TikToker phá vườn hoa, chọc tức nông dân để quay video
Nhiều TikToker đã lẻn vào các trang trại hoa cúc tại Nepal, dẫm nát hoa và gây thiệt hại hàng chục nghìn USD cho những người nông dân.
Nhiều người thậm chí còn chế giễu và chọc tức các chủ vườn hoa chỉ để quay video.
Himalaya Dhungana từng gặp nhiều khó khăn khi làm việc trong một nông trại trồng hoa cúc do chính phủ Nepal điều hành. “Có nhiều loài động vật hoang từng xuất hiện và ăn những bông hoa cúc. Và đôi khi là các vấn đề tưới tiêu”, Dhungana nói.
Nhưng kể từ mùa xuân năm nay, Dhungana đã gặp phải một thách thức mới – những người sáng tạo nội dung trên TikTok. Các TikToker đã đổ xô đến những cánh đồng hoa cúc tuyệt đẹp tại Nepal với hy vọng tạo ra các video có độ phổ biến rộng rãi. Nhiều người đã giẫm đạp lên những cây hoa quý giá, khiến những người nông dân thiệt hại hàng chục nghìn USD.
Nhiều người đổ xô đến các cánh đồng hoa cúc để chụp ảnh và quay video đăng lên mạng xã hội (Ảnh: Nguồn quốc tế)
Dhungana, người quản lý các trang trại tại Công ty TNHH Sản xuất và Chế biến thảo mộc ở quận Sunsari của Nepal cho biết mọi chuyện bắt đầu vào tháng 3, khi video một phụ nữ địa phương quay cảnh cô ấy đứng giữa cánh đồng hoa cúc trở nên phổ biến. Kết quả là vào tháng 4, trang trại của Dhungana đã thiệt hại hơn 20.000 USD do cây trồng bị hư hại. “Những người có ảnh hưởng trên TikTok đến cánh đồng hoa cúc của chúng tôi và tạo video để kiếm tiền. Mọi thứ vượt khỏi tầm kiểm soát kể từ đó”, Dhungana nói.
Video đang HOT
Trong số các nguồn dự trữ dồi dào về dược liệu và thảo mộc thơm tại Nepal, các sản phẩm từ hoa cúc đóng góp lớn vào ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe trị giá hàng nghìn tỷ USD trên toàn cầu. Thị trường kinh doanh hoa cúc toàn cầu dự kiến sẽ đạt 412 tỷ USD vào năm 2025.
Trong một video lan truyền trên Facebook, một nông dân đang la hét vào những kẻ đột nhập vì giẫm đạp lên cánh đồng hoặc tự ý hái hoa cúc. Điều đáng nói là người quay video lại cười cợt và chế nhạo những người nông dân đang cố đuổi họ ra khỏi trang trại. Dhungana nói: “Họ không lắng nghe chúng tôi, thay vào đó họ gây lộn với chúng tôi và đăng tải video về những tranh cãi đó lên mạng xã hội”.
Chính quyền Nepal đã phải cấm những người sáng tạo nội dung trên TikTok được đến một số nơi, bao gồm cả các địa điểm du lịch và tôn giáo, sau khi có nhiều ý kiến phàn nàn rằng họ gây phiền toái.
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc, canh tác hoa cúc là một phần quan trọng trong ngành nông nghiệp của Nepal với 66% dân số tham gia trồng hoa. Nông nghiệp đóng góp 1/3 vào GDP đất nước. Các loại cây như hoa cúc mang lại lợi tức đầu tư rất lớn cho nông dân và chính phủ. Nó cũng đã giúp nhiều nông dân thoát khỏi đói nghèo.
Những người nông dân làm việc trên cánh đồng hoa cúc (Ảnh: Nguồn quốc tế)
“Những người này dường như không hiểu hoa cúc có giá trị như thế nào đối với chúng tôi. Với chúng tôi, đó không chỉ là những cây hoa thông thường”, Dhungana nói.
Trong thập kỷ qua, nhiều nông dân Nepal đã chuyển đổi ruộng sang trồng các loại thảo mộc như hoa cúc để kiếm thêm tiền. Canh tác hoa cúc không quá phức tạp và chính phủ hỗ trợ nông dân bằng cách phát hạt giống miễn phí.
“Trước đó, tôi thường trồng lúa và lúa mì. Bây giờ tôi kiếm được lợi nhuận từ việc trồng hoa cúc và các con trai của tôi đang được học hành đến nơi đến chốn. Vợ chồng tôi rất yên tâm. Các loại thảo mộc không chỉ thay đổi cuộc sống của tôi mà còn mang lại sự thịnh vượng cho nhiều người ở đây”, Sher Bahadur Bista, một nông dân ở huyện Shamshergunj, nói.
Ở nhiều vùng, việc trồng hoa cúc thậm chí còn giúp phụ nữ địa phương độc lập về tài chính trong một xã hội phụ hệ. Hiện tại các nông dân đang phải áp dụng nhiều biện pháp để cánh đồng hoa của họ không bị phá hủy bởi các xu hướng trên mạng xã hội. Một trang trại ở Morang, phía Đông Nepal, đã quyết định thu hoạch mùa màng sớm để đi trước các TikToker. Một nông dân khác đã đăng tải một lời cảnh báo trên TikTok rằng “Ai đến đây chụp ảnh và phá hoại mùa màng sẽ bị trừng phạt”.
Vụ canh tác hoa cúc sắp tới sẽ bắt đầu vào tháng 11. Dhungana có kế hoạch biến các trang trại của mình thành vùng cấm. Những người vi phạm sẽ phải bồi thường cho các nông dân nếu gây ra thiệt hại cho cây trồng của họ.
Nông dân Sa Đéc sáng tạo biến hoa kiểng thành quà tặng
ĐTO - Làng hoa Sa Đéc không chỉ được mệnh danh là thủ phủ hoa của miền Tây mà còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong và ngoài nước.
Những năm gần đây, mỗi năm, Làng hoa Sa Đéc đón hàng trăm ngàn du khách từ khắp các nơi. Để góp phần tạo điểm nhấn, tăng sức hút và tạo thêm nhiều sản phẩm du lịch phục vụ khách tham quan, một số nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi cách trồng và cung ứng sản phẩm hoa kiểng phù hợp với thị hiếu người chơi. Trong đó, việc hướng đến sản xuất các sản phẩm hoa kiểng nhỏ gọn làm quà tặng đang trở thành một trong những hướng đi mới giúp nông dân tăng thêm thu nhập.
Các gian hàng cây kiểng mini được nhà vườn trưng bày bắt mắt, thu hút du khách. Ảnh: Ngọc Duy
Khoảng 2 năm nay, anh Đặng Võ Trần Khang (20 tuổi) ngụ khóm Sa Nhiên, phường Tân Quy Đông, TP Sa Đéc đã bàn với gia đình chuyển đổi từ việc sản xuất các loại cây công trình kích thước lớn sang trồng các loại cây kiểng mini. Với gần 1.000 sản phẩm của hàng trăm chủng loại khác nhau, không cần nhiều người làm, một mình anh Khang vẫn có thể quán xuyến được cả khu vườn này, từ việc trồng, chăm sóc cho đến bán hàng.
Doanh thu của gian hàng nhỏ này cũng đã tăng gấp mấy lần so với vườn hoa trước đó, việc mua bán cũng diễn ra quanh năm không còn lệ thuộc vào mùa vụ như trước. "Nhà mình không có nhiều lao động nên mình chuyển qua trồng các loại này. Các loại cây mini như xương rồng, sen đá, không khí... vừa dễ trồng lại vừa nhỏ gọn, giá bán cũng cao hơn. Khách tham quan rất thích mua vì nhỏ gọn, dễ vận chuyển", anh Khang phấn khởi tâm sự.
Còn tại khu vườn của chị Hồ Thị Cẩm Tuyên nằm trên Đường hoa Sa Đéc ở phường Tân Quy Đông, chỉ vài chục mét vuông nhưng có đến hàng trăm loại cây kiểng khác nhau, từ sen đá cho đến xương rồng, kiểng lá... có cây chỉ bằng ngón tay. Giá bán các sản phẩm cũng khá đa dạng, người chơi có khi chỉ cần bỏ ra 5.000 đồng đã có thể sở hữu được một cây xương rồng hoặc sen đá. Tùy vào chủng loại, dáng thế, độ độc lạ của sản phẩm mà giá bán khác nhau, có cây giá đến cả triệu đồng.
Chính sự đa dạng về chủng loại, sự bắt mắt về màu sắc và sự tiện lợi trong lựa chọn mua sắm mà doanh thu từ việc kinh doanh các sản phẩm siêu nhỏ này đã giúp gia đình chị Tuyên có thu nhập khá. Chị Tuyên chia sẻ: Trồng các loại cây mini này vừa ít tốn diện tích, vừa ít tốn công chăm sóc. Các sản phẩm này rất đa dạng về chủng loại, giá cả cũng đa dạng nên không kén khách, vì thế nên hàng bán rất chạy.
Hiện nay, phần lớn các sản phẩm hoa kiểng mini đều đã được nông dân Làng hoa Sa Đéc nhân giống, trồng và bán cho khách. Một số chủng loại mới cũng được nhập về để đa dạng thêm sản phẩm. Các cây kiểng mini ở đây được bán theo 2 dạng là cây có chậu hoặc cây con không có chậu. Những chiếc chậu nhỏ nhắn, xinh xắn với nhiều màu sắc, hình dạng khác nhau cũng chính là điểm nhấn tăng thêm vẻ đẹp cho cây.
Bà Nguyễn Thị Ngọc - Trưởng Phòng Kinh tế TP Sa Đéc cho biết: "Để phát triển ngành hàng hoa kiểng, ngày càng có thêm nhiều những sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu cho khách tham quan du lịch, chúng tôi định hướng cho người nông dân vừa sản xuất cây cung cấp cho các công trình, vừa sản xuất thêm những sản phẩm cây nhỏ gọn để bán cho khách tham quan du lịch. Giúp nông dân có thêm thu nhập, vừa làm mới Làng hoa Sa Đéc, đây cũng là cách để quảng bá hình ảnh hoa kiểng của địa phương đến với du khách gần xa".
Có thể thấy, với sự đổi mới và nhạy bén của người nông dân, giờ đây, hoa kiểng của nông dân Sa Đéc không chỉ góp phần làm đẹp cho đường phố, đô thị mà còn trở thành những sản phẩm quà tặng trong những túi quà của khách tham quan khi có dịp đến với làng hoa trăm tuổi.
Làng nhang trăm tuổi ở Sài Gòn nhộn nhịp mùa tết Là làng nghề truyền thống có tuổi đời hàng trăm năm ở Sài Gòn xưa, nghề se nhang ở xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh luôn nhộn nhịp thời gian cuối năm. Trái với một số làng nghề khác đìu hiu dịp tết Nguyên Đán Nhâm Dần 2022 thì những nông dân làm nhang (hương) ở xã Lê Minh Xuân (huyện Bình...