Tim Cook tiếp tục phản đối “mở cửa” iOS, lo ngại sẽ gây nguy hiểm cho người dùng
Tim Cook nói rằng việc sideload sẽ tạo điều kiện cho các ứng dụng độc hại xâm phạm dữ liệu người dùng
Tại một sự kiện của Hiệp hội quốc tế về quyền riêng tư (IAPP), CEO Apple Tim Cook cho biết việc sideload (cài đặt ứng dụng từ nguồn bên ngoài App Store) trên các thiết bị iOS sẽ cho phép nhà quảng cáo và kẻ xấu phá vỡ các quy định trong cửa hàng ứng dụng của Apple, để lấy và bán dữ liệu của người dùng.
Theo Tim Cook, công ty đã gây dựng danh tiếng của mình dựa trên các biện pháp bảo vệ dữ liệu người dùng. Apple giữ vững lập trường giữ cho hệ sinh thái iOS và iPadOS khép kín. Tim Cook tiếp tục nói rằng việc sideload sẽ mở cửa cho các ứng dụng độc hại xâm phạm dữ liệu người dùng, ông cũng đưa ra giả thuyết rằng các công ty có thể bỏ qua App Store của Apple để vượt các lớp bảo mật và dễ dàng khai thác dữ liệu người dùng hơn.
Bài phát biểu của Tim Cook đề cập đến những dự luật của Mỹ và các chính phủ khác nhằm buộc Apple cho phép sideload. Vào cuối tháng 3, dự luật buộc Apple phải cho phép sideload ứng dụng đã tiến gần hơn một bước để được ký thành luật tại Liên minh Châu Âu.
Video đang HOT
Đối thủ pháp lý lâu năm của Apple, Epic Games, từng cáo buộc Apple có các hành vi độc quyền khi không cho phép sideload trên hệ điều hành iOS, không chấp nhận phương thức thanh toán bên thứ ba. Vào đầu năm nay, Hàn Quốc đã thông qua luật buộc Apple phải thêm phương thức thanh toán bên thứ ba vào cửa hàng của họ.
Án phạt 250 tỷ hé lộ mặt trái sẽ khiến người dùng lo ngại về Apple?
Apple vừa bị cáo buộc đã có hành vi trực tiếp khai thác, trục lợi về mặt kinh tế đối với dữ liệu người dùng mà công ty thu thập được.
Apple Insider đưa tin, Apple vừa chính thức nhận "trát phạt" từ Cơ quan Giám sát Cạnh tranh của Ý (AGCM) với cáo buộc sử dụng trái phép dữ liệu người dùng cho mục đích thương mại. Điều này vi phạm Bộ luật Tiêu dùng của Ý.
CEO Apple Tim Cook tại sự kiện WWDC 2019
Theo cáo buộc của Cơ quan Giám sát Cạnh tranh của Ý, Apple đã có hành vi trực tiếp khai thác, trục lợi về mặt kinh tế đối với dữ liệu người dùng mà công ty thu thập được. Những dữ liệu này được Apple sử dụng để "kích cầu doanh số bán sản phẩm của mình hoặc của bên thứ ba thông qua các nền tảng thương mại độc quyền như App Store, iTunes Store và Apple Books.
Cáo buộc Cơ quan Giám sát Cạnh tranh của Ý cũng cho biết Apple đã không thông báo đầy đủ cho người dùng rằng dữ liệu của họ sẽ được sử dụng cho mục đích thương mại. Apple cũng không cung cấp cho khách hàng tùy chọn từ chối cho phép sử dụng dữ liệu của mình. Việc khai thác thông tin này diễn ra khi người dùng chưa đồng ý.
Cơ quan Giám sát Cạnh tranh của Ý cáo buộc Apple đã có hành vi trực tiếp khai thác, trục lợi về mặt kinh tế đối với dữ liệu người dùng mà công ty thu thập được
Soi chiếc ghế công thái học của Tăng Thanh Hà, người giàu dùng đồ xịn xò thế nào? Vấn nạn tin nhắn rác, lừa đảo kiếm tiền online lại nở rộ: Người dùng iPhone tại Việt Nam cần hết sức cảnh giác! Bóc giá mẫu ốp iPhone của Dahyun (TWICE), không chỉ xinh xắn mà giá cũng siêu đắt đỏ!
Theo MacRumors, nếu các cáo buộc của Cơ quan Giám sát Cạnh tranh Ý đưa ra là đúng, điều này đồng nghĩa Apple đang "tự giẫm" lên chính sách bảo mật do họ đề ra. Apple từng nhiều lần tuyên bố luôn ưu tiên quyền riêng tư, đồng thời chỉ trích các công ty khác lấy thông tin cá nhân khách hàng để kinh doanh.
Chính sách bảo mật của Apple quy định rằng, công ty chỉ sử dụng dữ liệu cá nhân của khách hàng để phục vụ cho các sản phẩm, dịch vụ của mình, cũng như ngăn chặn gian lận và cho mục tiêu truyền thông,... dựa trên tuân thủ luật pháp địa phương. Dữ liệu cá nhân chỉ có thể được sử dụng cho các mục đích khác khi có sự đồng ý của người dùng.
CEO Tim Cook nói về chính sách bảo mật của Apple tại WWDC hồi tháng 6 (Ảnh: Apple)
Apple sẽ có thời gian kháng cáo, nhưng kết quả từ nhiều vụ việc tương tự trong quá khứ cho thấy rằng nộp phạt thường là phương án sau cùng của các công ty bị cáo buộc vi phạm. Trong trường hợp kháng cáo bất thành, số tiền mà Apple phải nộp cho nhà chức trách sở tại có thể lên tới 10 triệu Euro (tương đương 11 triệu USD, khoảng 250 tỷ đồng).
Không chỉ Apple, Google cũng nhận trát phạt từ Cơ quan Giám sát Cạnh tranh của Ý cùng cáo buộc tương tự.
Nhận tiền Google, Apple có mất điểm với người dùng? Apple và Google tạo ra 2 hình ảnh khác biệt về cách đối xử với dữ liệu người dùng. Tuy nhiên, con số 15 tỷ USD trong thỏa thuận mà Google dành cho Apple rất khó từ chối. iOS và Android là 2 hệ điều hành đã cùng nhau thống trị mảng thiết bị di động trong suốt hơn một thập kỷ. Trong...