Tiểu thương di dời hàng hóa khỏi khu chợ cổ nhất Sài Gòn
Các tiểu thương ở chợ Bình Tây, quận 6, TPHCM đã bắt đầu di dời hàng hóa sang khu vực chợ tạm, trả lại mặt bằng để phục vụ cho việc trùng tu lại ngôi chợ cổ lớn nhất Sài Gòn.
Chợ Bình Tây, quận 6, TPHCM do một thương nhân người Hoa xây dựng từ năm 1928; chợ do người Pháp thiết kế nhưng mang đậm kiến trúc Á Đông. Tồn tại xuyên suốt gần 100 năm, chợ Bình Tây được UBND TPHCM công nhận là di tích nghệ thuật kiến trúc cấp thành phố từ tháng 11/2015.
Qua thời gian, một số hạng mục bên trong chợ đã bắt đầu xuống cấp. Để đảm bảo công trình sẽ tồn tại lâu dài, chợ sẽ được sửa chữa toàn diện.
Ngày 10/11, hàng trăm tiểu thương buôn bán ở chợ bắt đầu thu dọn hàng hóa, di chuyển sang khu vực chợ tạm (đường Tháp Mười- đối diện với chợ Bình Tây) để trả lại mặt bằng cho cuộc đại trùng tu.
Theo UBND quận 6 và ban quản lý chợ Bình Tây, khu vực nhà lồng chợ có tổng cộng 1.446 sạp, trong đó nhiều sạp sử dụng làm kho chứa hàng nên số sạp thực tế chuyển sang chợ tạm là 1.077 sạp. Dự kiến thời gian sửa chữa nâng cấp chợ kéo dài khoảng 1 năm. Sau thời gian này, tiểu thương sẽ được tái bố trí vào chợ như mong muốn.
Ngày 10/11, các tiểu thương kinh doanh tại chợ cổ Bình Tây bắt đầu dọn hàng hóa, di chuyển xuống khu vực chợ tạm để trả lại mặt bằng nhằm phục vụ cho việc trùng tu.
Tồn tại gần 100 năm, chợ Bình Tây là chợ cổ lớn nhất Sài Gòn.
Video đang HOT
Anh Minh (48 tuổi), chủ cửa hàng quần áo trong chợ Bình Tây đang tính toán lại sổ sách để dời ra chợ tạm.
Hàng hóa được đóng thùng, khuân vác từ chợ Bình Tây qua nhà lồng chợ tạm đối diện.
Theo ban quản lí chợ Bình Tây, khoảng 95% tiểu thương đã nhận sạp tại chợ tạm và sẽ di dời trong vài ngày.
Một tiểu thương đang kéo hàng từ chợ Bình Tây qua chợ tạm để chuẩn bị buôn bán.
Công trình nâng cấp, sửa chữa toàn diện chợ Bình Tây do Ban quản lý Đầu tư Xây dựng Công trình Quận 6 làm chủ đầu tư. Tổng vốn đầu tư công trình hơn 104 tỉ đồng, được lấy từ nguồn vốn ngân sách ngoài nhà nước, cụ thể là nguồn thu trước tiền sử dụng điểm kinh doanh của các hộ tiểu thương chợ trong thời hạn 10 năm.
Chợ Bình Tây sẽ được thay mới toàn bộ hệ thống rui, lợp lại ngói theo mẫu cũ; sơn lại toàn bộ tường, cột, trần; cải tạo cầu thang, lan can; nâng nền toàn bộ tầng trệt lát gạch sàn tầng trệt, tầng lầu cải tạo văn phòng bảo vệ và cải tạo hệ thống cửa chính. Khu vệ sinh công cộng, nhà đặt máy phát điện dự phòng sẽ được xây mới.
Hầu hết các tiểu thương buôn bán ở lầu 1 chợ Bình Tây đã dọn hết hàng hóa, chỉ còn các quầy buôn bán ở lầu trệt.
Ông Hoàng (56 tuổi) đã kinh doanh ở chợ hơn 20 năm nay đang kéo cửa đóng quầy đi gọi người dọn hàng phụ.
Một tiểu thương thắp hương trong khu thờ cúng ở chợ cầu mong buôn may bán đắt khi sang khu chợ tạm.
Những sạp hàng đóng cửa im lìm sau khi tiểu thương rời đi.
Hầu hết các tiểu thương đã di dời hàng hóa sang chợ tạm và bắt đầu ổn định công việc buôn bán.
Nguyễn Quang
Theo Dantri
Vạn Lý Trường Thành bị phủ xi măng
Một chính quyền địa phương ở Trung Quốc tôn tạo một đoạn Vạn Lý Trường Thành 700 năm tuổi bằng cách phủ xi măng, khiến người dân giận dữ.
Một đoạn Vạn Lý Trường Thành bị bê tông hóa. Ảnh:BeijingNews
Công việc trùng tu đã hoàn thành gần khu vực giáp ranh giữa tỉnh Liêu Ninh và Hà Bắc, trong đó bức tường bị phủ xi măng trắng, che hết đặc điểm nguyên bản . Dù việc này hoàn tất từ năm 2014, những bức ảnh mới xuất hiện trên trang Beijing News và mạng xã hội Trung Quốc Weibo.
Theo trang tin Sina, Cơ quan quản lý di tích văn hóa Huyện Tuy Trung, tỉnh Liêu Ninh đã ra lệnh trùng tu di tích. Nhưng các nhà sử học và người dùng mạng xã hội chỉ trích hành động là sự phá hoại bức tường thành nổi tiếng.
Dong Yaohui, phó chủ tịch Hiệp hội Vạn Lý Trường Thành Trung Quốc, cho rằng việc trùng tu tường thành là "rất tệ". "Nó phá hủy vẻ ngoài nguyên bản của Vạn Lý Trường Thành, làm mất đi lịch sử của nhân dân", ông nói.
Theo ông Dong, dù chính quyền địa phương "có ý tốt", nó cho thấy chính phủ Trung Quốc cần sát sao hơn nữa khi quản lý bất cứ hoạt động trùng tu nào tại Vạn Lý Trường Thành.
T rọng Giáp
Theo VNE
Thứ trưởng Văn hóa Nga bị phong tỏa tài sản nghi tham nhũng Nhà chức trách Liên bang Nga đã đóng băng tài khoản ngân hàng và tài sản thuộc sở hữu của Thứ trưởng Bộ Văn hóa Nga Grigory Pirumov (ảnh) do liên quan tới những cáo buộc biển thủ công quỹ trong các dự án trùng tu, tôn tạo các công trình di sản văn hóa Nga. "Các tài khoản ngân hàng và tài...