Tìm bình yên trong ngôi nhà tre ẩn mình giữa núi rừng Bali
Viết cho Tạp chí Du lịch TP.HCM từ Indonesia, anh Fajar Kurniawan đã kể về chuyến hành trình trở về với thiên nhiên của mình hai tháng trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát.
Hideout Bali – ngôi nhà tre độc đáo là điểm đến lý tưởng cho những ai ngán ngẩm sự vội vã của thành thị xa hoa
Đó là 08 giờ 40 phút sáng tại Sân bay Ngurah Rai (Bali, Indonesia). Từ Jakarta, tôi chọn chuyến bay khởi hành sớm nhất để có thể tận hưởng bầu không khí Bali vào sáng sớm. Ngay khi đặt chân xuống sân bay, du khách sẽ cảm nhận được hương nước hoa độc đáo tỏa ra từ những lễ vật len lỏi vào khứu giác – tinh túy làm nên bản sắc riêng của xứ sở này. Đây cũng là chuyến hành trình cuối cùng của tôi hai tháng trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát.
Tiến thẳng tới điểm đến chính nằm ở phía Đông Bali sau 2 tiếng đồng hồ lái xe, nơi tôi dừng chân là Hideout – một ngôi nhà có kiến trúc bằng tre hoàn toàn. Có lẽ nhờ tọa lạc khá xa thủ phủ Denpasar nên nơi này thường được du khách lựa chọn để hưởng yên tĩnh, sống thanh bình giữa muôn ngàn thiên nhiên tươi đẹp.
Trên cung đường di chuyển tới đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng không ít các địa điểm du lịch thú vị. Tôi đã dành thời gian để tham quan vài nơi như Padang Bunga Kasna hay thường được gọi là Edelweiss Bali, Công viên Gemitir trải dài trên sườn Núi Agung và Kintamani.
Trên cung đường di chuyển tới đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng không ít các địa điểm du lịch thú vị.
Sau khi đến nơi, tôi được một vị quản gia thân tình tiếp đón và hướng dẫn thực hiện các thủ tục lưu trú. Và rồi một nhân viên hành lý dẫn tôi dạo quanh nơi ở. Trong khu được gọi là biệt thự này có các căn hộ tách rời được thiết kế hoàn toàn từ tre với đa dạng kiểu dáng và kích thước. Có những không gian chỉ dành cho 1 hay 2 người ở, có những không gian với sức chứa cho cả gia đình từ 4-6 người. Với vị trí khá xa nhau giữa các căn nhà, du khách có thể yên tâm trải nghiệm sự riêng tư mà không hề bị ảnh hưởng bởi bất kỳ ai khác.
Video đang HOT
Chúng tôi men theo một lối đi nhỏ giữa những vườn trồng cây cảnh khá rậm rạp. Mỗi 10 mét, tôi lại bắt gặp những ngã tư và vài tấm biển chỉ dẫn đến nơi ở khác cùng khu. Thi thoảng một vài chú chó sẽ xuất hiện và phát ra tiếng sủa “chào đón” những vị khách lạ mặt. Một lời khuyên là hãy cẩn thận khi gặp những người bạn này, nhưng đừng quá lo lắng bởi chỉ sau một vài lần tiếp xúc là chúng sẽ trở nên thật thân thiện và mến khách.
Sau vài phút tản bộ, chúng tôi đến một cánh cổng nhỏ với cái tên “Hideout Bali”. Khi đứng đây tôi có thể loáng thoáng nghe đâu đó tiếng dòng suối chảy róc rách. Phía sau cánh cổng sẽ là chiếc cầu thang dẫn lối xuống ngôi nhà tre mái lá hình tam giác xinh xắn ven sông, bao quanh là cỏ cây trù phú và ruộng lúa bên kia bờ.
Tuy có kết cấu hai tầng nhưng diện tích của căn nhà dường như không quá lớn. Phía trước của tầng một được trang bị sẵn ghế bành, võng và ghế sofa làm bằng tre, phần giữa là một khu bếp hoàn thiện với đầy đủ bếp nấu ăn, tủ lạnh và bồn rửa. Cuối cùng, phần phía sau của ngôi nhà là một phòng tắm bán thiên khá độc lạ.
Tuy được đặt ở phía bên ngoài nhưng nhờ được bao bọc bởi tre đan và cây cối xum xuê, phòng tắm vẫn được đánh giá là công trình hài hoà với tổng thể kiến trúc. Tầng hai là không gian đặc biệt với duy nhất một phòng ngủ có mái hình tam giác. Từ đây, du khách có thể phóng tầm mắt ngắm cánh đồng lúa và dòng sông trong vắt chảy với khung cảnh tuyệt đẹp tựa bên ngôi nhà.
Cửa sổ với những tấm kính hình tam giác đặc biệt. Từ đây, du khách có thể phóng tầm mắt, ngắm nhìn cảnh vật xung quanh và thả hồn cùng thiên nhiên tươi đẹp
Ngả lưng xuống chiếc nệm tre độc đáo, tôi chăm chú ngắm nhìn trần nhà được sắp xếp từ những thanh tre một cách chỉn chu và hoàn hảo, đâu đó vẫn nghe tiếng suối chảy và tiếng chim nhảy nhót trên những tán cây. Cửa sổ cũng được cấu tạo thật đặc biệt với những tấm kính hình tam giác nhỏ được ghép vào nhau để che phủ toàn bộ khung tam giác lớn của phần mái nhà.
Mái nhà là một khung tam giác lớn gồm nhiều cửa sổ hình tam giác ghép lại với nhau
Cách mà nơi đây tương tác với du khách dừng chân cũng cực kỳ thú vị. Bạn sẽ được trang bị một chiếc điện thoại di động cũ thay vì sử dụng máy bàn để liên lạc khi cần hỗ trợ về các dịch vụ như đồ ăn/thức uống, mát-xa, trị liệu, đi bộ đường dài đến các điểm du lịch hay quà lưu niệm. Ở nơi xa xăm và hẻo lánh như vậy, hẳn nhiên là khách du lịch sẽ không mong muốn bất kỳ sự kết nối nào giữa đôi bên bằng chiếc điện thoại bàn rồi đúng không?
Có lẽ không chỉ riêng tôi mà những tín đồ mê xê dịch khác từ Châu Âu hay Mỹ cũng “phải lòng” những hành trình trở về với thiên nhiên như vậy. Sẽ chẳng có gì khó hiểu khi nói rằng đây là một lối thoát tuyệt vời cho những ai đã ngán ngẩm sự vội vã của thành thị xa hoa, khao khát đắm chìm vào vẻ đẹp của tạo hóa và sự an nhiên, tĩnh tại của hương đồng gió nội. Sắc thái ngôi nhà tre mang lại dường như còn điểm xuyết thêm cho vẻ tự nhiên vốn có nơi này.
Không gian an yên, tĩnh tại ở Hideout Bali là lối thoát tuyệt vời cho những ai muốn tránh xa ồn ào, náo nhiệt của đô thị
Khi màn đêm buông xuống, bạn sẽ được chìm đắm trong không gian tĩnh mịch đến tận cùng, dường như xung quanh sẽ chẳng có tia sáng nào khác ngoài ánh đèn biệt thự, vài ngọn đèn nhỏ ở lối đi bộ ngoài kia và những ánh sao. Bạn cũng có thể ngắm nhìn những tia sáng ấm áp tỏa ra từ những căn biệt thự khác.
Sớm mai thức dậy, tôi như thấy như một nguồn năng lượng dồi dào hơn bao giờ hết chạy dọc trong cơ thể. Tư duy nhạy bén, sức mạnh bền bỉ và tâm trạng tích cực hơn chính là kết quả của sự giao hòa với thiên nhiên. Đó thực sự là một hành trình tuyệt diệu để con người tái sinh và sẵn sàng quay trở về “chiến đấu” với guồng quay của sống thường nhật.
Mong rằng đại dịch sẽ sớm qua để những đôi chân không mỏi của chúng ta lại được băng qua những hành trình như thế và tuyệt vời hơn thế!
Dòng suối mát 'ẩn mình' dưới chân núi Bạch Mã
Suối Tiên được ví như nàng tiên giữa núi rừng, hút khách vào mùa hè nhờ dòng nước mát lạnh.
Suối Tiên nằm dưới chân dãy Bạch Mã, nổi tiếng với dòng nước mát lạnh, thích hợp để tắm và tham quan vào mùa hè. Đây là một hệ thống tập hợp nhiều hồ, suối, thuộc xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc. Địa điểm du lịch này được đánh giá là vẫn còn hoang sơ do ẩn sâu trong hồ Thủy Yên, du khách muốn đến tham quan phải đi thuyền băng qua hồ để đến.
Suối Tiên nằm dưới chân núi Bạch Mã hùng vỹ. Khách sẽ được chở bằng thuyền để tới suối với giá vé là 30.000 đồng/khách/khứ hồi.
Dòng nước ở đây xanh mát chảy từ thượng nguồn. Người dân địa phương cho rằng ngày xưa, có một loài hoa rừng mọc bên bờ suối, đến mùa hoa nở trải dài trên triền đá nhìn như làn tóc tiên nữ nên mọi người từ đó quen gọi là suối Tiên. Giữa các nóng gay gắt của mùa hè trên dải đất miền Trung, suối Tiên là nơi phù hợp cho những du khách muốn thư giãn giữa không khí trong lành, tắm nước mát lạnh.
Lê Phương Tùng, 21 tuổi, du khách tới suối Tiên chơi, cho biết đây là một địa điểm đẹp, lượng khách tham quan chưa nhiều và ồ ạt như nơi khác nên giữ được vẻ hoang sơ. Điều khiến chàng trai người Huế ấn tượng là địa điểm này tích hợp được nhiều thứ để trải nghiệm trong ngày, như đi thuyền, tắm suối, ăn uống bên núi rừng. Anh cho biết, suối khá sâu, ước tính hơn 2 m nên cần lưu ý lúc tắm. Tại đây có dịch vụ cho thuê áo phao. "Nước suối rất trong và mát. Khu vực tắm được rào lại nên rất an toàn. Cảnh thiên nhiên đồi núi rất đẹp và hùng vĩ nên lên ngồi ngắm cảnh thôi cũng hết ngày được", Tùng chia sẻ.
Suối Tiên có dòng nước mát lạnh, là địa điểm giải nhiệt giữa mùa hè. Ảnh: Lê Phương Tùng
Để đến Suối Tiên và hồ Thủy Yên, du khách từ TP Huế đi theo quốc lộ 1A, qua khỏi hầm Phước Tượng khoảng 300 m, từ đó rẽ vào theo bảng chỉ dẫn để đến địa điểm suối. Ngoài tắm suối, cảnh đẹp hồ Thủy Yên cũng là điểm cộng thu hút du khách đến chiêm ngắm. Cách đó 16 km là suối Voi, cũng là một thắng cảnh suối đẹp, mát, hay được du khách ghé thăm khi tới Thừa Thiên Huế.
"Giải nhiệt" ở khe Kiền Giữa đại ngàn A Lưới, khe Kiền vẫn giữ được nét hoang sơ, vẻ bình yên của chốn núi rừng. Những ngày Huế nắng nóng, làm một "tour giải nhiệt" ở đây, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy thư thái, yêu đời. Khe Kiền ở A Lưới Phải đặt chân một lần tới đây, mới cảm nhận được "tác dụng giải nhiệt" từ...