Tiểu tiện nhiều là dấu hiệu bệnh nặng
Theo nghiên cứu mang tên Mind Over Bladder (Hãy quan tâm hơn đến bàng quang của bạn) do Trường Cao đẳng Y khoa Albert Einstein, Mỹ thực hiện gần đây cho biết, bàng quang là bộ phận quan trọng. Bởi vậy, những dấu hiệu của bàng quang, nhất là tiểu tiện thường xuyên là cảnh báo một số căn bệnh nan y.
1. Ngưng thở khi ngủ
Những người mắc bệnh ngưng hay ngạt thở khi ngủ (có khi kéo dài tới trên 30 giây) nhưng khi khám lại không phát hiện ra, song nếu có dấu hiệu tiểu nhiều trong đêm thì đó chính là dấu hiệu mắc bệnh.
Tháng 3/2011, các nhà khoa học Israel đã kết thúc nghiên cứu ở nhóm đàn ông tuổi từ 55-75 bị bệnh phình đại tuyến tiền liệt lành tính (BPE), phát hiện thấy, có tới trên một nửa nhóm người này đi tiểu nhiều trong đêm và mắc chứng ngạt thở khi ngủ. Người mắc bệnh ngạt thở khi ngủ còn mắc phải một số căn bệnh khác như ngáy, buồn ngủ ban ngày. Với phát hiện trên, những người mắc bệnh tiểu nhiều trong đêm cần đi tư vấn bác sĩ, khám và điều trị bệnh ngừng thở khi ngủ.
2. Bệnh tiểu đường không kiểm soát
Khi lượng đường trong máu không được kiểm soát sẽ gây tổn thương đến hệ thần kinh, gây mất cảm giác, không điều khiển cơ bắp dẫn đến đi tiểu nhiều, són tiểu. Nhằm giúp bàng quang làm việc tốt, những người có dấu hiệu không kiểm soát tiểu tiện nên đi khám, thay đổi lối sống, ăn uống cân bằng khoa học và dùng thuốc để đưa lượng đường huyết về ngưỡng tối ưu, hạn chế các biến chứng nan y do tiểu đường gây ra cho sức khỏe.
3. Suy giáp
Suy giáp không điều trị sẽ làm giảm chức năng tuyến giáp, ảnh hưởng trực tiếp đến chuyển hóa và gây ra nhiều biến chứng, trong đó có các loại bệnh về bàng quang. Một trong những dấu hiệu bị bênh bàng quang là đi tiểu nhiều. Hiện tượng suy giáp chỉ là hội chứng thứ 2 của bệnh về bàng quang, hội chứng thứ nhất là mệt bã người, tăng cân, da khô và rụng tóc. Nếu xuất hiện tình trạng suy giáp nên can thiệp ngay để hạn chế bệnh tiểu tiện nhiều.
Tuyến tiền liệt có hình nón nằm ngược bao quanh niệu đạo, đảm nhận vai trò tiểu tiện và sinh sản ở đàn ông, nhưng do tuổi tác tuyến này ngày càng phình to, ép niệu đạo (đường nước tiểu thoát ra) và tạo ra căn bệnh có tên là tăng sản tuyến tiền liệt lành tính (BPH), thường gặp ở độ tuổi 50, hay còn gọi là ung thư tuyến tiền liệt, ở nhóm trẻ tuổi hơn thì gọi là viêm tuyến tiền liệt.
Dấu hiệu dễ nhận thấy khi mắc bệnh là phải đi tiểu gấp, tiểu xong thường bị rơi rớt, khó đi tiểu, mót tiểu kể cả ban ngày lẫn ban đêm. Nên đi khám sớm và áp dụng phép kiểm tra PSA (phát hiện kháng thể tiền liệt tuyến đặc trưng).
5. Nhiễm trùng đường tiểu mạn tính
Video đang HOT
Nhiễm trùng đường tiểu mạn tính (Urinary tract infections) hay UTI là căn bệnh viêm nhiễm thường gặp thứ hai trên cơ thể con người, kể cả đàn ông lẫn đàn bà, nhưng thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn.
Dấu hiệu dễ nhận biết như buồn đi tiểu, đi tiểu buốt khó chịu, nước tiểu có màu đỏ, đục và đôi khi rất khai. Xuất hiện cả tình trạng sốt, đau cục bộ và buốt, áp lực cao. Nên đi khám bác sĩ nếu bị bệnh bác sĩ sẽ kê đơn dùng kháng sinh sẽ khỏi trong 1-2 ngày. Nếu vẫn tiếp tục mắc bệnh sẽ phải tăng liều. Những người mắc bệnh UTI lặp đi lặp lại cần khám kỹ để tìm ra nguyên nhân, có thể mắc bệnh tiểu đường hoặc dấu hiệu mang thai.
Phụ nữ mắc bệnh UTI mãn tính nên dùng băng vệ sinh, không nên dùng phương pháp thụt rửa, nên vệ sinh sạch sẽ sau khi đi tiểu tiện, sinh hoạt tình dục, tránh lạm dụng rượu bia, cà phê vì nó làm tăng bệnh cho bàng quang.
6. Tăng cân
Tăng cân đôi khi bị đổ lỗi cho nhiều lý do, nhưng người ta lại không biết rằng nó có liên quan đến sức khỏe bàng quang, bởi hai căn bệnh này lại có mối quan hệ mật thiết. Ví dụ, khi dư thừa trọng lượng, các cơ sàn chậu hông nơi đỡ hệ thống tiết niệu lại phải chịu áp lực quá lớn và lâu ngày bị suy yếu, đặc biệt là cơ tiết niệu, gây ảnh hưởng đến việc tiểu tiện, thậm chí nó bị vô hiệu ngay cả khi không đi tiểu, tạo ra hiện tượng rò rỉ nước tiểu (són tiểu) nhất là khi cười, hắt hơi…Hiện tượng này được chuyên môn gọi là són tiểu stress.
Ngoài ra những người dư thừa trọng lượng, béo phì cũng dễ mắc bệnh tiểu đường, tiểu nhiều trong ngày.
7. Viêm bàng quang kẽ
Viêm bàng quang kẽ hay còn gọi là hội chứng đau bàng quang, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống tình dục của phụ nữ, nguyên nhân đến nay khoa học vẫn chưa biết rõ. Nó đi kèm với hội chứng rôi loạn giấc ngủ, đau nửa đầu, trầm cảm và các chứng đau khác, gây mệt mỏi kinh niên. Dấu hiệu dễ nhận thấy là đi tiểu liên tục, đau vùng chậu hông, tiểu tiện trên 7 lần/ngày. Ngoài ra nó còn gây đau khi có kinh, đau khi hoạt động tình dục, khi sức khỏe cơ thể suy giảm….
Cho đến nay căn bệnh này vẫn chưa có thuốc điều trị và vậy bác sĩ khuyến cáo nên thay đổi lối sống, duy trì cuộc sống khoa học, hạn chế thực phẩm gây kích thích bàng quang như rượu, bia và nhóm thực phẩm cay nóng.
Sa bàng quang là căn bệnh thường gặp ở nhóm phụ nữ sau khi sinh, thường xuất hiện do cơ sàn chậu hông và dây chằng đỡ bàng quang bị suy yếu vì stress. Nếu mắc bệnh ho mạn tính như ở nhóm hút thuốc, nâng vật nặng béo phì, mãn kinh thì bệnh tình lại thêm trầm trọng. Hiện tượng thường thấy là đi tiểu liên tục, đi tiểu xong vẫn chưa thấy dễ chịu, đau bộ phận sinh dục, đau âm đạo và đau lưng.
Nếu ở thể nhẹ nên áp dụng liệu pháp luyện tập, ở thể nặng phải dùng liệu pháp thay thế estrogen, thậm chí cả phẫu thuật.
9. Ung thư
Ung thư có thể xuất hiện trong bàng quang, xương chậu thận, niệu đạo. Ung thư tế bào chuyển tiếp của bể thận và niệu đạo là căn bệnh khá phổ biến. Hiện tượng thường thấy của ung thư bàng quang là có máu trong nước tiểu, đau khi đi tiểu, cần đi tiểu gấp nhưng lại không có nước. Phần lớn ở đàn ông, khối u ung thư gây tắc đường nước tiểu và đôi khi đi tiểu không kiểm soát được. Khi xuất hiện các hiện tượng này cần đi khám bác sĩ và qua các phép thử test đặc biệt bác sĩ sẽ biết được khối u lành tính hay ác tính.
Theo Nông nghiệp Việt Nam
5 lưu ý về sức khỏe không thể bỏ qua
Đừng viện cớ quá bận rộn để bỏ qua những kì kiểm tra sức khỏe vô cùng quan trọng như dưới đây nhé. Những kì kiểm tra sức khỏe này vừa đơn giản vừa rất có ích cho việc phát hiện bệnh sớm.
1. Kiểm tra nước tiểu
Kiểm tra nước tiểu vào buổi sáng có thể sẽ dễ phát hiện mang thai hoặc nhiễm trùng đường tiểu hơn rất nhiều so với các thời điểm khác trong ngày. Hơn nữa, kiểm tra nước tiểu còn có thể xác định toàn bộ hoạt động của cơ thể và là chìa khóa để ngăn ngừa các bệnh thoái hóa, không dung nạp gluten, mức độ chất chống oxy hóa thấp làm cho bạn dễ bị oxy hóa, và nhiều bệnh khác... Nancy Guberti, huấn luyện viên dinh dưỡng và lối sống lành mạnh đã nhận định.
Ví dụ, tích lũy của các axit hữu cơ trong nước tiểu thường báo hiệu một sự ức chế chuyển hóa hoặc kết khối trong cơ thể - Guberti nói.
Các bất thường trong nước tiểu có thể có nghĩa là bạn đang thiếu vitamin. (Ảnh minh họa)
2. Kiểm tra trọng lượng
Tăng cân hay giảm cân có thể là niềm mơ ước của nhiều người, nhưng tăng hoặc giảm cân mà không rõ lý do thì lại đáng lo hơn là đáng mừng. Bởi nó có thể báo hiệu một vấn đề lớn đối với sức khỏe của bạn, Tiến sĩ Julie Chen, một bác sĩ, chuyên gia y tế khẳng định.
Vì vậy, đừng bỏ qua những kì kiểm tra trọng lượng cơ thể. Nếu bạn bất ngờ tăng cân không kiểm soát, rất có thể đó là biểu hiện suy giáp, rối loạn tuyến thượng thận như hội chứng Cushing (lưu giữ chất lỏng làm suy tim, sung huyết hoặc bệnh thận) và mang thai.
Nếu bạn bất ngờ bị giảm cân trầm trọng một cách tự nhiên, rất có thể đó là biểu hiện của bệnh ung thư, cường giáp, bệnh tự miễn, bệnh mãn tính, và trầm cảm.
3. Kiểm tra răng
Nhiều người không nhận ra tầm quan trọng của kiểm tra sức khỏe nha khoa. Tiến sĩ Lucy Slutsky, một Bác sĩ nha khoa có phòng khám tại West Orange, NJ, chỉ ra rằng "vệ sinh răng miệng và kiểm tra răng miệng là việc rất quan trọng bởi vì các vấn đề về răng thường có thể là một dấu hiệu của các vấn đề khác liên quan đến sức khỏe gắn liền với tim, phổi, hệ tiêu hóa, hoặc các bộ phận khác của cơ thể.".
Kiểm tra răng miệng cũng có thể giúp cho các nha sĩ kiểm tra các dấu hiệu sớm của ung thư miệng. (Ảnh minh họa)
4. Kiểm tra da
Bạn phải tự tạo cho mình thói quen kiểm tra da ít nhất mỗi tháng một lần để xem xét các thay đổi ở nốt ruồi hoặc những tổn thương không lành - theo quan điểm của Tiến sĩ Tim Abou-Sayed thuộc Hội đồng chứng nhận bác sĩ phẫu thuật. Abou-Sayed còn cho biết thêm rằng: "Làn da rám nắng là khỏe mạnh nhưng đó là với những người sinh ra có làn da như vậy. Còn với những người muốn phơi nắng để có da rám nắng thì thực sự bạn đang gây tổn hại cho làn da của mình với bức xạ của mặt trời".
Nên theo dõi da để sớm phát hiện khối u bất thường. (Ảnh minh họa)
Một lưu ý là, nếu thấy một nốt ruồi sẫm màu thì cũng cần để ý thường xuyên và đi khám sớm vì rất có thể đó là một khối u ác tính, có thể gây tử vong.
5. Kiểm tra lối sống
Đừng quên kiểm tra những thứ xung quanh bạn vì nó có thể chỉ ra các vấn đề sức khỏe của bạn. Một lối sống lành mạnh là vô cùng quan trọng để duy trì một gia đình khỏe mạnh và giảm thiểu các chất độc và các chất kích thích khác có thể tồn tại trong không gian sống làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nên đi khám BS nếu bạn thấy có dấu hiệu khó thở.
Nếu bạn thấy đau đầu, khó thở, kích thích hô hấp, hen suyễn, hoặc dị ứng, bạn nên kiểm tra xem quanh nhà mình có bị nấm mốc hay không, bởi các nấm mốc sẽ sản xuất ra các chất hóa học và làm cho những người sống trong không gian đó cảm thấy không khỏe.
Theo T.Liên (TTVN)
Những người có nguy cơ ngưng thở khi ngủ Một nghiên cứu của Thụy Điển gần đây theo dõi giấc ngủ của 400 phụ nữ trong độ tuổi từ 20-70 cho thấy có đến 50% phụ nữ có hiện tượng ngưng thở khi ngủ, họ ngừng thở trong hơn 10 giây, ít nhất 5 lần một giờ trong khi ngủ. Cân nặng quá mức Trong nghiên cứu Thụy Điển, ngưng thở khi...