TikToker “gây bão” vì uống nước muối đặc mỗi ngày để chữa bệnh và khẳng định người suy thận, cao huyết áp nên thử
Muối là loại gia vị quen thuộc đối với người Việt, được biết đến với công dụng sát khuẩn rất tốt.
Tuy nhiên việc uống nước muối có tốt như lời đồn?
TikToker gây bão vì uống 4 cốc nước muối đặc mỗi ngày để chữa bệnh
Gần đây, một tài khoản TikTok có tên viết tắt “B.S.T” thu hút sự chú ý khi liên tục đăng tải các video ca ngợi lợi ích của việc uống nước muối mỗi ngày.
T cho biết, bản thân anh có thói quen uống nước muối đặc, thường dùng 3-4 cốc mỗi ngày. Người này nói: “Có bạn hỏi rằng sao anh cho nhiều muối vậy, mỗi ngày chỉ được uống tầm 5g muối… Nhưng thật ra mọi người đang bị truyền thông dắt mũi, nói rằng dùng nhiều muối sẽ bị bệnh thận, huyết áp tăng… Thực ra uống nước muối mang lại giá trị sức khỏe rất nhiều nhưng Tây y, khoa học, truyền thông họ bác bỏ”.
Ảnh cắt từ clip.
T cho biết với mỗi cốc nước anh sẽ pha cùng 1 thìa chứa khoảng 14-15g muối: ” Sẽ có nhiều bạn nói rằng nó phản khoa học, nhưng khoa học không biết mấy cái này đâu, nước muối rất tốt cho người bị suy thận, người bị huyết áp cao…”, T khẳng định.
Khi đọc được bình luận nói rằng anh uống quá nhiều nước muối có thể dẫn đến suy thận, B.S.T chứng minh bản thân vẫn ổn bằng cách pha 1 cốc nước cùng 35g muối (gấp đôi lượng thường dùng). T cũng chia sẻ đây là cốc thứ 4 mà anh uống trong ngày. Dù khẳng định lợi ích của nước muối với cơ thể nhưng T nói không khuyến khích mọi người uống theo mình vì còn cần phải có hiểu biết mới uống được.
Bên cạnh nhiều bình luận phản đối thì cũng có không ít người khen ngợi, nói rằng đã học theo T uống nước muối mỗi ngày và nhận được kết quả rất tốt.
Uống nước muối thực sự có thể chữa được bệnh?
Khi xem được những video mà TikToker trên chia sẻ, ThS. BS Đặng Ngọc Hùng (Viện Nghiên cứu và Hướng dẫn Dinh dưỡng) không khỏi bất ngờ. Bác sĩ cho biết, ban đầu ông xem những video này và nghĩ rằng sẽ không có nhiều người tin. Tuy nhiên, khi thấy nó gây ảnh hưởng cho nhiều người thì ông quyết định phải lên tiếng.
Video đang HOT
Ông nhấn mạnh: Chúng ta đã dư thừa muối và việc ai đó khuyến khích uống nước muối giống như đang hại chính sức khỏe của bạn. Có thể họ không cố ý mà do họ hiểu biết 1 cách ngô nghê về y khoa và sức khỏe.
Theo bà Abbey Sharp (chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng tại Mỹ), uống quá nhiều nước muối không khác gì “một cuộc dội bom vào đường ruột” và rất nguy hiểm, đặc biệt với những người có bệnh lý nền như huyết áp cao, bệnh thận hay tim mạch. Tác dụng phụ của việc này có thể bao gồm buồn nôn, ói mửa, suy nhược và mất cân bằng điện giải, gây mất nước.
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) chỉ ra rằng những người bị huyết áp cao hoặc tiểu đường chỉ nên tiêu thụ dưới 1.500mg natri mỗi ngày, trong khi một muỗng cà phê muối chứa khoảng 2.300mg. Vì vậy, việc bổ sung muối vào nước uống cần được tiến hành cẩn thận và không lạm dụng.
TS. Lương Y Phùng Tuấn Giang (Chủ tịch Viện Nghiên cứu Phát triển Y Dược cổ truyền Việt Nam) cho biết, trong y học cổ truyền, muối được gọi là diêm, nước muối (diêm thủy) có nhiều tác dụng như thanh tâm, lương huyết và giải độc.
Tuy nhiên, lạm dụng muối có thể gây hại. Chế độ ăn nhiều natri có thể làm thận phải đào thải nhiều nước hơn, dẫn đến mất cân bằng điện giải và các triệu chứng như đầy hơi, mệt mỏi, co giật cơ. Tình trạng tăng natri máu thường gặp ở những người như trẻ sơ sinh, người cao tuổi hoặc những người mắc bệnh tiểu đường.
Nhìn chung, các chuyên gia khẳng định uống nước muối không phải là một phương pháp chữa bệnh an toàn và hiệu quả. Mặc dù có một số lợi ích trong y học cổ truyền nhưng việc lạm dụng nước muối có thể gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng. Do đó, hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ và nghiên cứu kỹ trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp chăm sóc sức khỏe nào.
Nghỉ việc khi bị đồng nghiệp phát hiện làm TikToker
Không ít nhân viên, quản lý ở Mỹ che giấu 'thân phận' sao mạng với sếp và đồng nghiệp. Nhưng duy trì 2 công việc khá khó khăn, một số người lựa chọn từ bỏ việc chính.
DeAndre Brown (25 tuổi), chuyên viên phân tích của công ty dịch vụ tài chính Citigroup (Mỹ), bị phát hiện làm TikToker trong một lần tham gia cuộc họp Zoom với sếp và đồng nghiệp. Suốt nhiều tuần trước đó, anh đăng tải các video hài hước lên mạng nói về sự khác biệt giữa các thế hệ trong công việc, nhiều trong số đó trở nên viral.
Brown đã cố gắng giữ cuộc sống trên mạng xã hội tách biệt với công việc chính, nhưng cả hai bắt đầu chồng chéo lên nhau. Sáu tháng sau, anh quyết định nghỉ việc để theo đuổi sự nghiệp sáng tạo nội dung toàn thời gian, theo The Wall Street Journal.
Kênh TikTok của DeAndre Brown hiện tại đã có hơn 1 triệu lượt theo dõi.
Nhiều người sống cuộc sống hai mang, sáng làm văn phòng, tối làm nhà sáng tạo nội dung.
Cuộc sống hai mang
Hiện ngày càng nhiều người theo đuổi các việc làm trên mạng xã hội, ngay cả khi họ đã có những công việc toàn thời gian khác.
Một số người nhanh chóng trở thành ngôi sao sau khi đăng một video gây được tiếng vang. Những người khác thì thu hút được lượng người theo dõi khổng lồ trong nhiều tháng hoặc nhiều năm trước khi đồng nghiệp phát hiện ra.
Brooke Miccio (27 tuổi) so sánh với hoàn cảnh của mình giống với sitcom Hannah Montana, kể về một cô gái ban ngày là Miley Stewart, một nữ sinh trung học bình thường, còn ban đêm là ca sĩ nhạc pop nổi tiếng quốc tế.
Là một người có sức ảnh hưởng tại New York (Mỹ), Miccio tự hào có nửa triệu người theo dõi trên mạng xã hội. Trước đó, cô làm nhân viên bán hàng tại công ty công nghệ Oracle. Nhiệm vụ của cô là gọi điện thoại cho những khách hàng tiềm năng song cô thường bị họ phàn nàn hoặc thậm chí cúp máy.
Brooke Miccio có được cuộc sống tốt hơn nhờ công việc sáng tạo nội dung.
Cô đã dành buổi tối và thời gian nghỉ giải lao trong ca làm để xây kênh YouTube về cuộc sống của mình khi mới tốt nghiệp đại học. Vào thời điểm quyết định nghỉ việc, cô đã kiếm được 10.000 USD/tháng từ YouTube do số lượt nhấp và lượt xem video cao.
Vừa làm YouTuber vừa làm nhân viên bán hàng đã đem lại nhiều khoảnh khắc đáng nhớ cho Miccio. Cô từng bắt gặp các sếp đang xem video của mình. Lúc đó, dù rất xấu hổ, cô vẫn chào hỏi họ bình thường khi họ bắt đầu chú ý và nhìn chằm chằm vào cô.
Harrison Schenck (trái) không tiết lộ tài khoản Twitter của mình cho đến khi anh nghỉ việc.
Sao mạng ẩn danh
Theo Goldman Sachs, ngân hàng đầu tư đa quốc gia Mỹ, có 50 triệu người sáng tạo nội dung trên toàn cầu kiếm nhiều tiền bằng cách đăng bài trực tuyến.
Chỉ 4% trong số họ kiếm được hơn 100.000 USD/năm từ công việc của mình. Dù vậy, tỷ lệ mong manh này không làm giảm sức hấp dẫn của nghề sáng tạo nội dung.
Một cuộc thăm dò gần đây của Morning Consult, công ty dữ liệu chuyên về nghiên cứu thị trường và phân tích của Mỹ, cho thấy 57% người tham gia thuộc Gen Z cho biết sẽ trở thành người có sức ảnh hưởng nếu có cơ hội.
Các trường, bao gồm Đại học Texas tại San Antonio, hiện cung cấp bằng cử nhân dành cho những người có tham vọng trở thành người có sức ảnh hưởng.
Một số người không tiết lộ sự nổi tiếng trên mạng của mình cho đến khi họ nghỉ việc. Sau khi con trai ra đời vào năm 2020, Harrison Schenck (37 tuổi), nhà tiếp thị trong lĩnh vực thể thao, bắt đầu chia sẻ những bài đăng ẩn danh về việc làm cha trên Twitter.
Các công việc sáng tạo nội dung có sức hút không nhỏ trong thời kỳ mạng xã hội phát triển hiện nay.
Không ai biết về tài khoản của Schenck ngoài vợ và cha mẹ anh cho đến hai năm sau khi anh nghỉ việc và tiết lộ cho sếp. Lúc đó, anh đã có hơn 400.000 người theo dõi, trong số đó có nhiều ông bố muốn trở thành doanh nhân. Họ trả tiền để được anh hướng dẫn sử dụng mạng xã hội, giúp anh kiếm khoảng 25.000 USD/tháng.
Schenck cho biết việc ẩn danh trên mạng xã hội đã giúp anh thành công. Điều này cho phép anh cảm thấy tự do hơn trong việc chia sẻ suy nghĩ của mình. Vào thời điểm đó, anh đã kiềm chế không sử dụng tên thật và dùng ảnh của cố diễn viên người Mỹ Andy Griffith làm ảnh đại diện.
Dù vậy, lần đầu tiên anh cho sếp xem tài khoản Twitter của mình vẫn là một khoảnh khắc thú vị. Anh thấy rất phấn khích và tự hào tương tự đạt được một thành tựu lớn lao. Schenck cũng lưu ý rằng người sếp rất ủng hộ công việc mới của anh.
Nathaniel James vừa là TikToker vừa là bác sĩ vật lý trị liệu.
Những định hướng khác biệt
Tại Toronto (bang Ohio, Mỹ), Nathaniel James (27 tuổi), bác sĩ vật lý trị liệu đồng thời là TikToker, thường được bệnh nhân nhận ra ngay cả khi anh mặc đồ phẫu thuật. Bốn năm trước, James chưa tham gia nền tảng và còn đang vừa học vừa làm việc tại một cửa hàng rượu.
Cuộc sống anh bắt đầu thay đổi khi bạn anh đăng một video vui nhộn về cảnh hai người nhảy múa. Video này nhanh chóng thu hút được một triệu lượt xem.
Kể từ đó, James và bạn bè vẫn tiếp tục làm video, mang lại thu nhập sáu con số chủ yếu từ các hợp đồng thương hiệu quảng cáo mọi thứ từ đồ ăn nhanh đến phim ảnh.
Anh cho biết cuộc sống trên mạng là chủ đề tán gẫu thú vị trong các buổi vật lý trị liệu kéo dài 45 phút. Anh cho biết anh yêu công việc này và không có ý định nghỉ việc.
Với những người khác, việc cân bằng hai danh tính trên mạng xã hội và ngoài đời là một thách thức không nhỏ. Mùa hè năm 2023, Andrew Prayogo (31 tuổi), Giám đốc điều hành kinh doanh tại một công ty khởi nghiệp công nghệ, bắt đầu đăng các mẹo thời trang dưới cái tên Andrew Polo trên TikTok.
Andrew Prayogo quyết định nghỉ công việc mảng công nghệ của mình để tập trung vào sáng tạo nội dung thời trang trên mạng xã hội.
Anh chọn nền tảng xã hội này một phần vì anh ít được biết đến ở đó. Ngoài ra, Prayogo không muốn trở nên tự ti về sở thích thời trang của mình vì vốn môi trường công nghệ anh đang làm chủ yếu chỉ mặc áo hoodie.
Các video dễ hiểu của anh về cách phối đồ bắt đầu trở nên nổi tiếng. Chẳng mấy chốc, các đồng nghiệp bắt gặp anh khi đang lướt TikTok. Một lần, khi Prayogo đang trong nhà vệ sinh, đồng nghiệp đột nhiên bắt chuyện và nói rằng mình đã nghe theo lời khuyên thời trang của anh.
Ngạc nhiên nhưng thích thú, Prayogo tiếp tục khuyến khích đồng nghiệp của mình thử phối đồ theo cách mới mẻ. Vào tháng 6, anh quyết định nghỉ việc để tập trung vào sáng tạo nội dung toàn thời gian và hiện có 450.000 người theo dõi.
Louis Phạm thừa nhận không chuyển 500 triệu từ thiện cho MTTQ Mới đây Louis Phạm đã thừa nhận hành vi "làm màu" khi ủng hộ đồng bào bị thiệt hại bởi lũ lụt và xin lỗi. Tối 21/9, cựu VĐV TDDC kiêm hot TikToker Phạm Như Phương (hay còn gọi là Louis Phạm, sinh năm 2003) đã chính thức lên tiếng về ồn ào phông bạt tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng...