Tiểu văn hóa cắm trại Nhật Bản và sự chi phối đến phong cách thời trang thế giới
Cắm trại đối với người Nhật không chỉ là một hoạt động giải trí, nó đã trở thành một phần của văn hóa và chi phối nhiều khía cạnh cuộc sống, trong đó có thời trang, không chỉ của Nhật Bản mà còn là thời trang thế giới.
Nhật Bản vẫn luôn khiến người ta tò mò và nể phục, tại sao một quốc gia có diện tích bé nhỏ lại có thể tạo ra nhiều ảnh hướng đến nền văn minh thế giới hiện nay như thế. Từ những di sản mà người Nhật luôn tự hào như công nghệ, trò chơi điện tử, xe hơi, anime cho đến truyện tranh, âm nhạc; có thể nói lối tư tưởng và phong cách sống của đất nước Mặt trời mọc đang vươn rộng và tác động đến đời sống của khắp các quốc gia thế giới. Trong số những giá trị mà người Nhật sở hữu, có một tiểu văn hóa mà có lẽ không nhiều người chú ý, nhưng lại là một câu chuyện thú vị của quốc gia này – văn hóa cắm trại, dã ngoại cuối tuần. Những trang phục cắm trại theo đó cũng được phát triển, trở thành một phần thói quen ăn mặc của người Nhật những năm gần đây cũng như chi phối phong cách thời trang thế giới.
Nhu cầu được trở về với thiên nhiên
Nằm trong top 10 thành phố đông đúc và có đời sống áp lực nhất thế giới, không khó hiểu khi người dân Tokyo có nhu cầu đi xa thành phố vào dịp cuối tuần đến vậy. Mặc dù Nhật vẫn khá thành công trong việc pha trộn khung cảnh thiên nhiên vào các vùng đô thị, nhưng vẫn không có gì sánh bằng việc lái xe khỏi thành phố mỗi cuối tuần, thật sự trở về với miền quê và thiên nhiên, núi đồi. “Cội nguồn văn hóa của chúng tôi được gắn liền với thiên nhiên. Trở về với thiên nhiên là cách để chúng tôi trở về với văn hóa” – ông Ken Kadomasu khẳng định. Các hoạt động dã ngoại đã là một thói quen sống được mặc định từ lâu của người thành thị Nhật, và ngày càng phổ biến hơn trong những năm gần đây.
Nguồn: Travelerluxe
Đối với giới trẻ Nhật Bản, ý nghĩa của những chuyến đi không chỉ đơn thuần nằm ở việc được đi xa cuối tuần, mà còn là cơ hội để thoát khỏi những áp lực, bận tâm công việc, thay đổi môi trường sống và đặc biệt hơn, kết hợp với các hoạt động lễ hội, tìm hiểu lịch sử. Lisa Yamai of Snow Peak chia sẻ: “Đối với giới trẻ Nhật Bản chúng tôi, việc trở về với thiên nhiên mỗi khi có cơ hội là một trong những đặc ân. Chúng tôi muốn dành càng nhiều thời gian với làng quê, với khung cảnh thiên nhiên càng tốt. Cuộc sống ở thành phố đắt đỏ nhất thế giới lấy đi nhiều sức lực”.
Gorpcore và cách văn hóa cắm trại chi phối thời trang thế giới
Cũng từ đó, một tiểu văn hóa được ngầm thiết lập ở Nhật, cộng đồng những bạn trẻ và gia đình có sở thích đi dã ngoại và cắm trại cuối tuần. Họ chia sẻ cùng những điểm đến, phong cách ăn mặc và những thương hiệu vật dụng cắm trại. Đặc biệt về phong cách ăn mặc, “outdoor style subculture” (tạm dịch: tiểu văn hóa phong cách ngoài trời) là cụm từ để chỉ những trang phục thiết kế chuyên dụng cho những hoạt động cắm trại hoặc sinh hoạt ngoài trời. Ban đầu những trang phục dã ngoại này đa phần chỉ hướng đến mục đích bảo hộ, tuy nhiên, qua thời gian, tính thời trang và xu hướng của nó cũng bắt đầu được quan tâm tới.
Nguồn: Hypebeast
Hiếm ai biết những xu hướng thời trang đường phố ngày nay đều có liên quan với trang phục dã ngoại Nhật Bản. Những phục trang được người Nhật mặc trong hoạt động cắm trại từ thế kỷ 20 như áo khoác gió, áo bảo hộ, quần đi bộ, hoodie, bucket hat đều đang quay trở lại và chiếm lĩnh thời trang đường phố. Có hẳn một khái niệm để chỉ phong cách thời trang vận dụng trang phục cắm trại, trang phục bảo hộ – đó là xu hướng Gorpcore với A$AP Rocky là ngôi sao đi đầu. Gorpcore là xu hướng xuất hiện từ năm 2017, vẫn chưa phổ biến quá rộng rãi nhưng đã được các ông lớn thời trang đường phố như Balenciaga, Gucci, Off-White ưu ái tung ra nhiều sản phẩm dựa trên cảm hứng Gorpcore. Từ một lúc nào đó, trang phục cắm trại không chỉ được mặc đi cắm trại mà còn được mặc đi hẹn hò, đi học, đi làm, không chỉ ở Nhật Bản mà còn ở nhiều quốc gia khác. Đó là mấu chốt cho thấy sức ảnh hưởng của tiểu văn hóa này đến phong cách thời trang thế giới.
Xu hướng Gorpcore lấy cảm hứng từ thời trang dã ngoại trên sàn diễn.
Xu hướng Gorpcore lấy cảm hứng từ thời trang dã ngoại trên sàn diễn
Xu hướng Gorpcore lấy cảm hứng từ thời trang dã ngoại trên sàn diễn
Video đang HOT
Thời trang dã ngoại của Nhật là sự hòa hợp giữa chức năng sử dụng và tính bắt mắt. Họ không đánh đổi một trong hai yếu tố vì giá cả. Trang phục dã ngoại chính hãng được bán với mức giá không rẻ, nhưng doanh số bán ra vẫn chưa bao giờ sụt giảm. Những cái tên thương hiệu quen thuộc có thể kể đến như Minotaur, Mountain Research, The North Face, GORE-TEX, COOLMAX và ALLTERRAIN. Biểu tượng của phong cách thời trang này như những mẫu áo jacket với chất vải nhanh khô, quần đi bộ đường dài chống nước kết hợp với thiết kế hiện đại, những đường cắt may tối giản và hợp xu hướng.
Nguồn: Hypebeast
Màu sắc cũng là một khía cạnh quan trọng của phong cách thời dã ngoại. Người Nhật ý thức được trang phục dã ngoại cần những màu sắc rực rỡ và nổi bật phòng trường hợp lạc đường sẽ dễ dàng trong việc tìm kiếm. Tuy nhiên, những màu sắc sặc sỡ người Nhật lựa chọn lại chứa đựng nhiều sự tinh tế bên trong. Họ biết cách chọn những tone màu pastel hoặc tone trầm của những màu sắc nóng, phối hợp cùng những phụ kiện hoặc lớp khoác ngoài màu trung tính. Đừng quên Nhật Bản là một dân tộc tôn sùng sự tinh tế và chưa bao giờ thích sự màu mè.
Một văn hóa được đầu tư chỉnh chu
Một câu hỏi đặt ra, nước nào cũng có hoạt động cắm trại, thế tại sao việc cắm trại, dã ngoại của Nhật Bản lại tạo thành một tiểu văn hóa thu hút như vậy? Có lẽ nó nằm ở sự chỉnh chu và tôn trọng mọi việc mình đang làm của người Nhật. Nhiều người nghĩ đi cắm trại hoặc sinh hoạt ngoài trời thì ăn mặc sao cũng được, trang bị càng gọn nhẹ càng tốt. Nhưng với người Nhật thì không như vậy. Họ chuẩn bị rất đầy đủ và tuân thủ nghiêm túc những quy định trang phục bảo hộ cho các hoạt động ngoài trời. Không những làm đủ, họ còn làm tốt khi biết cách phối hợp những trang phục bảo hộ nhàm chán sao cho hợp thời trang và bắt mắt nhất. Không chỉ dừng ở phong cách thời trang, người Nhật còn có cho mình những chiếc xe vans cắm trại được thiết kế cầu kỳ, một danh sách những vật dụng dã ngoại cần thiết và được thiết kế chuyên dụng, có thể kể đến như ghế di động có thể gập lại, bàn, lều dễ lắp đặt, lò nướng chuyên dụng và thậm chí cả túi xách, kính mát, găng tay, chân.
Nguồn: Hypebeast
Những chuyến dã ngoại của người Nhật không cho người ta cảm giác “hứng lên là đi”, mà là một nghi thức, một văn hóa được chuẩn bị và rèn luyện một cách bài bản. Họ làm mọi thứ để chuẩn bị cho một chuyến đi du ngoạn hoàn hảo nhất. Những khu vực dịch vụ cắm trại được trang bị đầy đủ từ những cái chén gỗ cho đến đèn lồng hay từng loại gia vị, rượu, các loại trà, và những nguyên liệu nấu ăn cầu kỳ nhất. “Chúng tôi trân quý và tôn sùng thiên nhiên hơn tất cả mọi thứ, nhưng vẫn có những nguyên tắc và nhu cầu cuộc sống cần đảm bảo” – Paley & Nakanishi chia sẻ. Có nhiều phong cách cắm trại cũng như tận hưởng thiên nhiên, nhưng ở Nhật, mọi thứ đều được chuẩn bị hoàn hảo.
Nguồn: Hypebeast
Bên cạnh những thương hiệu thời trang hay thương hiệu sản xuất vật dụng cắm trại, người Nhật còn có hẳn những tạp chí, trang tin cho người đam mê dã ngoại cuối tuần. GO OUT là một tạp chí cắm trại tiêu biểu của người Nhật. Tham khảo tạp chí này, ta mới hiểu các hoạt động cắm trại của người Nhật phong phú đến thế nào, đi cắm trại trong những khu rừng nguyên sinh hoặc bơi lội trên biển, cắm trại ngắm hoa anh đào mùa xuân, lên núi để ngắm những chiếc lá thay đổi vào mùa thu và ghé thăm những suối nước nóng ở nông thôn,…
Những tấm ảnh cũng là yếu tố được quan tâm trong hoạt động dã ngoại của người Nhật. Người Nhật tôn trọng những giá trị cũ, nên việc đa số người Nhật chụp film là điều dễ hiểu, dù đây vẫn luôn là một cường quốc về công nghệ máy ảnh kỹ thuật số. Những tấm ảnh film ghi lại những chuyến dã ngoại cuối tuần của người Nhật cũng dần trở thành một trào lưu ảnh của thế giới, với mong muốn đề cao tinh thần rời xa công nghệ và trở về với thiên nhiên, với những giá trị nền tảng của cuộc sống.
“Ở Nhật, cắm trại ngoài trời không chỉ dừng lại ở việc là một thú vui đơn lẻ, người ta có cách để tạo lập một cộng đồng những người đam mê cắm trại để chia sẻ kinh nghiệm, những thứ cần chuẩn bị cho người mới bắt đầu, và đương nhiên giao lưu và tìm bạn đồng hành. Vì cắm trại và những hoạt động thiên nhiên đã trở thành một phần quan trọng của văn hóa Nhật Bản nhiều thập kỷ qua” – ông Kent Kadomasu cho biết.
Theo elleman.vn
Vì sao lại có nhiều người ăn mặc giống nhau đến thế?
Phong cách thời trang không chỉ dao dộng theo thời gian, lớn hơn nữa là sự đồng hóa xuyên quốc gia. Tóm lại, dòng chảy thương mại và văn hóa toàn cầu đã khiến chúng ta vô tình hoặc cố ý ăn mặc giống nhau.
Có lẽ, thời trang được khai sinh từ khi chúng ta bắt đầu biết lấy da thú và lá cây phủ lên người, đó là cách để con người khẳng định bản sắc cá nhân hoặc một nhóm người nào đó trước đám đông.
Từ trang phục của các bộ lạc cổ xưa cho tới thời trang bản địa, những gì mặc trên người phản ánh chúng ta là ai, đến từ đâu... Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng thời trang có tính địa lý không kém gì bản sắc cá nhân.
Năm 2018 áo khoác demin
Từ bao giờ thời trang thể hiện tính xã hội nhiều hơn bản sắc cá nhân của người mặc?
Nhiếp ảnh gia Hans Eijkelboom đã dành hơn 20 năm để làm sáng tỏ văn hóa toàn cầu biểu hiện và thay đổi như thế nào qua thời trang. Kể từ năm 1990, Eijkelboom đã chụp lại ảnh của những con người ở thành thị, mỗi địa điểm không tới 2 giờ đồng hồ.
Bộ ảnh bên dưới cho thấy, phong cách thời trang không chỉ dao dộng theo thời gian, lớn hơn nữa là sự đồng hóa về thời trang xuyên quốc gia. Tóm lại, dòng chảy thương mại toàn cầu đã khiến chúng ta vô tình hoặc cố ý ăn mặc giống nhau.
12 anh chàng khác nhau cùng đeo một chiếc túi LV, chụp cùng một địa điểm trong khoảng thời gian 2 tiếng
"Mỗi khi bạn tới cửa hàng và mua món đồ gì đó hợp với bản thân, cùng lúc đó có khoảng 10.000 đàn ông và phụ nữ trên khắp thế giới cũng làm điều tương tự".
Eijkelboom cho biết: "Các nhãn hàng thời trang luôn nói rằng, bạn là cá nhân độc nhất. Tuy nhiên, chúng ta lại chính là sản phẩm của các xu hướng và ngoài kia có hàng tá người trông giống bạn".
Cùng tại một địa điểm và chưa đầy 1 tiếng đồng hồ, có tới 15 người cùng mặc một kiểu áo sơ mi caro (flannel)
Trong cuốn sách People of the Twenty-First Century (tạm dịch: Những con người của thế kỷ 21), chỉ rõ:
"Sự trớ trêu trong việc thể hiện cá tính thực chất được tiết lộ qua sự lặp lại, từ phong thái, thái độ sống cho tới cách phản ứng với xã hội".
New York năm 1997
Amsterdam năm 2000
Amsterdam năm 2001
Rotterdam năm 2004
Amsterdam năm 2004
Thượng Hải năm 2005
New York năm 2006
Amsterdam 2007
New York năm 2007
Hà Nội năm 2017
Theo genk.vn
Dòng chảy của lịch sử thời trang trong thập niên 50, 60, 70 và 80 Lịch sử thời trang đánh dấu sự ra đời của chiếc váy chiết eo huyền thoại trong những năm thập niên 50s thì thập niên 60s mở ra kỉ nguyên rực sáng và tràn ngập màu sắc. Trong dòng chảy của thời đại, bối cảnh lịch sử cùng văn hoá xã hội xoay vần kéo theo sự phát triển không ngừng nghỉ của...