Tìm biện pháp đưa lao động “chui” về nước
Ngày 29.11, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) phối hợp với Sở LĐTBXH Nghệ An mở hội nghị tại huyện Quỳnh Lưu để tìm kiếm biện pháp đưa lao động hết hạn từ Hàn Quốc về nước.
Năm 2012, tỉ lệ người lao động Việt Nam làm việc “chui” tại Hàn Quốc chiếm đến 50%. Nghệ An, năm 2011 có 91 lao động hết hạn nhưng không trở về năm 2012, con số số này tăng lên 600 người. Do lao động bất hợp pháp người Việt quá đông nên phía Hàn Quốc đã ngừng tiếp nhận hồ sơ mới, trong đó Nghệ An có 2.000 người chưa được xét duyệt. Việt Nam phải giảm được đáng kể số lao động bất hợp pháp nói trên thì mới tiếp tục xét duyệt hồ sơ mới. Việt Thắng
Du lịch Hạ Long: Đột phá vào thị trường Châu Âu. Trong khuôn khổ Tuần du lịch Hạ Long 2012 dành cho thị trường khách Châu Âu từ 27 – 30.11, chiều 29.11, tại TP.Hạ Long đã diễn ra cuộc gặp gỡ, giao lưu, trao đổi giữa các đối tác Châu Âu và các công ty lữ hành trong nước và hội thảo quốc tế “Phát huy tiềm năng du lịch Hạ Long”. Cùng tham dự các sự kiện này có 63 đại biểu quốc tế, gồm đại diện các Cty lữ hành hàng đầu Châu Âu và các nhà báo chuyên viết về du lịch của châu lục này. Đây là lần đầu tiên một địa phương ở Việt Nam tổ chức một cuộc xúc tiến du lịch quốc tế tầm cỡ ngay tại địa phương mình, với sự hỗ trợ, hợp tác của Vietnam Airlines. Châu Âu hiện là một trong 4 thị trường khách hàng đầu của du lịch Quảng Ninh, với lượng khách đến tương đối ổn định và thường chi tiêu lớn. Tuy nhiên, tại hội thảo, các đại biểu quốc tế cho rằng, đại đa phần người dân Bắc Âu không biết nhiều về vịnh Hạ Long. Vì thế, Quảng Ninh cần tập trung quảng bá vào khu vực này. Khách Châu Âu rất thích cảnh đẹp Hạ Long, nhưng có tới 66,7% số du khách khi được hỏi cho biết sẽ không trở lại lần 2 do sản phẩm du lịch đơn điệu. Bên cạnh đó, Quảng Ninh cũng cần đặc biệt quan tâm tới vấn đề an toàn và môi trường trên vịnh. NGUYỄN HÙNG
Cà Mau: Xem xét giao cảng Năm Căn cho một doanh nghiệp tại Cà Mau. Tin từ VP UBND tỉnh Cà Mau ngày 29.11 cho biết, thực hiện sự chỉ đạo của Chính phủ về việc xem xét giao cảng Năm Căn cho nhà đầu tư có năng lực vào khai thác, sử dụng, UBND tỉnh chính thức đề nghị Vinalines giao lại toàn bộ cảng Năm Căn, nằm tại huyện Năm Căn, Cà Mau cho Cty TNHH Tân Phát (Cà Mau). Theo phương án kinh doanh của doanh nghiệp này, sau khi tiếp nhận, doanh nghiệp sẽ tái cơ cấu và tiếp tục đầu tư để có khả năng tiếp nhận tàu 12.000 tấn và mức luân chuyển hàng hóa 800.000 tấn/năm. Được biết, cảng Năm Căn được đầu tư xây dựng từ năm 1995 sau nhiều lần thay đổi chủ đầu tư nhưng đến nay vẫn chưa đi vào sử dụng. N.H
Quảng Ngãi: Đóng tàu vỏ sắt 600 tấn. Ngày 29.11, tại huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), Công ty CP thủy sản Lý Sơn khởi công đóng mới tàu cá vỏ sắt làm dịch vụ hậu cần, công suất 840CV, trọng tải 600 tấn. Tàu có chiều dài hơn 45m, rộng 7,4m, tốc độ di chuyển từ 12-13 hải lý/giờ, tổng kinh phí hơn 15 tỉ đồng. Theo ông Vũ Văn Hội – đại diện Công ty CP thủy sản Lý Sơn: Chiếc tàu sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng cuối quý II/2013. Ngư trường hoạt động chủ yếu tại vùng biển quần đảo Trường Sa và các ngư trường truyền thống của ngư dân các tỉnh miền Trung. Tàu sẽ cung cấp dầu, đá, lương thực, thực phẩm cho ngư dân đánh bắt ở ngư trường xa. Chiếc tàu này bảo quản cá bằng hình thức cấp đông. Đây là công nghệ mới đối với tàu cá Việt Nam. PHẠM KHANG
Lào Cai vào cuộc xử lý “vàng tặc” lộng hành trên sông Hồng.Ngày 28.11, UBND tỉnh Lào Cai đã ra công văn khẩn số 3757 gửi các ngành chức năng và địa phương liên quan phối hợp kiểm tra việc tàu cuốc khai thác vàng trên sông Hồng. Qua kiểm tra sơ bộ cho thấy, có đến 29 tàu cuốc đang hoạt động khai thác vàng trái phép trên toàn lưu vực sông đoạn qua Lào Cai, gây ảnh hưởng đến dòng chảy, làm sạt lở một số diện tích đất nông nghiệp và mùa lũ tới sẽ tiếp tục mất một số diện tích đất canh tác. T.T.V
Thêm đối tượng được sang Hàn Quốc làm việc
Qua hai ngày (21-22.11) tổ chức cho lao động Việt Nam (LĐVN) đăng ký dự thi tiếng Hàn lần thứ năm tại ba địa điểm trên toàn quốc (Hà Nội, Nghệ An và TP.Hồ Chí Minh), Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) đã tiếp nhận 911 LĐVN đăng ký dự thi.
Ông Phan Văn Minh - Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước- cho biết: Khác với bốn lần trước, đối tượng được phép đăng ký dự thi tiếng Hàn trên máy tính lần này được nới rộng hơn. Cụ thể, nếu những lần trước, chỉ những LĐ đã được tái tuyển dụng, tự nguyện về nước đúng thời hạn hoặc trước thời điểm hết hạn hợp đồng mới được đăng ký dự thi thì lần này, Hàn Quốc cho phép cả những LĐ về nước sau ngày kết thúc hợp đồng nhưng visa chưa hết hạn (còn thời gian được cư trú hợp pháp tại Hàn Quốc) và về nước trong thời điểm từ ngày 1.1.2010 trở lại đây đều được phép đăng ký.
Với việc Hàn Quốc mở rộng đối tượng được dự thi tiếng Hàn trên máy tính như trên, sẽ có thêm nhiều LĐVN có cơ hội trở lại Hàn Quốc làm việc. Vì vậy, nếu như kỳ kiểm tra tiếng Hàn trên máy tính lần thứ tư có hơn 700 LĐVN đăng ký dự thi, thì lần này đã tăng lên hơn 900 LĐ. Trên cơ sở số LĐ đăng ký này, hiện Trung tâm Lao động ngoài nước đang gấp rút hoàn tất việc nhập thông tin cá nhân gửi sang Hàn Quốc rà soát lại đối tượng và những LĐ nào được phép dự thi sẽ được công bố vào 29.11.
LĐVN làm thủ tục dự thi tiếng Hàn trên máy tính.
Liên quan đến cơ hội sang Hàn Quốc làm việc lần đầu của hơn 12.000 LĐ đã đỗ tiếng Hàn trong đợt thi được tổ chức vào cuối tháng 12.2011, ông Phan Văn Minh cho biết: Thị trường thời gian tới phụ thuộc hoàn toàn vào việc Việt Nam và Hàn Quốc có ký gia hạn thỏa thuận tiếp nhận LĐVN đi làm việc theo Chương trình EPS nữa không. Việc có ký gia hạn tiếp hay không lại phụ thuộc vào việc Việt Nam có giảm được tỉ lệ LĐ hết hạn hợp đồng không về nước, ở lại cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc hay không.
Hiện nay, Bộ LĐTBXH đang chỉ đạo quyết liệt các địa phương phải thực hiện các biện pháp để giảm tỉ lệ LĐ của địa phương đang cư trú bất hợp pháp. Ngày 22.11 vừa qua, Bộ LĐTBXH đã gửi công văn đến UBND 11 tỉnh, thành phố có tỉ lệ LĐ ở lại cư trú bất hợp pháp cao, gồm: Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bắc Giang, Bắc Ninh, Nam Định, Thái Bình và Phú Thọ, đề nghị phải tích cực vào cuộc bằng nhiều biện pháp, để đến hết quý I/2013 giảm được tỉ lệ LĐ của địa phương đã hết hạn hợp đồng không về nước.
Mặt khác, để đỡ thiệt thòi và mở rộng cơ hội được sang Hàn Quốc làm việc cho hơn 12.000 LĐ trên, Bộ LĐTBXH Việt Nam đã đề nghị với Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc xem xét gia hạn thêm thời gian có hiệu lực của chứng chỉ tiếng Hàn lên hơn 2 năm. Bởi nếu theo quy định hiện hành, thời hạn hiệu lực của chứng chỉ tiếng Hàn là 2 năm tính từ ngày thông báo kết quả thì sau ngày 28.12.2013, hơn 12.000 LĐ trên nếu vẫn chưa được chủ sử dụng lao động Hàn Quốc tuyển chọn sẽ phải thi lại tiếng Hàn. Điều này sẽ gây lãng phí rất lớn về tiền bạc và công sức đối với hàng chục ngàn gia đình Việt Nam đã trót đeo đuổi giấc mộng đổi đời nhờ bán sức lao động ở xứ Hàn.
Theo laodong
Thêm cơ hội cho lao động trở lại Hàn Quốc làm việc Kỳ kiểm tra tiếng Hàn lần thứ 5 dành cho lao động Việt Nam hết hợp đồng về nước đúng thời hạn sẽ được tổ chức ngày 3/12 tại Hà Nội. Tham gia kiểm tra tiếng Hàn tại Nghệ An (ảnh minh họa) Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH, cho biết kỳ kiểm tra tiếng Hàn EPS-TOPIK (dành cho những lao...