. Những hiểm nguy đánh đổi bằng xương thịt, bằng máu và cả bằng tình mạng của chiến sỹ trên hành trình đi tìm đồng đội.
Gần 12.000 ngôi mộ đã được tìm thấy, được trở về với đất mẹ sau bao nhiêu năm nằm lại trong rừng sâu núi thẳm của nước bạn Lào mà đoàn quy tập đã vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của mình. Hầu hết các đợt quy tập đều diễn ra vào mùa khô, từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau. Mùa mưa, 50% chiến sỹ trở về Việt Nam tiếp tục huấn luyện. Còn 50% chiến sỹ còn lại, ở lại để giúp nước bạn xây dựng cơ sở và đi bắt mối tìm hiểu thông tin và làm công tác dân vận, để đến mùa khô lại tiếp tục cuộc tìm kiếm và cất bốc mộ liệt sỹ.
Những mẩu xương đầu tiên được tìm thấy.
Video đang HOT
“Khó khăn nhất là hầu hết các phần mộ, các nghĩa trang đều nằm trong rừng sâu, phải hành quân bộ cả ngày đường mới tới nơi. Anh em vừa đi, vừa mở đường. Mấy chục năm trời, địa hình thay đổi do mưa gió bào mòn, các phần mộ trôi đi hoặc bị san phẳng, không giống với sơ đồ đã được cung cấp. Gần như chúng tôi phải dò dẫm giữa thăm thẳm rừng già để tìm kiếm với hành trang duy nhất là sức người, là nghĩa tình với người đã ngã xuống”, Trung tá Hoàng Ngọc Lân tâm sự.
Với tấm sơ đồ cũ mòn trong tay, với những thông tin ít ỏi chắp nối từ đồng bào bản địa cung cấp, đoàn quy tập phải tự lần mò. Chiến trường xưa đã thay đổi rất nhiều nhưng bom đạn còn sót lại không hề ít. Những bãi mìn, bãi bom bi như những chiếc bẫy giăng ra thử thách lòng dũng cảm và kiên trì của những người đi tìm đồng đội. Chỉ cần một nhát cuốc bổ xuống không đúng cách, hay chiếc xẻng bị dẫm quá sâu, tiếng nổ sẽ vang lên…Để đảm bảo an toàn, có những khu vực từng là chiến trường giao tranh ác liệt giữa lực lượng giải phóng và địch, các thành viên của đội quy tập phải cẩn thận xúc từng lớp đất mặt đổ đi rồi mới có thể thực hiện công việc tìm kiếm, cất bốc.
Mùa khô ở Lào khắc nghiệt, ngày nắng khô khốc, đêm rét thấu xương. Mặt đất rắn đanh. Những đôi tay chai sạn, vẫn cẩn thận lật từng lớp đất như sợ đụng chạm vào cõi yên nghỉ của các bác. Mỗi ngôi mộ được phát hiện, dẫu không còn nguyên vẹn, dẫu chẳng có một dòng tên tuổi, địa chỉ cũng khiến các chiến sỹ quy tập mừng rơi nước mắt.
Gần 12.000 hài cốt tìm thấy nhưng chỉ có khoảng gần 30% xác định được tên tuổi, địa chỉ cụ thể. Đồng nghĩa với chỉ khoảng 300 liệt sĩ được trở về trong vòng tay của người thân. Còn lại, đều nằm trong các nghĩa trang liệt sĩ với tấm bia mộ “liệt sĩ chưa biết tên”.
Đó là cả một nỗi niềm đau đáu của những người làm công tác quy tập. Bởi vậy, bên cạnh tìm kiếm, cất bốc các phần mộ, để thuận lợi hơn cho công tác xác định nhân thân, quê quán của các liệt sĩ, các chiến sỹ quy tập chú tâm hơn vào việc tìm kiếm các di vật nằm cùng phần mộ. Biết đâu, với những di vật đó, sẽ là những mấu chốt quan trọng để trả lại tên cho các liệt sĩ đang gắn với những tấm bia vô danh trong các nghĩa trang.
Một ngôi mộ được tìm thấy vẫn còn nguyên vẹn bọc trong bao ni lông.
Hơn 1.000 hài cốt chưa được tìm thấy thực sự là thử thách rất lớn. Những phần mộ nằm ở địa hình thuận lợi đã được cất bốc hết. Các phần mộ còn lại đó đều tập trung ở các địa bàn cực kỳ khó khăn. Thời gian trôi qua quá lâu, sự bào mòn của gió mưa đã khiến các ngôi mộ bị xê dịch đi rất nhiều so với những sơ đồ mộ chí mà đồng đội các bác cung cấp. Hoặc cũng có thể các ngôi mộ đó đã bị san phẳng, cuốn trôi.
“Thời gian trôi đi, những nhân chứng, những người trực tiếp chôn cất hay chăm sóc các phần mộ đã già đi hoặc không còn. Bởi vậy chúng tôi đang cố gắng từng ngày để gấp rút tìm được các phần mộ. Nếu chậm đi một chút thôi, có thể những manh mối ít ỏi nhất cũng có thể sẽ không được tìm thấy”. Trung tá Hoàng Ngọc Lân, suy tư.
Mùa mưa ở Lào sắp kết thúc. Các chiến sỹ Đoàn quy tập mộ liệt sỹ- Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An, đang gấp rút huấn luyện, thảo luận địa hình và chuẩn bị những gì cần thiết để tiếp tục công cuộc tìm kiếm vất vả nguy hiểm nhưng thiêng liêng cao cả của mình. Chúc các anh luôn có sức khỏe dồi dào để tiếp tục cống hiến cho quê hương đất nước.
Các hài cốt sau khi tìm thấy, được đưa về an táng tại nghĩa trang liệt sỹ Việt-Lào, thuộc huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.
30 năm gian khổ, hy sinh. Có được những thành công như ngày hôm nay Đoàn quy tập mộ liệt sỹ – Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An, đã nhận được nhiều sự giúp đỡ chí tình, sự phối hợp có hiệu quả của chính quyền các cấp, bà con các dân tộc Lào, đặc biệt, là của những người đã từng đối kháng với lực lượng quân giải phóng. Cũng ngần ấy thời gian, đã có 9 sỹ quan và chiến sỹ ngã xuống vì nhiệm vụ thiêng liêng cao cả. Nhưng hành trình tri ân của thế hệ hôm nay với những người đã ngã xuống hôm qua vẫn còn rất nhiều gian khó vì còn hơn 1000 liệt sỹ tại Lào vẫn chưa tìm thấy mộ.
Theo Dantri
Đuổi "ma", hóa giải nỗi sợ trong tòa nhà hoang
Nhờ sự dũng cảm của tôi và anh Lâm (Phó giám đốc Trung tâm Văn hóa Việt - Lào) mà cuối cùng những "con ma" trong tòa nhà hoang đã phải lộ diện...
Cửa hàng Conieur d Asie bị ngắt tín hiệu điện thoại khi đêm về
Chúng không những chẳng tấn công hay làm hại chúng tôi mà còn bỏ chạy trối chết khi ánh sáng đèn pin lia tới.
Quan trọng nhất, những việc lạ lùng mà trước đây cả người dân bản xứ và tôi đều không thể giải thích được cuối cùng cũng phơi bày rõ ràng, hóa giải nỗi sợ hãi về " tòa nhà ma" bị bỏ hoang gần 2 thập kỷ.
Sau khi phát hiện ra lũ mèo, dơi, chuột, tôi và anh Lâm quyết định leo lên tầng thượng tòa nhà theo cầu thang dự phòng là những thanh sắt chữ U gắn vào tường.
Diện kiến "ma" mèo đội "đầu lâu"
Đang đêm khai nguyệt (trăng đầu tháng - chu kỳ động đực của mèo) nên trên nóc tầng thượng có tới 5 "cặp tình nhân" đang xoắn xuýt vào nhau mà "gào khóc". Thật chẳng còn gì để nói! Có lẽ đây là hang ổ, "tổng hành dinh" của "tổ chức" mèo hoang Viêng Chăn. Trèo qua tầng nào cũng thấy những đôi mắt xanh nhấp nháy như ma trơi.
Trong lũ mèo ấy thấy cả con mèo "mặt đầu lâu" mà những người xung quanh ngôi nhà này đồn thổi. Con mèo không hiểu do đánh nhau hay bị một tai nạn nào đó mà cả khuôn mặt nó không còn một chút lông. Những vết sẹo chằng chịt biến nó thành một quái vật. Cũng có lẽ vì chấn thương mà nó không còn bàn chân trái phía trước nữa.
Từ hố mắt sâu thẳm chiếu ra những tia xanh lè man dại đúng là khiến bất cứ ai nhìn thấy cũng phải rùng mình. Nó cứ tập tễnh đi qua những "bữa tiệc" thịt chuột để kiếm chút thức ăn thừa. Tuy cụt một chân nhưng con mèo mun phải nặng đến 5 cân này chạy rất nhanh. Khi thấy tôi vung gậy đuổi theo, nó vẫn còn cố cướp được một miếng thịt chuột trong mồm "đồng bọn" rồi mới lao đi với tốc độ của... một gã đua xe công thức 1.
Quang cảnh trên tầng thượng mới thật thê lương. Khắp nền trắng xóa các loại xương. Xương dơi do chuột ăn xong để lại. Xương chuột, xương gà, xương chim là những gì còn lại sau bữa ăn của mèo. Lại có cả mấy bộ xương mèo to tổ bố.
Xong chuyện ma mị, lúc trèo xuống qua tầng hai, anh Lâm không quên nhặt xác con mèo mướp bị tôi đập trúng ngay phút đầu "lâm trận". Thực lòng, tôi không muốn giết hại con vật mềm mại hay nằm trong lòng các bà phu nhân quý phái, nhưng vì lúc đó tôi chỉ nghĩ nó là "ma".
Trái với sự áy náy của tôi, ông giám đốc trung tâm vốn quê Thái Bình (mảnh đất xuất xứ của các món tiểu hổ) tỏ ra rất phấn khởi với "chiến tích" của tôi. Ông cứ ca tụng tôi suốt bữa nhậu tối hôm ấy. Sau bữa tối, tổng kết lại hành trình khám phá, còn một điều nữa không lý giải được là chuyện cửa hàng Conieur d Asie bị ngắt điện thoại mỗi khi đèn đường tắt. Đây là chuyện nghiêm trọng có thể dính đến âm mưu nào đó của con người nên chúng tôi thống nhất tìm đến đồng chí cảnh sát khu vực để nhờ xác minh.
Mỏn Phai (phải) đã gỡ bỏ được nỗi lo "ma quỷ"
Những "con ma" trong lòng người
Khá hài lòng với câu chuyện của chúng tôi, đồng chí cảnh sát sốt sắng bắt tay vào việc. Anh còn dặn anh em chúng tôi, hôm nào họp tổ dân phố thì có đôi lời với bà con cho mọi người đỡ hoang mang. Do đường dây điện thoại chạy qua tầng 2 của toà nhà nên giải pháp được lựa chọn là tháo cửa sổ chui vào bên trong kiểm tra. Thêm Mỏn Phai, cô gái từng bị "ma" dọa, đại diện cho cửa hàng là người làm chứng.
Tòa nhà không có hơi người hơn chục năm nay hoang lạnh ghê người, lúc nào cũng rờn rợn cảm giác có hàng nghìn đôi mắt đâu đó nhìn chòng chọc vào mình. Bước vào căn phòng có đường dây điện thoại chạy qua, vừa bật đèn pin lên, tôi bị nện một cú chí tử vào trán rồi một luồng gió ào qua mặt.
Đàn dơi khổng lồ lao từ trong phòng ra và né tránh chúng tôi một cách tài tình. Chỉ có con dơi đầu có lẽ bị hỏng mất bộ phận định vị nên đã lao nhầm vào trán tôi, hiện đang bò lổm ngổm dưới nền nhà. Dây điện thoại bình thường. Dẫu đang ban ngày nhưng tín hiệu về cửa hàng vẫn bị ngắt, chẳng tuân theo quy luật bấy lâu nay, điện thoại chỉ bị ngắt khi tắt đèn đường.
Mỏn với tay níu lên đường dây thì lại gọi được, hễ buông tay lại hỏng. Có lẽ dây bị đứt ngầm bên trong, khi níu xuống thì vết đứt được kết nối. Anh Lâm cười khanh khách : "Chú đoán ra chưa?". Tôi cũng phì cười hỏi lại: " Anh cũng nghĩ như em à?".
Thì ra, đàn dơi khổng lồ này là nguyên nhân để vết đứt ngầm được kết nối. Hàng trăm con dơi bám trên dây cũng tạo ra sức níu xuống như hành động của Mỏn vừa rồi. Khi tắt đèn đường, đàn dơi bay đi kiếm ăn, không còn sức níu, vết đứt ngầm không tiếp xúc được với nhau gây ra tình trạng mất liên lạc. Quả thật, khi thay dây mới, điện thoại của cửa hàng dưới tầng một lại "ngon lành cành đào" mà chẳng cần chú dơi nào bám vào dây.
Mất 2 đêm thức trắng mắt, chẳng túm được "con ma" nào mà chỉ toàn dính vào mấy chuyện mèo, dơi, chuột. Nghe tôi kể lại mọi việc, Mỏn vui trông thấy nhưng lại bảo: " Thế thì em càng không dám ngủ ở cửa hàng". Gặng hỏi mãi, cô nàng mới lẩm nhẩm: "N gười ta còn sợ chuột hơn sợ ma". Lại thêm một chuyện để cười.
Trong những ngày còn ở lại đất Lào, tôi được nghe kể ngọn ngành về nguồn gốc của tòa nhà bị bỏ hoang gần 2 thập kỷ này. Ông chủ tòa nhà tên là Khăm Sảng vốn định xây nó làm khách sạn. Người gốc Lào nhưng ông sinh sống bên Mỹ. Khi tòa nhà vừa xây xong, chưa kịp hoạt động thì ông bị đột tử. Mấy người con của ông này tranh chấp tài sản với nhau suốt mười mấy năm vẫn chưa ngã ngũ. Thế nên, tòa nhà bị bỏ hoang và trở thành "tổng hành dinh" của lũ mèo hoang.
Tôi chắc rằng, nếu "ma" có thật thì Viêng Chăn sắp có mấy con ma cô hồn. Đến anh em chung nhau dòng máu mà còn tranh nhau tí tiền của bố thì chết cũng thành cô hồn hết. Ngôi nhà "ma" 7 tầng vẫn nằm đó hoang lạnh giữa lòng Viêng Chăn như một tượng đài của lòng tham lam, tư lợi, nhỏ nhen, cảnh tỉnh lương tri của những người đang sống.
Theo xahoi
Vụ lật xe khách ở Lào: Đón 9 thi hài, tiếng khóc ai oán một vùng quê Chỉ vì mưa sinh, những nông dân chân lấm tay bùn đã vĩnh viễn ra đi, để người ở lại không thôi xót xa đau đớn... Nỗi đau của vợ con anh Hùng trong giờ hành lễ tiễn anh về nơi an nghỉ cuối cùng. Về xã Vân Diên ngày đại tang, chúng tôi không khỏi xót xa trước những tiếng gào khóc...