TikTok thừa nhận dữ liệu người dùng Mỹ có lưu tại Trung Quốc
TikTok thừa nhận rằng dữ liệu của một số người dùng Mỹ có lưu tại Trung Quốc nhưng không cung cấp cho chính phủ, dù trước đó khẳng định rằng những dữ liệu này đều được lưu tại các máy chủ ở Mỹ.
TikTok thừa nhận rằng dữ liệu người dùng Mỹ có lưu trữ tại Trung Quốc, nhưng không cung cấp cho chính phủ Trung Quốc. Ảnh REUTERS
Ứng dụng TikTok thuộc sở hữu của Công ty ByteDance (Trung Quốc) và là một trong những ứng dụng mạng xã hội phát triển nhanh nhất, vừa thừa nhận rằng “một số dữ liệu của người tạo nội dung” được lưu tại Trung Quốc, theo tờ The Telegraph ngày 24.6.
Thông tin được đưa ra theo sau sự theo dõi chặt chẽ của công chúng đối với TikTok, trong bối cảnh lo ngại về an ninh quốc gia tại Mỹ do ứng dụng thuộc sở hữu của Trung Quốc.
Trong thư, TikTok cho biết họ định nghĩa người tạo nội dung là người dùng “có mối quan hệ thương mại”, chẳng hạn như những người có ảnh hưởng tạo nội dung có thu phí.
Bức thư được gửi đến 2 nghị sĩ Mỹ cho biết các hợp đồng và “tài liệu liên quan” của những người tạo nội dung đó được giữ bên ngoài Mỹ.
Thông tin về những người tạo nội dung như biểu mẫu thuế và số an sinh xã hội được lưu trữ ở Trung Quốc, tạp chí Forbes đưa tin hôm 22.6.
“Chính phủ Trung Quốc không yêu cầu TikTok cung cấp dữ liệu này. TikTok đã không cung cấp dữ liệu đó cho chính phủ hoặc đảng cầm quyền Trung Quốc, TikTok cũng sẽ không làm vậy”, theo một phát ngôn viên công ty.
Các thượng nghị sĩ Mỹ Marsha Blackburn và Richard Blumenthal ra thông cáo bày tỏ lo ngại về việc TikTok lưu trữ dữ liệu cá nhân của công dân Mỹ “trong tầm tay của chính phủ Trung Quốc”.
Tiểu bang Mỹ cấm hoàn toàn TikTok, cư dân nghĩ gì?
Nhiều nước phương Tây lo ngại rằng dữ liệu do TikTok thu thập từ thiết bị của công dân có thể bị các đặc vụ Trung Quốc sàng lọc nhằm tìm kiếm các mục tiêu có giá trị để theo dõi.
Hồi tháng 2, Anh cấm TikTok trên các thiết bị của các quan chức chính phủ.
Tuy nhiên, TikTok nhiều lần nhấn mạnh rằng công ty không làm việc với Bắc Kinh liên quan các vấn đề đó. Tháng trước, TikTok khởi kiện sau khi tiểu bang Montana của Mỹ cấm người dân cài đặt ứng dụng này.
Lệnh cấm dự kiến có hiệu lực vào năm tới và bị TikTok cho là vi phạm quyền tự do ngôn luận của người dân Mỹ, cũng như “dựa trên những quan niệm sai lầm cơ bản”.
Các thượng nghị sĩ Mỹ kêu gọi điều tra nền tảng TikTok
Ngày 5/7, các nhà lãnh đạo Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ đã kêu gọi tiến hành một cuộc điều tra việc bảo mật dữ liệu người dùng nền tảng video âm nhạc và mạng xã hội TikTok của Trung Quốc tại Mỹ.
Biểu tượng ứng dụng mạng xã hội TikTok. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong thư gửi Chủ tịch Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) Lina Khan, các thượng nghị sĩ Mỹ kêu gọi điều tra kỹ lưỡng cách thức bảo mật dữ liệu cá nhân của TikTok, sau khi có thông tin các cá nhân tại Trung Quốc đang truy cập dữ liệu của người dùng tại Mỹ.
Theo hãng tin AFP, TikTok luôn bác bỏ những cáo buộc cho rằng nền tảng này trao dữ liệu của người dùng tại Mỹ cho Chính phủ Trung Quốc hoặc cho công ty mẹ ByteDance.
Trước đó, giữa tháng 6 vừa qua, giải đáp các câu hỏi của giới chức Mỹ về vấn đề trên, TikTok nêu rõ tất cả các dữ liệu về người dùng ứng dụng này tại Mỹ đều được lưu trữ trên các máy chủ đặt tại Mỹ và hiện do công ty Oracle của Mỹ vận hành.
Tuần trước, TikTok cũng đã phúc đáp chất vấn của các thượng nghị sĩ Mỹ thuộc đảng Cộng Hòa về các chính sách lưu trữ và truy cập dữ liệu của nền tảng này. Trong thư phúc đáp, TikTok đã xác nhận thông tin đăng tải trên tờ BuzzFeed về việc các nhân viên của công ty này tại Trung Quốc đã truy cập dữ liệu người dùng tại Mỹ, nhưng khẳng định việc truy cập này "tuân thủ các quy trình kiểm soát an ninh mạng nghiêm ngặt và các giao thức đã được phê duyệt" do nhóm bảo mật của TikTok có trụ sở tại Mỹ giám sát.
Các quan chức của TikTok cũng cho biết mặc dù các kỹ sư của công ty mẹ ByteDance trụ sở tại Trung Quốc có thể làm việc trên thuật toán của nền tảng này, nhưng giao thức mới đảm bảo rằng họ chỉ có thể thực hiện trong môi trường máy tính của Oracle và không thể trích xuất dữ liệu từ môi trường này.
Hiện TikTok cũng đang trong tầm ngắm của Ủy ban về Đầu tư nước ngoài tại Mỹ - một hội đồng gồm nhiều cơ quan chính phủ có nhiệm vụ đánh giá các rủi ro đầu tư nước ngoài đối với an ninh quốc gia Mỹ.
Lợi dụng AI để lừa đảo hàng triệu NDT Giới chức Trung Quốc cho biết đã ghi nhận một vụ lừa đảo lợi dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để lấy hàng triệu nhân dân tệ (NDT). Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Nạn nhân là một người đàn ông, họ Guo. Người này cho biết tháng trước đã nhận một cuộc gọi video từ một người có ngoại hình và giọng nói giống...