TikTok thành chợ đen mua bán thuốc lá điện tử trái phép
Tài khoản quảng cáo vape bất hợp pháp trên TikTok có lượng người theo dõi khổng lồ. Nhiều tài khoản dự phòng cũng được lập sẵn để thay thế nếu bị gỡ.
TikTok, tương tự hầu hết nền tảng trực tuyến khác, từ lâu đã gặp vấn đề với việc kiểm duyệt nội dung. Bạo lực, ngôn ngữ kích động thù địch cho đến thông tin sai lệch về các vấn đề xã hội đều nhan nhản trên ứng dụng này.
Giờ đây, TikTok đang đối mặt thách thức kiểm duyệt mới nhất: các tài khoản ẩn danh dễ dàng tiếp cận để mua bán vape (thuốc lá điện tử) dùng một lần, biến nền tảng này trở thành một “ chợ đen”, theo VICE.
Chợ đen thuốc lá điện tử
Các tài khoản trên ứng dụng video ngắn sử dụng tên của các nhà sản xuất nổi tiếng như “Công ty Công nghệ Hanqingda Thâm Quyến” – nơi sản xuất vape mang nhãn hiệu “HQD”. Trong những video được đăng lên, người xem thấy cảnh quay trong nhà máy cùng quy trình sản xuất.
Loạt video về sản xuất vape, kèm đường link dẫn tới trang web mua bán thu hút lượng người xem khủng trên TikTok.
Trên một hồ sơ tài khoản, người xem được gợi ý các đường link dẫn ra trang web bên ngoài, giúp họ mua được tối đa 300 vape cùng một lúc. Phần mô tả video cho biết hàng được giao đến bất kỳ đâu trên thế giới.
Thực tế này trái ngược với những chính sách về chất gây nghiện của TikTok: cấm mô tả, quảng cáo, bán chất gây nghiện. Gã khổng lồ truyền thông xã hội đang phải vật lộn với vấn đề nặng nề.
Video đang HOT
Những tài khoản quảng cáo vape thường có lượng người theo dõi khổng lồ và nội dung lan truyền nhanh chóng. Nhiều tài khoản dự phòng cũng được lập sẵn để khi tài khoản chính bị gỡ, chúng có thể tiếp tục quảng cáo và bán hàng.
Dù rất khó để xác định số lượng video thực tế đang tồn tại liên quan đến quảng cáo vape (vì việc tìm kiếm bất kỳ cụm từ nào liên quan đến “vape” hiện đã bị cấm), VICE đếm được hàng chục tài khoản phụ mang thương hiệu “HDQ” có lượt theo dõi từ 0 đến hàng trăm nghìn.
Theo các chuyên gia, một phần lý do khiến TikTok gặp khó khăn trong việc hạn chế quảng cáo vape trên nền tảng của mình là nó phụ thuộc quá nhiều vào việc người dùng báo cáo nội dung, thay vì chính họ chủ động tiếp cận.
“TikTok nhấn mạnh đến các phương pháp báo cáo tự động, (nêu rõ trong chính sách của họ) rằng nó sẽ ‘cho phép nhóm của chúng tôi tập trung nhiều thời gian hơn vào việc xem xét nội dung theo ngữ cảnh hoặc sắc thái, chẳng hạn như lời nói căm thù, bắt nạt và quấy rối cũng như thông tin sai lệch’”, Andrew Childs, một nhà tội phạm học và giảng viên tư pháp hình sự tại Đại học Griffith, nói với VICE.
Tuy nhiên, chủ tài khoản có thể dễ dàng vượt mặt chính sách của nền tảng bằng cách ngụy trang nội dung của mình dưới dạng video giáo dục, loại bỏ từ ngữ bằng văn bản khỏi các video.
Lỗ hổng kiểm duyệt
Childs nói rằng khi thảo luận về việc nội dung có vi phạm chính sách cộng đồng hay không, điều quan trọng là phải nhận ra rằng một số nội dung sẽ tồn tại mãi mãi trong “vùng xám” không rõ ràng.
Phía TikTok không thể kiểm soát nội dung độc hại trên nền tảng của mình.
Ví dụ, khi nói đến “vaping” trên TikTok, có rất nhiều nội dung bao gồm #vapetricks – khi người dùng thể hiện thủ thuật hút thuốc. Một số người sáng tạo nội dung cũng có thể sử dụng #vape vì nó là một phần trong tiểu phẩm của mình.
Vape dùng một lần đã bị cấm ở Australia từ ngày 1/10/2021, sau khi chúng được phân loại là Chất độc nguy hiểm theo Tiêu chuẩn Chất độc Quốc gia. Dù thị trường vape vẫn khá sôi nổi khắp đất nước, trên nguyên tắc, việc nhập khẩu, mua bán vape mà không có đơn của bác sĩ là bất hợp pháp.
Trong khi cảnh sát đã có dấu hiệu trấn áp việc bán vape bất hợp pháp của những nhà bán lẻ ở Australia vào năm 2021, một số nền tảng như TikTok và Instagram – các ứng dụng phụ thuộc phần lớn vào AI và máy học để tìm ra nội dung vi phạm điều khoản sử dụng – đã trở thành mảnh đất màu mỡ của thị trường chợ đen.
James Martin, giảng viên tội phạm học cao cấp tại Đại học Deakin, nhận định phương tiện truyền thông xã hội liên quan đến việc lan truyền các nội dung xấu.
Thực tế, có thể có thể có một người kiểm duyệt xem xét những thứ đăng lên, nhưng họ không thể xem hết. Các ứng dụng ngày càng phụ thuộc vào AI và các công nghệ tự động để phát hiện nội dung vi phạm chính sách. Tất nhiên những công cụ đó không hiểu hết vấn đề.
Các vấn đề tương tự cũng đang diễn ra ở Mỹ và Vương quốc Anh. Đối với một nền tảng quốc tế như TikTok, được những người trẻ tuổi sử dụng, điều này không có gì ngạc nhiên.
Tại Mỹ, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã trấn áp việc bán thuốc lá điện tử trực tuyến bất hợp pháp, cụ thể là Juul’s, vào năm 2020.
Theo Childs, các nền tảng mạng xã hội đều gặp khó khăn trong quản lý nội dung độc hại, và thường chỉ có các giải pháp Band-Aid (ngắn hạn) được áp dụng.
“Ví dụ, khi một tài khoản của nhà phân phối vape có thể bị xóa trong tuần tới, thì trong thời gian chờ đợi, họ cũng đã tạo ra doanh số bán hàng lớn qua quảng cáo trên TikTok. Họ cũng dễ dàng tạo một tài khoản mới sau đó và thu hút người theo dõi”.
7 học sinh ở Quảng Ninh nhập viện sau khi sử dụng thuốc lá điện tử
Lần đầu sử dụng thuốc lá điện tử và chưa ăn sáng, 7 học sinh trường THPT Yên Hưng (thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh) buồn nôn, chóng mặt và được đưa tới bệnh viện.
Chiều 22/8, trả lời PV VTC News, đại diện trường THPT Yên Hưng (thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh) cho biết, 7 học sinh (5 nam, 2 nữ) của trường được đưa tới Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên sau khi có các biểu hiện chóng mặt, buồn nôn.
Sự việc xảy ra khoảng 7h cùng ngày. Lúc đầu, 1 học sinh biểu hiện như trên và được đưa xuống phòng y tế nhà trường. Sau đó, 6 học sinh khác cũng biểu hiện tương tự và được nhà trường bố trí xe đưa tới bệnh viện.
"Theo thông tin học sinh nói lại, các em đã thử thuốc lá điện tử của một bạn tên L. mang đến. Lần đầu sử dụng và chưa ăn sáng nên các em chóng mặt, buồn nôn", đại diện nhà trường nói.
Sau khi nhà trường yêu cầu tường trình sự việc, bạn học sinh này thừa nhận có mang thuốc lá điện tử đến lớp học và rủ các bạn sử dụng.
Nhà trường cũng báo cáo sự việc tới Công an phường Quảng Yên để phối hợp giải quyết.
Hiện, 7 em học sinh nằm tại Trung tâm Y tế thị xã Quảng Yên sức khoẻ ổn định, dự kiến chiều nay có thể xuất viện.
Hút thuốc lá điện tử, nam thanh niên bị ngộ độc, hôn mê Thông tin từ Bệnh viện 199 (Bộ Công an), một nam thanh niên 18 tuổi bị ngộ độc thuốc lá điện tử vừa được các bác sĩ xử trí cấp cứu kịp thời. Hình minh họa. Sau khi hút thuốc lá điện tử, nam thanh niên bị hoa mắt chóng mặt, hồi hộp, tay chân run sau đó hôn mê, ngay lập tức...