TikTok đạt chứng nhận An toàn thương hiệu toàn cầu TAG
TikTok vừa đạt chứng nhận An toàn thương hiệu TAG tại khu vực Mỹ Latin, châu Á – Thái Bình Dương, Nga, Trung Đông và châu Phi. Sự kiện này đánh dấu cột mốc TikTok chính thức được TAG công nhận trên quy mô toàn cầu.
TikTok đã được chứng nhận An toàn thương hiệu toàn cầu TAG
Chứng nhận được cấp bởi Trustworthy Accountability Group (TAG) – tổ chức đại diện cho các công ty đa ngành nghề hướng tới mục tiêu chống lại các hoạt động vi phạm trong lĩnh vực tiếp thị số.
Video đang HOT
Trước đó, vào tháng 10.2020, trong sự kiện ra mắt chương trình “Chứng nhận An toàn thương hiệu toàn cầu của TAG”, TikTok tại Anh cũng nhận được chứng chỉ “TAG Brand Safety Certification”. Tiếp đó, vào tháng 2.2021, TikTok tiếp tục được TAG công nhận tại khu vực Bắc Mỹ, châu Âu, Úc và châu Đại Dương.
Ông Blake Chandlee, Chủ tịch Giải pháp kinh doanh toàn cầu của TikTok chia sẻ: “Chúng tôi nhận thức rõ trách nhiệm của mình và cam kết phát triển TikTok trở thành nền tảng sáng tạo an toàn, minh bạch và đáng tin cậy cho cả người dùng và thương hiệu. Vì vậy, chúng tôi rất vui mừng khi có được sự công nhận của TAG. Chúng tôi mong rằng trong thời gian tới, TikTok sẽ được tiếp tục hợp tác với TAG để triển khai các sáng kiến về an toàn thương hiệu, từ đó nâng cao tiêu chuẩn của ngành”.
TAG là một sáng kiến liên ngành nhằm chống lại các hoạt động vi phạm trong lĩnh vực tiếp thị số. Vì vậy, chứng nhận An toàn thương hiệu TAG được coi là một trong những chương trình cấp chứng nhận an toàn thương hiệu có tầm ảnh hưởng nhất toàn cầu.
Chứng nhận TAG được coi là cột mốc quan trọng của TikTok trong nỗ lực xây dựng nền tảng an toàn, minh bạch, đáng tin cậy cho người dùng và thương hiệu, điều mà TikTok từng đề cập trong báo cáo thực thi tiêu chuẩn cộng đồng được công bố gần đây.
TikTok bị phạt nặng vì không tuân thủ nguyên tắc của châu Âu
Cơ quan Bảo vệ Dữ liệu Hà Lan (DPA) đã quyết định phạt TikTok một khoản tiền lớn vì không tuân thủ một số nguyên tắc được cung cấp.
TikTok đã sử dụng ngôn ngữ Anh khiến trẻ Hà Lan dễ hiểu nhầm
Theo Neowin , nền tảng chia sẻ video đã bị phạt 750.000 EUR vì bị phát hiện vi phạm quy định có trong Điều 12 (1) của Quy định chung về bảo vệ dữ liệu (GDPR) được đưa ra bởi EU. TikTok chỉ cung cấp các chính sách sử dụng và quyền riêng tư của ứng dụng cho người dùng Hà Lan bằng tiếng Anh thay vì tiếng Hà Lan bản địa. Điều này đi ngược lại Điều 12 (1) của GDPR yêu cầu các công ty truyền đạt thông tin đó theo cách "ngắn gọn, minh bạch, dễ hiểu và dễ tiếp cận".
Về cơ bản, DPA cảm thấy công ty thuộc sở hữu của ByteDance đã "không đưa ra được lời giải thích đầy đủ về cách ứng dụng thu thập, xử lý và sử dụng dữ liệu cá nhân". Vì rất nhiều trẻ nhỏ sử dụng nền tảng này nên DPA cảm thấy việc xử phạt là cần thiết.
DPA cũng ca ngợi TikTok vì đã thực hiện một số thay đổi đối với ứng dụng để giúp trẻ em sử dụng an toàn hơn. Ví dụ công ty cung cấp tùy chọn để quyền kiểm soát nhiều hơn đối với phụ huynh được thêm vào. Đại diện DPA tuyên bố, "Thật thú vị khi cùng nhau tạo video và xem những gì người khác làm. Nhưng cũng có những người vào TikTok vì những lý do sai lầm. Những người chia sẻ video nhằm mục đích riêng tư, những người bắt nạt người dùng hoặc có hành vi xấu. DPA hoan nghênh những thay đổi mà TikTok đã thực hiện".
Tuy nhiên, chính quyền Hà Lan vẫn không hài lòng hoàn toàn bởi thực tế là người dùng, đặc biệt là những người trẻ tuổi, vẫn có thể nói dối về tuổi của họ để truy cập vào nền tảng để xem nội dung không phù hợp.
TikTok vượt 3 tỉ lượt tải trên iOS và Android TikTok đã trở thành ứng dụng không phải của Facebook đầu tiên đạt 3 tỉ lượt tải xuống trên cả hai nền tảng iOS và Android trên toàn thế giới. TikTok là ứng dụng duy nhất không phải của Facebook đạt hơn 3 tỉ lượt tải xuống Theo MacRumors , dữ liệu của Sensor Tower Store Intelligence tiết lộ ứng dụng TikTok bao...