Tiểu thương Hà Nội kêu cứu, phản đối xây trung tâm thương mại
Từ đêm 15-10, hàng trăm tiểu thương chợ Thành Công (Q.Ba Đình, Hà Nội) căng băng rôn tại cổng chợ “kêu cứu, phản đối” xây dựng chợ thành trung tâm thương mại.
Băng rôn tại cổng chợ Thành Công – Ảnh: Xuân Long.
Theo một số tiểu thương chợ Thành Công, trong những ngày gần đây một số đơn vị đưa máy móc, thiết bị vào khu vực buôn bán của các hộ dân để đo đạc.
“Trước mắt chúng tôi yêu cầu Ban quản lý chợ cho dừng ngay việc đưa máy móc, thiết bị vào khu buôn bán của các bộ dân. Hiện nay người dân chưa đồng thuận với các phương án xây dựng chợ, bản thân các hộ kinh doanh cũng chưa được thông báo chính thức hay mời họp về việc xây dựng chợ thành trung tâm thương mại, vì vậy không thể đo đạc hay xây dựng gì khi người dân chưa đồng ý”, một tiểu thương chợ Thành Công nói.
Video đang HOT
Theo các tiểu thương chợ Thành Công, đây là chợ kinh doanh truyền thống ổn định của bà con, nơi mưu sinh của hàng trăm gia đình.
“Hiện nay việc kinh doanh vẫn diễn ra bình thường, người dân sinh sống cũng nhờ từ việc kinh doanh này. Việc cải tạo lại chợ người dân không phản đối, nhưng chủ trương phải rõ ràng, phương án xây dựng chợ phải có sự đồng thuận của người dân” – bà Hằng, một tiểu thương trong chợ cho hay.
Việc xây dựng, cải tại chợ Thành Công được thành phố chấp thuận chủ trương từ năm 2008. Đến tháng 6-2014, UBND thành phố Hà Nội có ý kiến về địa điểm làm chợ tạm trong thời gian xây dựng lại chợ Thành Công.
Trong đó, thành phố Hà Nội đồng ý đề xuất sử dụng diện tích cống hóa mương T6A Thành Công để làm chợ tạm. Ngoài ra, UBND TP Hà Nội cũng yêu cầu trong quá trình thực hiện phải đảm bảo công khai, minh bạch, tạo sự đồng thuận của các hộ kinh doanh.
Theo nhiều tiểu thương chợ Thành Công, ngày 13-10, Ban quản lý chợ Thành Công có thông báo miệng về việc xây dựng trung tâm thương mại trên nền chợ cũ và mọi hoạt động của tiểu thương sẽ chuyển về đóng trên phố Nguyên Hồng.
“Chúng tôi không đồng ý với cách nói miệng của Ban quản lý chợ. Phương án thế nào chúng tôi vẫn chưa hay nên người dân không thể đồng thuận”, một tiểu thương bức xúc.
Theo Tuổi Trẻ
TPHCM: Thải bỏ túi ni lông bừa bãi ra môi trường sẽ bị xử phạt
UBND TPHCM vừa có chỉ thị về việc tăng cường quản lý sử dụng và thải bỏ túi ni lông trên địa bàn thành phố. Theo đó, các hành vi thải bỏ túi ni lông không đúng quy định, tự ý đốt hoặc chôn lấp túi ni lông sẽ bị xử phạt theo quy định.
Yêu cầu tiểu thương chợ, các trung tâm thương mại giảm sử dụng túi ni lông (ảnh minh họa: Khánh Hồng)
Bên cạnh đó, thành phố giao Sở Công thương chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên & Môi trường đề xuất các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích việc kinh doanh, sử dụng các loại túi, phương tiện đựng hàng thân thiện môi trường, thay thế túi ni lông; nghiên cứu hình thức chế tài đối với các tổ chức bán lẻ (siêu thị, trung tâm thương mại) không xây dựng kế hoạch giảm sử dụng túi ni lông; tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm đối với các đơn vị sản xuất, kinh doanh túi ni lông vi phạm các quy định của Luật Thuế bảo vệ môi trường.
Chỉ thị yêu cầu Chủ tịch UBND quận - huyện chủ trì rà soát, lập danh sách các tổ chức bán lẻ có sử dụng túi ni lông trên địa bàn quận - huyện thuộc thẩm quyền quản lý; vận động các tổ chức cá nhân bán lẻ trên địa bàn giảm sử dụng túi ni lông; xử phạt các hành vi thải bỏ túi ni lông không đúng quy định, tự ý đốt hoặc chôn lấp túi ni lông.
Các siêu thị, cửa hàng tiện lợi, nhà sách chủ động áp dụng các giải pháp giảm sử dụng túi ni lông. Hạn chế hoặc không phát túi ni lông cho khách hàng (ngoại trừ túi ni lông dùng để chứa đựng và cân các mặt hàng tươi sống sử dụng bên trong siêu thị, cửa hàng tiện lợi). Yêu cầu tiểu thương chợ, các trung tâm thương mại, sử dụng tiết kiệm, hợp lý túi ni lông; thay thế túi ni lông bằng các loại túi, phương tiện đựng hàng thân thiện với môi trường hoặc túi ni lông thân thiện với môi trường.
Theo kết quả khảo sát của các cơ quan cho thấy, lượng túi ni lông sử dụng tăng từ khoảng 40 tấn/ngày vào cuối năm 2008 lên 50 - 70 tấn/ngày vào năm 2012; lượng túi ni lông thải bỏ chiếm 1% tổng lượng chất thải rắn đến bãi chôn lấp năm 2008 tăng lên 2,3% vào năm 2012. Bên cạnh đó, túi ni lông khi bị thải bỏ bừa bãi rất dễ phát tán nhưng lại rất khó phân hủy trong môi trường, gây ra nhiều tác động tiêu cực về mặt môi trường và kinh tế xã hội.
Quốc Anh
Theo Dantri
Dự án được tài trợ 100%, xã vẫn thu của dân hàng chục triệu đồng? Để có một chỗ ngồi trong khu buôn bán thực phẩm sạch chợ Mai Trang, tiểu thương phải nộp hàng chục triệu đồng cho UBND xã. Trong khi đó, đây là dự án được tài trợ 100% kinh phí xây dựng. Để có một chỗ bán thịt trong khu vực thực phẩm sạch Mai Trang, tiểu thương phải bỏ đến 25 triệu đồng....