Tìm cách hiểu anh ấy hơn
Anh ấy là người bạn tâm giao, người đàn ông của đời bạn. Nhưng cũng có lúc bạn trân trối hướng mắt về đối phương tự hỏi: “Người này là ai?”. Có 7 hoạt động các bạn có thể làm chung để cùng nhau kết nối trở lại mỗi lúc cảm thấy dường như đã chẳng còn gần.
1. Chia sẻ ước mơ
Trên hai tờ giấy riêng biệt, mỗi người hãy tự viết ra 5 đến 10 ước mơ trong đời mình. Một khi đã hoàn thành danh sách này, các bạn cùng ngồi bên nhau, thử xem người nọ có đoán được ước mơ của người kia hay không. Bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi nhận ra rằng mình chưa bao giờ hiểu hết ông xã, ví dụ như ước mơ học tiếng Nhật hay có thêm… em bé chẳng hạn.
2. Chia sẻ kỷ niệm đáng nhớ trong quá khứ
Kể nhau nghe những kỷ niệm là một cách rất đẹp nhằm gắn kết với chồng, vậy mà nhiều cặp đôi không nhớ để làm khi đã thuộc về nhau.
3. Không “chuyện ấy”
Tình dục là cách tuyệt vời mang hai người đến gần nhau, nhưng bạn có biết, “không chuyện ấy” cũng có thể làm điều tương tự!
Lâu lâu “chạy tịnh” sẽ cho bạn nhìn rõ tình cảm hai người thực sự thế nào nếu không có gần gũi thể xác, có nghĩa là khi ấy, mối quan hệ được bồi đắp dựa trên gắn kết tâm hồn. Đừng lo lắng, bạn sẽ thấy tất cả những gì cần thấy chỉ trong vài tuần thôi. Lưu ý, “chay tịnh” không có nghĩa là bạn không thể làm bất cứ chuyện gì khác thú vị như âu yếm, chòng ghẹo nhau.
Video đang HOT
4. Tham gia vào hoạt động yêu thích của người kia
Mỗi người đều có đam mê, sở thích riêng để theo đuổi. Điều này có tác dụng tốt, lành mạnh cho mối quan hệ hai người, song điều quan trọng hơn cả, mỗi người còn nên sẵn lòng tham gia vào những sở thích của nhau.
Bạn cần biết người kia thích làm gì khi rảnh rỗi, rượu hay bóng đá đi chăng nữa, chẳng có lý do gì để bạn phàn nàn, thậm chí, hãy tham gia vào một cuộc cổ vũ bóng đá cùng anh ấy. Cho dù không thích xem, bạn vẫn có thể chuẩn bị cho người mình yêu những món ăn ngon mà anh ấy luôn thích.
5. Tìm kiếm sở thích chung
Sẽ có những thú vui mà cả bạn và anh ấy đều chưa bao giờ thử, nhưng qua chính hoạt động này, hai người lại có thể chia sẻ những giây phút thú vị bên nhau. Hãy nghĩ đến một môn thể thao như cầu lông, bơi lội, câu lạc bộ đọc sách hay lớp học nấu ăn. Cùng trải qua một kinh nghiệm mới sẽ cho phép hai người nhìn nhau dưới một lăng kính hoàn toàn mới, cho hai người thấy vẫn là của riêng nhau bất kể cuộc đời có những lúc kéo hai người đi hai hướng.
Theo VNE
Điều gì xảy ra khi mẹ thôi phàn nàn
Bạn không cô độc khi phát hiện ra mình luôn càm ràm với những người thân yêu. Nhưng điều kỳ diệu sẽ xảy ra nếu bạn bỏ đi thái độ cằn nhằn, cau có...
Tôi luôn trân trọng những mẩu giấy nho nhỏ các con viết cho mình, dù đó là tấm giấy note màu vàng hay những dòng chữ ngay ngắn được viết trên giấy kẻ ô li. Tôi đã vô cùng xúc động khi đọc bài văn con gái tả mẹ: "Điều quan trọng ở mẹ là, mẹ sẽ luôn ở đó vì em, ngay cả khi em gặp rắc rối".
Mọi chuyện không phải lúc nào cũng được như thế, bạn biết đấy...
Trong những giai đoạn căng thẳng nhất của cuộc đời, tôi tự nhiên mắc vào một thói quen rất xấu, đó là trở thành người ưa quát mắng. Không hẳn thường xuyên, nhưng cũng chẳng ít lúc tôi cứ có cảm giác mình như quả bóng tức hơi, có thể nổ tung bất cứ lúc nào khiến mọi người xung quanh giật mình sợ hãi.
Tôi có thể trở nên nóng nảy đến mức mất kiểm soát vì những chuyện kiểu như con gái cứ chạy quanh nhà đòi thử hết quần này áo kia mới chịu tới lớp trong khi mấy mẹ con đã bị muộn. Thằng lớn đòi tự mình đổ sữa vào cốc rồi rót tung tóe hết ra bàn. Con gái làm rơi chiếc đĩa thủy tinh quý giá xuống sàn vỡ tan dù trước đó vừa được cảnh báo là đừng có đụng vào đó. Thằng nhóc trằn trọc mãi không ngủ dù mẹ rất cần được yên tĩnh để giải quyết nốt công việc tồn đọng trong ngày...
Tôi ghét bản thân mình những lúc như thế. Tôi đã trở thành cái gì vậy, khi cứ gào lên với hai thiên thần bé nhỏ, quý giá tôi yêu hơn cả cuộc sống của mình?
Liên tục các cuộc điện thoại, các cam kết lúc nào cũng ở mức quá tải, cả một danh sách dài nhiều trang những việc cần làm, áp lực phải hoàn thành công việc một cách hoàn hảo cứ dồn đến tôi. Và quát mắng những người thân là hậu quả trực tiếp của những lúc tôi hoàn toàn mất kiểm soát.
Cho đến một ngày...
Con gái lớn bắc ghế lên với thứ gì đó trên tủ bếp, nhưng nó không may làm rơi túi ngũ cốc. Khoảnh khắc cái túi bục ra cùng tất cả ngũ cốc vương vãi trên sàn, tôi nhận thấy trong ánh mắt con bé nỗi sợ hãi khó tả khi nó nhìn tôi, rồi mắt nó đỏ lên, mọng nước.
Đó không thể là ánh mắt con gái nhìn mẹ. Tôi đau lòng nhận ra con bé sợ tôi. Đứa con gái 6 tuổi của tôi đang sợ phản ứng của mẹ về một lỗi hoàn toàn không phải do nó cố ý. Khoảnh khắc ấy tôi nhận ra mình không muốn các con lớn lên bên một người mẹ đáng sợ như thế, cũng không muốn trở thành người như thế cho đến hết đời.
Giai đoạn ấy, đến vài tuần tôi vẫn cứ đau buồn. Rồi tôi quyết định chẳng ôm đồm công việc nữa, để dành thời gian nắm bắt những điều quý giá hơn. Hơn hai năm kiên trì rèn luyện thói quen không quá áp lực trước công việc, sự giận dữ một thời từng rất dễ bùng lên trong tôi bắt đầu lắng xuống. Với cái đầu nhẹ hơn, tôi đã có thể phản ứng với các lỗi lầm của các con theo cách bình tĩnh hơn, dịu dàng hơn và hợp lý hơn.
Tôi sẽ nói: "Chỉ là siro sô cô la thôi, con lau đi là được, cái bàn sẽ nhờ thế mà sạch hơn". (Thay vì thở dài rồi mắt lại long lên sòng sọc).
Tôi yêu cầu được cầm giúp con bé chổi trong khi nó lau góc nhà bị đổ đường. (Thay vì đứng bên cạnh nhìn con bé với ánh mắt thiếu hài lòng)
Tôi giúp con bé nghĩ lại xem nó có thể đã bỏ quên kính ở đâu (thay vì mắng nó là vô trách nhiệm).
Và trong những lúc cảm thấy kiệt sức vì mệt mỏi, tôi vào phòng tắm, đóng cửa lại, cho mình chút không gian riêng để ít thở thật sâu, nhắc nhở bản thân rằng các con chỉ là trẻ con thôi, trẻ con cũng mắc lỗi. Giống như tôi vậy.
Qua thời gian, gương mặt sợ hãi khi mắc lỗi trên khuôn mặt con tôi thấy ngày nào đã không còn. Tôi trở thành nơi ẩn nấp cho con mỗi lúc chúng gặp khó khăn.
Tôi nhận thấy rằng, ngay cả khi bản thân gặp rắc rối cũng có thể chia sẻ với con. Đừng nghĩ trẻ con chẳng biết gì, chúng hoàn toàn có thể lắng nghe và quan tâm đến bạn, theo một cách rất riêng và đáng yêu của chúng. Trẻ không thể học trở thành người biết cảm thông nếu bạn cứ liên tục cằn nhằn và cáu gắt lên với chúng. Vì thế, hãy mở lòng.
Một điều quan trọng nữa cho những bà mẹ hay giận dữ ghi nhớ là: Bất kể hôm qua có xảy ra chuyện gì, hôm nay đã là một ngày mới.
Theo VNE
Làm người phụ nữ khác Thư của một độc giả nữ gửi tạp chí Elle hỏi làm sao cô ấy có thể xóa hết những tội lỗi của mình mà bước ra từ mối quan hệ đổ vỡ để sống tiếp. Elle thân mến, Tôi đang khao khát được làm một người phụ nữ khác. Người đàn ông đã có gia đình mà tôi đang quan hệ mới...