TikTok giả lan rộng khắp Ấn Độ
Lệnh cấm TikTok của Ấn Độ đang tạo ra cơ hội như nhau cho các nhà phát triển ứng dụng trong nước và cả những kẻ lừa đảo.
Ảnh: Bloomberg
Không lâu sau khi chính phủ Ấn Độ ra lệnh cấm ứng dụng chia sẻ video ngắn của công ty công nghệ đa quốc gia ByteDance có trụ sở tại Bắc Kinh, một ứng dụng mới có tên TikTok Pro bắt đầu lưu hành trong cả nước thông qua tin nhắn SMS mời người dùng tải xuống, theo South China Morning Post.
Video đang HOT
Tuy nhiên, thật không may cho người dùng Ấn Độ vì ứng dụng nêu trên không liên quan gì đến bản gốc TikTok thuộc sở hữu của ByteDance. Mặc dù có cùng tên và logo, nhưng TikTok Pro không cung cấp quyền truy cập vào bất kỳ video nào từ nền tảng TikTok và không cho phép người dùng tự sáng tạo nội dung. Thay vào đó, úng dụng giả làm phiền người dùng bằng quảng cáo và các liên kết để tải xuống những ứng dụng khác. Không những thế, TikTok Pro còn yêu cầu quyền truy cập vào thông tin riêng tư của người dùng, bao gồm ảnh, tệp tin, danh bạ, vị trí, tin nhắn và nhiều thứ khác gây lo ngại về khả năng rò rỉ dữ liệu riêng tư, cũng như khiến người dùng vô tình tiếp xúc với phần mềm độc hại và phần mềm gián điệp. Các phương tiện truyền thông địa phương tại Ấn Độ đã khuyên người dùng không nên tải TikTok Pro vì lý do an toàn.
Người dùng Ấn Độ báo cáo trên các phương tiện truyền thông xã hội rằng họ đã nhận được nhiều tin nhắn SMS có liên kết URL đến ứng dụng giả. TikTok Pro sẽ tự động được tải xuống khi người dùng chạm vào liên kết được gửi đến. Riêng người dùng Android sau khi tải xuống ứng dụng giả sẽ nhận được yêu cầu thay đổi cài đặt nhằm cho phép cài đặt ứng dụng từ các nguồn không xác định. Hiện chưa rõ có bao nhiêu người dùng đã bị lừa và cũng chưa thống kê được tất cả các nguồn ứng dụng giả xuất hiện.
Sau cuộc đụng độ chết người giữa quân đội Trung Quốc và Ấn Độ tại một khu vực biên giới tranh chấp ở dãy Himalaya, chính phủ Ấn Độ đã nhanh chóng cấm TikTok và 58 ứng dụng khác của Trung Quốc. Điều này không chỉ tạo ra thời cơ cho những kẻ lừa đảo, mà còn là cơ hội để các nhà phát triển ứng dụng trong nước cũng như quốc tế hành động để chiếm lấy vị trí của TikTok.
Theo Business Insider, Instagram đã bắt đầu âm thầm thử nghiệm tính năng video ngắn tương tự TikTok có tên là Reels ở Ấn Độ. Các ứng dụng địa phương bao gồm Chingari và Roposo cũng nhận thấy sự gia tăng về lượt tải xuống. Trong khi đó, YouTube được cho là đang làm việc với Short, đối thủ của TikTok, để tìm cách đánh bại những người chơi khác trong cùng lĩnh vực, theo The Information.
Ứng dụng Ấn Độ hưởng lợi từ lệnh cấm TikTok
Các hãng giải trí và công nghệ Ấn Độ đang tìm cách khai thác cơ hội bất ngờ từ lệnh cấm ứng dụng Trung Quốc của chính phủ, trong đó có TikTok.
Tuần này, Ấn Độ ban lệnh cấm 59 ứng dụng của Trung Quốc, bao gồm TikTok và WeChat. Quyết định được đưa ra sau vụ xung đột tại biên giới hai nước khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng.
Với 200 triệu người dùng Ấn Độ, TikTok là thế lực lớn trên thị trường mạng xã hội nước này. Lệnh cấm khiến người dùng của họ phải đi tìm phương án thay thế. Roposo, ứng dụng chia sẻ video giống TikTok ra đời từ năm 2014, cho biết chỉ trong 2 ngày sau lệnh cấm, số người dùng của họ đã tăng thêm 22 triệu.
Mayank Bhangadia, nhà sáng lập Roposo, tiết lộ vài ngày qua chỉ ngủ tổng cộng 5 tiếng và các đồng nghiệp cũng như vậy. Lượng truy cập tăng mạnh và họ phải bảo đảm trải nghiệm mượt mà nhất có thể.
Số lượt tải của Roposo trên Android hiện đạt hơn 80 triệu. Bhangadia dự đoán con số có thể tăng lên 100 triệu chỉ trong vài ngày. Trước lệnh cấm, Roposo có khoảng 50 triệu lượt cài đặt trên Android. Ấn Độ có gần 500 triệu người dùng smartphone.
Trụ sở Roposo đặt tại trung tâm công nghệ Begaluru, có 200 nhân viên nhưng đang chuẩn bị tuyển thêm khoảng 10.000 người trong 2 năm tới và có thể ra mắt trên toàn cầu.
Các đối thủ nội địa khác của TikTok như Chingari, Mitron cũng được hưởng lợi từ lệnh cấm. Nhiều người lên mạng xã hội để ủng hộ lời kêu gọi "Ấn Độ tự lực" của Thủ tướng Narendra Modi. MyGov, website giao tiếp công dân của chính phủ, cũng mở tài khoản trên Roposo. Một Bộ trưởng cho biết phải "tạo ra hệ sinh thái riêng, mỗi nước đều đã làm điều này, đây là chương trình tự lực của chúng ta".
Anonymous kêu gọi xóa TikTok, công ty mẹ có thể mất 6 tỷ USD Cơn bão lớn đang đến với TikTok. TikTok đang hứng chịu làn sóng chỉ trích sau lệnh cấm từ chính phủ Ấn Độ và lời kêu gọi xóa ứng dụng từ nhóm hacker Anonymous. Trước đó, nền tảng này đã nhận nhiều cáo buộc liên quan đến thu thập trái phép dữ liệu người dùng. Ngày 29/6, chính phủ Ấn Độ đã liệt...