Tiểu thuyết Việt Nam thắng Pulitzer được “trùm Oscar” chuyển thể thành phim
Tiểu thuyết danh giá The Sympathizer từng đoạt giải Pulitzer sẽ được hãng phim nổi tiếng A24 chuyển thể thành phim truyền hình dưới sự chỉ đạo của một đạo diễn nổi tiếng Hàn Quốc.
Hãng phim danh giá A24 đã mua lại quyền chuyển thể cuốn sách The Sympathizer (Cảm Tình Viên) của nhà văn Nguyễn Thanh Việt. The Sympathizer là cuốn tiểu thuyết đầu tay của Nguyễn Thanh Việt, cũng là tác phẩm đã mang lại cho ông giải thưởng Pulitzer cao quý ở hạng mục tiểu thuyết.
The Sympathizer sẽ được hãng A24 chuyển thể thành series truyền hình. Cuốn sách ra mắt năm 2015, kể về một người mang dòng máu lai Pháp – Việt và góc nhìn của nhân vật này xuyên suốt những năm tháng chiến tranh Việt Nam. Nhân vật gián điệp này đã chuyển từ miền Nam Việt Nam đến Los Angeles sau khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ, sau đó lại di chuyển khắp Đông Nam Á. The Sympathizer là một cuốn sách đề cập tới nhiều vấn đề phức tạp, từ việc người gián điệp có cảm tình với những người anh ta bị buộc theo dõi cho tới việc định cư ở Mỹ và sống như một người tị nạn.
Tác giả Nguyễn Thanh Việt
Giáo sư Nguyễn Thanh Việt sinh ra tại Buôn Ma Thuột, theo gia đình di cư sang Mỹ từ 1975. Ông tốt nghiệp bằng danh dự ngành tiếng Anh và Nghiên cứu dân tộc học tại Đại học California. Hiện tại, ông là giáo sư tại Đại học Nam California và cũng là một nhà phê bình lớn cho tờ The New York Times.
Minh họa của trang The New York Times
Trước đây, tiểu thuyết The Sympathizer đã từng chiến thắng nhiều giải thưởng lớn như Center for Fiction 2015, huy chương Carnegie cho Tiểu thuyết xuất sắc của Hiệp hội Thư viện Mỹ…
Đạo diễn, biên kịch Park Chan Wook sẽ là người đảm nhiệm dự án The Sympathizer
Đạo diễn của series The Sympathizer được chính Nguyễn Thanh Việt thông báo là Park Chan Wook – người đứng sau nhiều tác phẩm điện ảnh nổi tiếng là The Handmaiden (Người Hầu Gái) và Oldboy (Báo Thù).
A24 có lẽ là hãng phim “uy tín” nhất Hollywood hiện giờ
Hãng A24 cũng vốn nổi tiếng là một hãng phim với biệt tài lựa chọn đề tài, kịch bản thần sầu. Hãng sở hữu rất nhiều tác phẩm danh giá ở cả mảng điện ảnh và truyền hình, tiêu biểu bao gồm The Lighthouse (Ngọn Hải Đăng) , Lady Bird (Tuổi Nổi Loạn), Hereditary (Di Truyền), Euphoria (Lâng Lâng) . Hiện tại, hãng phim cũng đang chạy nước rút trên đường đua Oscar với bộ phim Minari cùng 6 đề cử.
Cuốn sách The Sympathizer từng lọt vào list sách mà Bill Gates khuyên đọc
Hiện tại, các thông tin khác về dự án phim truyền hình The Sympathizer vẫn chưa được công bố. Nhiều người kỳ vọng nhân vật chính sẽ được thủ vai bởi một diễn viên người Việt hoặc gốc Việt theo đúng nguyên tác.
Minari: Thước phim xúc động về "giấc mơ Mỹ" của người Hàn được kì vọng bội thu giải thưởng
Trailer bộ phim mới nhất của nam diễn viên Steven Yeun mang tên Minari gây ấn tượng lớn nhờ câu chuyện của một gia đình Hàn đến sống ở Mỹ.
Khi Minari đại thắng tại Liên hoan phim Sundance đầu năm nay với hai giải thưởng lớn, bộ phim này đã được xếp ngay vào hàng ngũ của những tác phẩm tương tự là Fruitvale Station, Whiplash hay Precious. Đây cũng là hồi chuông báo hiệu dự án từ A24 sẽ còn "oanh tạc" mạnh mẽ hơn nữa tại kỳ giải Oscar sắp tới, tiếp nối những thành công mà Parasite mang lại cho sự hiện diện của người châu Á.
Được sản xuất bởi A24 - một hãng phim được biết đến với khả năng chọn phim "thần sầu" cùng với sự tham gia diễn chính của Steven Yeun (vốn được khán giả Việt yêu thích trong vai Glenn của series The Walking Deadvà bộ phim Burning), Minari chưa gì đã khiến khán giả phải "khóc hết nước mắt" khi mới tung trailer đầu tiên.
Trailer chính thức của Minari
Minari theo dấu một gia đình người Mỹ gốc Hàn chuyển đến một nông trại tại bang Arkansas để đuổi theo Giấc Mơ Mỹ. Thế nhưng, sự xuất hiện của người bà tinh quái, hay chửi tục nhưng cũng rất yêu thương con cháu đã thay đổi tất cả. Trong rất nhiều thử thách và bất ổn của cuộc sống, gia đình này vẫn kiên trì, mạnh mẽ bấu víu bên nhau.
Diễn viên Steven Yeun đóng vai người bố trẻ trong gia đình vật lộn với những khác biệt về văn hóa, chủng tộc
Xem qua trailer của bộ phim, có thể thấy một trong những vấn đề nổi trội mà Minari đề cập chính là vấn đề phân biệt sắc tộc mà những đứa trẻ trong gia đình gặp phải khi đối diện với những người bạn đồng trang lứa ở Mỹ. Trong quá trình nỗ lực để hội nhập, những đứa bé dần nảy sinh những suy nghĩ về việc "xóa sổ" gốc gác của mình để thực sự trở thành người Mỹ. Một chi tiết trong trailer khiến người xem giật mình và xót xa, chính là khi cháu bé nhỏ gào lên trước cả nhà rằng: "Bà nội có mùi Hàn Quốc quá!" - phản ánh một hiện trạng "mất gốc" của thế hệ người châu Á nhập cư.
Sự đối lập về sắc tộc được bộ phim vẽ ra rõ nét
Đứa cháu giải thích cho bà về chuẩn mực một người bà kiểu Mỹ: "Họ làm bánh quy, họ không chửi bậy, cũng không mặc quần sịp đàn ông!"
"Em có nhớ khi cưới nhau chúng ta đã nói rằng sẽ chuyển đến Mỹ và cứu nhau không?"
Trang IndieWire sau khi được xem bộ phim tại Sundance đã tặng ngay cho Minari một điểm A chói lọi, cùng với nhận xét rằng " Minari là một câu chuyện về người nhập cư vô cùng cảm động. Bộ phim thứ tư của đạo diễn Lee Isaac Chung là một câu chuyện nhẹ nhàng, ngọt ngào mà cũng mạnh mẽ đến choáng ngợp, kể về việc hòa mình vào Giấc Mơ Mỹ. Phim không chỉ kể về một gia đình hòa nhập vào đất nước ấy, mà còn là một người đàn ông hòa nhập với gia đình mình".
Hiện tại, A24 vẫn chưa công bố lịch ra mắt của Minari, nhiều khả năng là do tình hình bất ổn của dịch bệnh dễ dàng làm ảnh hưởng tới doanh thu của phim.
Quán bar chủ đề chiến tranh Việt Nam bị chỉ trích dữ dội Quán bar phải đóng cửa, và đại diện cho biết sẽ xem xét lại phong cách trang trí theo chủ đề chiến tranh Việt Nam. Rickshaw Bar, một quán bar trang trí theo chủ đề chiến tranh Việt Nam, nằm ở khu Richmond của thành phố Melbourne. Quán sử dụng thẻ bài quân nhân, vỏ đạn, và những vật dụng khác liên quan...