Tim Cook tố Big Tech ‘thiếu trách nhiệm’
CEO Tim Cook cho rằng các công ty công nghệ hàng đầu tại Mỹ, trừ Apple, đang trốn tránh trách nhiệm khi xử lý thông tin sai lệch.
“Vấn đề xoay quanh các hãng công nghệ lớn tại Thung lũng Silicon ngày nay là họ thiếu trách nhiệm với nền tảng của mình. Chúng tôi rõ ràng luôn nhận trách nhiệm. Chúng tôi phải đưa ra những quyết định khó khăn”, ông nói trong cuộc phỏng vấn trên chương trình The Outside Podcast hôm 9/12.
CEO Apple Tim Cook. Ảnh: Apple .
Theo Tim Cook, các công ty công nghệ lớn đã không chịu trách nhiệm nhiều như Apple về các vấn đề liên quan đến xử lý thông tin sai lệch và quyền riêng tư dữ liệu. Dù không chỉ đích danh các đối thủ, giới quan sát cho rằng những câu nói của ông đang nhắm vào Facebook, Google, Twitter.
Các nền tảng mạng xã hội như Facebook, YouTube và Twitter hiện phải đối mặt với những chỉ trích về việc thiếu nhất quán trong chính sách kiểm soát thông tin sai lệch, đặc biệt liên quan đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ và Covid-19. Trong khi Facebook và Twitter đã kiểm soát khá tốt các bài đăng về kết quả bầu cử từ ngày 3/11, YouTube chỉ mới thông báo hôm 9/12 rằng họ sẽ bắt đầu gỡ bỏ thông tin sai lệch về chủ đề đó.
Apple đã tránh được việc lan truyền thông tin sai lệch về bầu cử và Covid-19 một cách trực tiếp, vì các nền tảng mà họ đang kiểm soát ít liên quan hơn. Tuy nhiên, Tim Cook cho biết đã thực hiện vai trò của mình thông qua quản lý Apple News và App Store. Ông cũng cố phân biệt Apple với Big Tech về quyền riêng tư và cho rằng đây là “chủ đề quan trọng nhất của thế kỷ 21″ sau biến đổi khí hậu.
Video đang HOT
Từ 2021, Apple sẽ xóa các ứng dụng theo dõi người dùng mà không có thông báo trên App Store. Với tên gọi Theo dõi Tính minh bạch (App Tracking Transparency), tính năng giúp người dùng iPhone kiểm soát thiết bị của họ nhiều hơn thông qua bản cập nhật iOS 14.
Tính năng mới đang khiến các công ty chuyên về quảng cáo như Facebook lo lắng. CEO Mark Zuckerberg lo ngại các chỉnh sửa trong iOS 14 sẽ tổn thương những công ty quảng cáo, đồng thời cảnh báo doanh thu của họ có thể giảm 50%.
Ngoài ra, Tim Cook cũng bác các cáo buộc cho rằng thiết bị do Apple sản xuất được thiết kế khiến người dùng “nghiện” vì Apple đã xây dựng các tính năng như Screen Time để quản lý thời gian sử dụng của mọi người.
“Với tư cách là chủ sở hữu nền tảng, chúng tôi luôn xem mình có trách nhiệm với khách hàng, với cách khách hàng sử dụng sản phẩm, thay vì chỉ bán ra thị trường rồi thôi”, ông chia sẻ. “Nhưng thật không may, không phải ai cũng có chung suy nghĩ đó”.
iPhone mới chứng minh triết lý khác biệt giữa Tim Cook và Steve Jobs
Thay vì đảm bảo chất lượng đồng đều, iPhone 12 cho thấy Tim Cook là người quan tâm đến lợi nhuận.
Samsung là nhà cung ứng màn hình độc quyền cho iPhone trong thời gian dài. Tuy nhiên vào năm ngoái, Apple đã tránh sự lệ thuộc vào công ty này bằng cách tìm thêm nhà cung ứng màn hình cho iPhone 12.
LG Display và BOE là 2 cái tên được lựa chọn, tuy nhiên sản lượng mà họ cung cấp chỉ đủ cho một số nhỏ iPhone hoặc để bảo hành. Do đó, Samsung vẫn chiếm ưu thế.
Dòng iPhone 12 sử dụng màn hình đến từ nhiều nhà cung ứng khác nhau.
Năm nay, Apple đặt niềm tin vào LG khi đặt hơn 20 triệu màn hình OLED 6,1 inch cho iPhone 12 và 12 Pro. iPhone 12 mini và 12 Pro Max sử dụng màn hình OLED do Samsung cung ứng, với công nghệ Y-Octa kết hợp tấm cảm ứng với bảng điều khiển màn hình. Trong khi đó, tấm nền của LG vẫn có lớp cảm ứng tách rời để tiết kiệm chi phí.
The Elec cho rằng sự không đồng nhất này có thể tiếp diễn trên iPhone 13 khi Apple lên kế hoạch sử dụng nhiều nhà cung ứng màn hình khác nhau.
Hiện tại, iPhone 12 vẫn sử dụng công nghệ màn hình LTPS (low-temperature polycrystalline silicon). Tuy nhiên, tin đồn cho biết iPhone 13 sẽ trang bị công nghệ LTPO (low-temperature polycrystalline oxid) với mức tiêu thụ năng lượng thấp, hỗ trợ tần số quét cao và thay đổi linh hoạt.
LG Display được cho đã lên kế hoạch mở rộng dây chuyền sản xuất màn hình LTPO để phục vụ Apple. Tuy nhiên, PhoneArena cho rằng chúng sẽ không có công nghệ ghép tấm cảm ứng như Y-Octa của Samsung.
Nếu điều đó xảy ra, CEO Tim Cook có thể chấp nhận chia dòng iPhone 13 thành các phiên bản với màn hình không được ghép lớp cảm ứng và được ghép để tiết kiệm chi phí.
Điều này hoàn toàn trái ngược so với cố CEO Steve Jobs, người luôn muốn các sản phẩm Apple có chất lượng tương đương nhau.
Việc sử dụng nhiều nhà cung ứng màn hình cho thấy triết lý khác biệt giữa Tim Cook và Steve Jobs.
"Nếu muốn làm điều đó (trang bị công nghệ Y-Octa) trên iPhone, chỉ có nhà cung ứng với công nghệ trên mới làm được. Ngay cả khi việc trang bị màn hình ghép lớp cảm ứng cho iPhone được chấp thuận, một số mẫu có thể dùng màn hình thông thường nếu nhà cung ứng chưa sẵn sàng", trích lời nguồn tin giấu tên từ chuỗi cung ứng.
Một nhân vật khác (tên Lee) tiết lộ rằng nếu ở thời Steve Jobs, Apple có những quy định kỹ thuật nghiêm ngặt và sẵn sàng loại bỏ công ty không đạt chuẩn thì hiện tại, Táo khuyết sẽ dựa trên lợi nhuận để chọn các nhà cung ứng.
Việc chọn nhiều chuỗi cung ứng màn hình trên iPhone là minh chứng cho 2 triết lý khác biệt giữa Steve Jobs (quan tâm chất lượng, sự đổi mới) và Tim Cook (tham vọng đưa Apple trở thành công ty giá trị nhất thế giới).
Apple đối diện vụ kiện vì bình luận về Trung Quốc của CEO Tim Cook năm 2018 Cổ đông Apple cáo buộc CEO Tim Cook che giấu nhu cầu iPhone sụt giảm tại Trung Quốc, dẫn đến tổn thất hàng tỷ USD của các nhà đầu tư. CEO Tim Cook. (Ảnh: AP) Hôm 4/11, Thẩm phán quận Yvonne Gonzalez Rogers cho biết các cổ đông do một quỹ hưu trí tại Anh dẫn đầu đã kiện Apple vì bình luận...