TikTok bị chính người kiểm duyệt của mình kiện vì bị tổn thương tinh thần do xem quá nhiều video phản cảm
Cô nói rằng mình phải xem các video cho thấy cảnh bạo lực, vụ xả súng ở trường học, những cú ngã gây tử vong và thậm chí là ăn thịt người.
Một nhân viên kiểm duyệt của TikTok đã kiện nền tảng mạng xã hội này và công ty mẹ của nó là ByteDance vì những tổn thương tinh thần do cách video có nội dung gây sốc. Candie Frazier, người kiểm duyệt nội dung của TikTok, muốn đề xuất đưa vụ kiện này thành một vụ kiện tập thể.
Cô nói rằng mình phải xem các video cho thấy cảnh bạo lực, vụ xả súng ở trường học, những cú ngã gây tử vong và thậm chí là ăn thịt người. “Nguyên đơn khó ngủ và gặp những cơn ác mộng kinh hoàng”, theo nội dung trong đơn kiện.
Vấn đề còn trầm trọng hơn khi TikTok đang bị cáo buộc yêu cầu người kiểm duyệt làm việc theo ca 12 giờ với chỉ một giờ ăn trưa và hai lần nghỉ giải lao 15 phút. “Do khối lượng nội dung quá lớn, người kiểm duyệt chỉ được phép xem không quá 25 giây cho mỗi video và đồng thời xem ba đến mười video cùng một lúc”, theo đơn khiếu nại.
Cùng với các công ty mạng xã hội khác bao gồm Facebook và YouTube, TikTok đã đưa ra các nguyên tắc để giúp người kiểm duyệt đối phó với video lạm dụng trẻ em và các hình ảnh ám ảnh khác một cách tốt hơn. Trong số đó là giới hạn ca làm việc của người kiểm duyệt ở mức bốn giờ và hỗ trợ tâm lý. Tuy nhiên, TikTok bị cáo buộc đã không thực hiện các nguyên tắc đó, theo đơn kiện.
Người kiểm duyệt nội dung có nhiệm vụ xem và rà soát những video có hình ảnh gây sốc, bạo lực, đảm bảo rằng người dùng không thấy chúng. Công việc này có thể gây ra chứng rối loạn căng thẳng sau sang chấn (PTSD). Tuy nhiên, các công ty mạng xã hội đã bị chỉ trích vì trả mức lương không xứng đáng với nguy cơ tâm lý mà người kiểm duyệt có thể gặp phải và không cung cấp đủ hỗ trợ sức khỏe tâm thần. Một vụ kiện tương tự đã được đệ trình chống lại Facebook vào năm 2018.
Frazier hy vọng sẽ đại diện cho những người kiểm duyệt khác của Tiktok trong vụ kiện tập thể và đang yêu cầu bồi thường cho những tổn thương tâm lý cũng như yêu cầu về một quỹ y tế dành cho người kiểm duyệt.
Đừng nghe theo mẹo làm đẹp từ TikTok nữa: Lời cảnh báo khẩn thiết từ các bác sĩ Hoa Kỳ
Nhưng lời khuyên về sức khỏe hoặc mẹo làm đẹp từ TikTok đa phần đều chưa được kiểm chứng, và có những trường hợp gây họa cho người dùng.
Video đang HOT
"Tôi luôn biết thứ gì đang là trend của TikTok, bởi sẽ có rất nhiều bệnh nhân đến và hỏi tôi về cùng một vấn đề," - đó là lời chia sẻ của Niket Sonpal, bác sĩ dạ dày sống tại New York.
Đa số các trường hợp, thứ được hỏi sẽ là một mẹo vặt làm đẹp nào đó đang gây sốt trên nền tảng mạng xã hội này dù chẳng có bằng chứng nào về việc nó thực sự hiệu quả. Thậm chí có những lúc còn gây nguy hiểm.
Minh họa: Heidi Younger
"Gần như lúc nào văn phòng tôi cũng nói về TikTok," - Dendy Engelman, bác sĩ da liễu và phẫu thuật thẩm mỹ tại New York cho biết. "Nhưng tôi nghĩ nó tệ hơn nhiều so với các nền tảng khác, bởi người ta chỉ chăm chăm tạo ra những nội dung gây sốc và có tính lan tỏa cao, kể cả khi không có cơ sở khoa học nào cả."
Và có một thực tế là khi các video như vậy vào top xu hướng, lời nói của những influencer trong đó còn giá trị hơn cả chuyên gia - ít nhất là trong mắt một cộng đồng người xem.
"Khá là trớ trêu vì bệnh nhân thường e dè trước các phương pháp điều trị ở văn phòng tôi, nhưng khi thấy liệu pháp được một influencer 18 tuổi nào đó trên Instagram thực hiện thì chẳng chút ngần ngại," - Bác sĩ Engelman cảm thán.
Có những thứ không nên thử
Để lên được một danh sách những mẹo làm đẹp, chăm sóc sức khỏe đậm chất "pha-ke" từ TikTok có thể nói là điều bất khả thi, bởi một nội dung sau khi lên xu hướng sẽ được nhân rộng cực nhanh, trong khi người xem cũng chỉ chú ý đến nó trong thời gian ngắn và luôn thèm khát những nội dung mới. Nghĩa là số các nội dung rất nhiều, nhưng chỉ gây chú ý trong một khoảng thời gian nhất định.
Dẫu vậy, có một vài xu hướng thống trị nền tảng này trong khá lâu và khiến giới chuyên gia cảm thấy hoang mang. Chẳng hạn như đã từng có một trend của TikTok khuyên người dùng nên đi ngủ với một lớp kem dưỡng ẩm thật dày trên mặt để không bị khô da. Các video với nội dung như vậy thu hút tới 14,4 triệu lượt xem, thậm chí được một vài influencer nổi tiếng quảng bá cho nó.
Nhưng với các bác sĩ da liễu, cách chăm sóc da như vậy sẽ dẫn đến những hệ lụy xấu . "Bôi quá nhiều kem dưỡng ẩm và để nó qua đêm như vậy sẽ làm tăng nguy cơ tắc lỗ chân lông, và khiến da mặt nổi mụn nhiều hơn," - Bác sĩ Engelman cho biết.
Rồi trend "tạo khối mặt bằng kem chống nắng" (sunscreen contouring) - một trend khiến Bác sĩ da liễu Neera Nathan từ Bệnh viện Đa khoa Massachusetts cảm thấy hoảng sợ khi nghe được từ một bệnh nhân. Dành cho những ai chưa biết, tạo khối - hay đánh khối là một thuật ngữ trong trang điểm, chỉ việc dùng kem tối màu để tạo góc cạnh cho khuôn mặt. Nhưng một vài influencer TikTok khuyên rằng nếu cảm thấy chuyện đánh khối quá mất thời gian, hãy bôi một lớp kem chống nắng thật dày lên các vùng muốn tạo khối (như sống mũi, gò má) và ra phơi nắng là được.
Một mẹo vặt khá thú vị, chỉ là nó phá tan khuyến cáo từ Viện Da liễu Hoa Kỳ về việc tất cả mọi người nên bôi kem chống nắng vào mọi vùng da phải tiếp xúc với ánh Mặt trời. "Đây là việc quan trọng cần làm ngay từ khi còn trẻ để ngăn ngừa ung thư da và lão hóa sớm, nên ý tưởng này thực sự khiến chúng tôi khó chịu," - Nathan bức xúc nói.
Tháng 4/2021, trào lưu uống chlorophyll (diệp lục) cũng rộ lên trên TikTok, được nhiều influencer đứng ra quảng cáo về khả năng giúp giảm cân, làm sáng da, cải thiện thể chất. Toàn bộ những tác dụng trên đều không được khoa học xác nhận. Nhìn chung, trào lưu này có thể chẳng gây hại, chỉ... tốn tiền thôi.
"Những người thấy được 'tác dụng' của chlorophyll thực chất là vì họ đã có thói quen uống nhiều nước hơn mà thôi," - Bác sĩ Sonpal thẳng thắn.
Một trào lưu khác là lăn kim vi điểm (microneedling) - một liệu pháp sử dụng kim siêu nhỏ để đâm vào da và kích thích sản sinh collagen mới. Liệu pháp này nhìn chung là có tác dụng, nhưng sẽ rất nguy hiểm nếu làm tại nhà theo cái cách mà nhiều TikToker chia sẻ.
"Đúng là lăn kim có tác dụng làm đẹp da, nhưng cần được làm ở môi trường cực sạch và an toàn," - Bác sĩ Engelman cho biết. "Nếu chẳng may đâm quá sâu, da của bạn có thể bị biến màu, đổi kết cấu, thậm chí để lại sẹo."
Thảm họa từ các mẹo làm đẹp
Tilly Whitfeld, ngôi sao chương trình truyền hình thực tế của Úc nằm trong số những người hiểu được sự nguy hiểm của các mẹo làm đẹp từ TikTok.
Trong chương trình, suốt 24h liên tục cô luôn đeo một chiếc mặt nạ đất sét, hoặc trang điểm rất đậm. Lý do được cô tiết lộ vào tháng 5/2021, khi Whitfeld thừa nhận một cách đầy ẩn ý rằng một trào lưu làm đẹp trên TikTok đã khiến da cô bị thương tổn nặng nề.
Tháng 8/2020, cô tình cờ bắt gặp một video TikTok dạy cách tự tạo tàn nhang trên mặt bằng kim khâu, với loại mực xăm được cho là sẽ mờ đi sau 6 tháng. Vì video không làm rõ đó là loại mực gì, Whitfeld quyết định đặt mua một lọ mực nâu trên eBay và dùng kim chấm lên mặt. Nhưng thật không may, lọ mực cô mua là giả và có chứa hàm lượng chì rất cao.
"Không đau một chút nào, thật đấy, nên tôi đã không nghĩ mình nên dừng lại," - Whitfeld thổ lộ.
Mặt cô sưng lên vì nhiễm trùng. Một bên mắt cũng bị giảm thị lực, trong khi mũi và cằm chi chít sẹo. Hệ quả, cô mất khoảng 12.000 đô cho bác sĩ mà vẫn chưa tìm ra giải pháp nào để phục hồi lại những thương tổn. Xóa xăm bằng laser cũng không thể, vì loại mực cô sử dụng sẽ biến thành màu đen thay vì mờ đi do hàm lượng chì quá cao.
"Đa phần bình luận từ khán giả đều bảo tôi quá ngu ngốc. Cái này thì tôi đồng ý," - cô chán nản nói.
Câu chuyện của Whitfeld khiến các bác sĩ cũng cảm thấy rùng mình. "Chúng ta thấy rất nhiều người tự nhận là chuyên gia, nhưng chẳng phải chịu hậu quả gì dù đưa ra những lời khuyên rất kinh khủng."
Sonpal cho rằng các nền tảng mạng xã hội nên có những cảnh báo về nội dung như vậy - chẳng hạn thông tin chưa kiểm chứng hoặc không được thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, có rất ít động thái từ họ.
"Hãy đến gặp chúng tôi. Bạn sẽ được tư vấn trong khoảng thời gian lâu hơn 60s của TikTok," - Sonpal nói một cách vui vẻ.
Cô giáo Hà Nội trợn trừng mắt, liếc xéo, nạt nộ khiến nam sinh khóc nức nở: Ngôn từ thực sự có thể "giết chết" 1 đứa trẻ Đôi khi, những hành động tưởng chừng "nghiêm để trị" của giáo viên đã vô tình làm tổn thương tinh thần của học sinh. Trường học có các quy định và người các quy định này - không ai khác là giáo viên. Thầy cô phải nghiêm thì học trò mới nghe lời. Nhưng trong nhiều trường hợp, chính vì giáo viên quá...