Tìm bình yên giữa đại ngàn
Nếu đặt chân đến Kon Tum, ngoài những địa điểm: tòa giám mục, nhà thờ gỗ… hầu như bạn đều được giới thiệu đến cafe Eva một lần cho biết.
Lối cổng vào xanh mát của cafe Eva
Khi đã đặt chân đến đây bạn hoàn toàn bị thuyết phục. Từ không gian toàn cảnh cho đến những góc nhỏ, các chi tiết trang trí đều toát lên cốt cách, tâm hồn Tây Nguyên.
Bước qua cánh cổng hình tam giác với mái vòm xanh, tôi cảm như mình lạc vào một không gian hoàn toàn khác, tách biệt khỏi những ồn ào của phố thị bên ngoài, để được tận hưởng thực sự.
Không gian quán hòa mình giữa thiên nhiên, núi rừng
Chủ quán của cafe vốn không xa lạ với giới làm nghệ thuật và khán giả: họa sĩ Nguyễn Ngọc Ẩn. Chính vì thế, suốt hơn 20 năm qua, không gian quán trở thành điểm tao ngộ của những người thích âm hưởng Tây Nguyên, với sự thanh tịnh, độc đáo nhờ lối kiến trúc không thể trộn lẫn và càng khó bắt chước. Ngay từ đầu tiên khi lên ý tưởng thực hiện, họa sĩ Ngọc Ẩn đã hình dung về một cafe Eva như ngày nay. Không gian, cách bài trí được giữ khá nguyên vẹn. Sự khác biệt có chăng là vài thay đổi do bị hỏng hóc phần mái lá, những cây cột bị mục hay thêm bớt những không gian mới, những gốc cây, chậu hoa cho thêm phần xanh mát và luôn ngát hương.
Chòi cafe ngay lối cổng vào
Quán mang đậm chất kiến trúc của dân tộc Bana với nguyên liệu chính chủ yếu làm từ gỗ. Nhìn từ bên ngoài, chiếc cổng có thiết kế mang màu nâu trầm cũ kĩ, cổ điển hòa với màu xanh của cây cỏ, nét hài hòa, tự nhiên trở thành điểm cuốn hút đặc biệt. Góc nào trong quán cũng khiến thực khách hồ như mình đang lạc vào khu vườn xanh mát, rộn ràng và lại thanh tịnh, lâng lâng đến lạ.
Bếp lửa được đặt lối cổng vào tạo không gian ấm cúng, gần gũi
Hòa với cây cỏ thiên nhiên chính là bộ sưu tập những tượng nhà mồ vô cùng độc đáo, có thể ví như một bảo tàng thu nhỏ. Những bức tượng được đục, đẽo trên thân các cây gỗ thông qua những đường nét khá thô nhưng lại rất tự nhiên, giản dị. Cũng chính bởi điều đó nên nó càng tôn lên không khí, cốt cách Tây Nguyên đậm nét cho quán. Trong không gian quán, những bức tượng kiểu này được đặt để ở khắp nơi từ lối cổng vào, các lối đi, trong không gian quán với đủ hình dáng, kích thước, biểu cảm. Nhiều du khách khi đặt chân đến cafe Eva như bị mê đắm bởi những bức tượng gỗ này. Quanh co giữa những lối vào các chòi cafe với không gian riêng tư; men theo con đường trải đá tràn ngập cây xanh… những bức tượng càng trở nên sống động hơn bao giờ hết.
Bếp lửa được đặt lối cổng vào tạo không gian ấm cúng, gần gũi
Tôn trọng vẻ tự nhiên, cái hồn cốt Tây Nguyên, nên chủ quán càng biết cách để khiến nó đẹp hơn thông qua những sự chăm chút cầu kì, kĩ lưỡng trong từng chi tiết rất nhỏ. Đó là không gian bếp ngay lối cổng vào tạo cảm giác ấm cúng như được trở về ngôi nhà, quây quần bên bếp lửa với chiếc ấm đun nhuốm màu thời gian. Bếp đôi khi nguội lạnh nhưng hồ như chờ bước chân người chở về để hâm nóng, để quây quần, đoàn tụ. Đó là tiếng suối chảy róc rách với chiếc võng đu thả xuống từ thân cây cổ thụ. Đó còn là những góc nhỏ với tiếng đàn t-rưng âm vang nhờ sức gió, sức nước.
Những góc ngồi riêng tư dành riêng cho khách
Đó còn là những tác phẩm điêu khắc trên vỏ bom, chiếc mũ, mảnh đạn pháo… được sắp đặt khéo léo và tài hoa. Nghệ thuật sắp đặt trong cafe Eva tạo cảm giác hài hòa vì dường như nó phải được đặt, để ở chính chỗ đó chứ không phải nơi nào khác. Sự bình yên nơi đây còn hiện hữu thông qua những vật dụng trong cuộc sống hàng ngày của người Bana: là chiếc gùi đi rừng, những chiếc đèn tre, những quả bầu khô, những lu đựng nước bằng gốm…
Video đang HOT
Ngôi nhà truyền thống làm bằng gỗ và lợp mái tranh
Quán có nhiều không gian khác nhau tùy thuộc bạn đi một mình hay theo nhóm, và cả phụ thuộc vào tâm trạng. Đó là những góc riêng, khép mình giữa cỏ cây tạo cho bạn sự riêng tư để cuộc chuyện trò không bị gián đoạn. Đó là những chiếc ghế võng vừa đung đưa, nhâm nhi ly cafe vừa có thể ngắm nhìn cỏ cây. Đó là góc trong ngôi nhà truyền thống của người Bana với không gian xung quanh là những cột gỗ, mái tranh đơn sơ. Đó còn là một không gian thoáng chút hiện đại hơn nơi bạn có thể nhìn bao quát toàn quán.
Những tác phẩm sắp đặt bằng sắt được bày xen kẽ không gian bằng gỗ
Trong không gian ấy, tiếng nhạc Trịnh dìu dặt hòa lẫn tiếng suối chảy, tiếng chim hót, tiếng lao xao nơi tán lá và cả tiếng reo vui của nắng gọi. Tất cả vừa có thanh, có sắc, có cái hồn cốt Tây Nguyên tuy giản dị nhưng đầy sức cuốn. Nhìn từng giọt café khẽ chảy, hít hà mùi thơm nồng của thứ đặc sản trứ danh của đại ngàn, lòng người như miên man nhớ về những ngày tháng cũ, ăm ắp những kỷ niệm.
Các bức tượng nhà mồ độc đáo
Cột đèn bằng sắt hoen gỉ nhưng rất lạ
Những chiếc cồng, chiêng được treo trên cây
Không gian hòa mình giữa thiên nhiên, nắng ấm chan hòa
Một bức tượng gỗ có hình thù lạ lẫm
Toàn bộ không gian được sắp đặt có chủ ý nhưng vẫn rất tự nhiên
Những vật dụng trang trí nhỏ xinh được bày biện khắp nơi
Một không gian khác trong cafe Eva
Quầy thu ngân và tiếp thực khách
Toàn bộ các phần trang trí trong quán đều toát lên vẻ nghệ thuật cuốn hút
Theo iHay
Thăm ngục Tố Hữu giữa đại ngàn Tây Nguyên
Vượt đèo Lò Xo ở địa phận huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum, du khách sẽ gặp ngục Tố Hữu nằm khép mình giữa núi rừng hùng vĩ và nguyên sơ.
Con đường đèo uốn lượn, nằm vắt vẻo trên những sườn núi đưa khách đến với ngục Tố Hữu
Ngục Tố Hữu là di tích lịch sử đặc biệt cách thành phố Kon Tum khoảng 90km về hướng tây bắc, cách thị trấn Đăk Glei 20 km về hướng bắc. Nếu đi từ hướng bắc theo quốc lộ 14, để đến ngục Tố Hữu bạn phải vượt qua đèo Lò Xo với những khúc quanh liên tiếp cực kỳ nguy hiểm.
Tấm biển chỉ dẫn từ đường lớn để du khách dễ dàng không bị lạc đường
Đúng như tên gọi của nó, đèo Lò Xo là nơi rất thu hút đối với những người thích du lịch mạo hiểm. Hiện nay, toàn bộ tuyến đường đèo này đã được tu sửa, nâng cấp nhằm đảm bảo an toàn cho những chuyến đi. Nằm trên cung đường của đèo Lò Xo, từ đường lớn bạn sẽ phải rẽ vào đường nhỏ dốc ngược với tấm biển chỉ dẫn để đến với ngục Tố Hữu.
Con đường được trải bê tông, dáng hình uốn lượn đẹp mắt
Ngục Tố Hữu thực chất là tên gọi sau này được người dân quen gọi vì đây từng là nơi giam cầm nhà thơ cách mạng. Ngục được xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 1932 đến 1942, với tên ban đầu có tên là ngục Đăk Glei. Đây là nơi ở và làm việc của đồn trưởng Bê-li-ô. Ngoài Tố Hữu, nơi đây còn giam cầm nhiều nhân vật chủ chốt khác của cách mạng Việt Nam mà sau đó trở thành những cán bộ cao cấp của Đảng và Chính phủ như Nguyễn Duy Trinh, Chu Huy Mân, Lê Văn Hiến, Huỳnh Ngọc Huệ...
Căn phòng giam đá xanh xám lạnh lẽo giờ mở cửa cho du khách tham quan tự do
Trải qua gần 100 năm thăng trầm, ngục Tố Hữu hầu như vẫn còn vẹn nguyên dấu vết thời gian với những lớp đá màu xanh, xám lạnh. Những căn phòng giam của 3 khu nhà giam khác nhau dù được mở cửa cho khách tham quan từ nhiều năm nay nhưng vẫn mang không khí nặng nề của một thời kỳ đau thương nhưng bất khuất, kiên cường trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Những khung cửa căn phòng giam xưa giờ nhìn ra xa là phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ
Khu giam cầm chính nằm ở trên ngọn đồi cao nhất, nằm sát ngay khu nhà chỉ huy. Khu căng an trí được xây dựng năm 1932 gồm 3 dãy nhà xung quanh được rào kín bằng dây kẽm gai, chỉ chừa một lối nhỏ ra vào nằm bên dưới sườn núi. Nếu nhìn từ xa, 3 ngôi nhà được lợp mái lá này dễ khiến người khác nhầm tưởng là nhà ở. Nơi đây đã giam cầm hơn 100 chiến sĩ. Trong khi đó, từ khu ngục chính, dưới chân con dốc dựng đứng là khu biệt giam được xây dựng sau cuộc vượt ngục của nhà thơ Tố Hữu và Huỳnh Ngọc Huệ.
3 ngôi nhà giam của khu căng an trí
Nếu như ngày xưa, ngục Tố Hữu nằm chơ vơ giữa núi rừng đại ngàn, là nơi giam giữ khổ sai của các chiến sĩ cách mạng thì ngày nay, nơi này trở thành điểm du lịch thu hút rất nhiều du khách. Ngoài vẻ quyến rũ và mạo hiểm của đèo Lò Xo, con đường dẫn đến với ngục Tố Hữu cũng khiến những người ưa mạo hiểm thích thú bởi vẻ hùng vĩ của thiên nhiên, núi rừng.
Những hàng rào dây kẽm gai được đặt san sát lớp trong lớp ngoài
Con đường bạt núi nằm vắt vẻo trên những sườn đồi tựa như con trăn khổng lồ. Đứng ở bất kỳ điểm nào trên cung đường này đều có thể chiêm ngưỡng được thiên nhiên rộng lớn nơi mây trời. Phía xa xa, dưới những chân núi, thung lũng là những bản làng của người dân tộc. Bởi vậy, đến với ngục Tố Hữu không chỉ giúp ta thêm hiểu về truyền thống đấu tranh quật khởi mà còn thêm yêu mảnh đất cao nguyên đại ngàn.
Khu nhà biệt giam được xây dựng sau sự kiện nhà thơ Tố Hữu vượt ngục
Con dốc đứng nối giữa các khu nhà giam khác nhau
Khu nhà giam chính xưa, nay được tu sửa lợp mái tôn
Nhìn từ ngục Tố Hữu phóng tầm mắt ra xa là thiên nhiên hùng vĩ
Một khúc cua tay áo trên đèo Lò Xo để đến với ngục Tố Hữu
Theo iHay
8 trải nghiệm hấp dẫn chỉ có ở Tây Nguyên Nếu có dịp đặt chân đến Tây Nguyên, du khách đừng quên chinh phục ngã ba Đông Dương, ngắm sao đêm ở Măng Đen hay xem biểu diễn cồng chiêng. Dưới đây là 8 điều làm cho chuyến đi Tây Nguyên của bạn thêm phần thú vị và đáng nhớ. Ghé thăm "đôi mắt Pleiku" Biển Hồ (hồ T'Nưng) là một trong những...