Tiểu thương An Đông Plaza đóng sạp, tụ tập phản đối chủ đầu tư
Sáng 23/10, hàng trăm tiểu thương ở Trung tâm thương mại An Đông Plaza đóng cửa sạp, căng băng rôn phản đối chủ đầu tư tăng giá cho thuê.
Tham gia phản đối, một tiểu thương tên Hương cho biết khi nhận được thông báo của chủ đầu tư về đợt tăng giá mới, các hộ kinh doanh đã đề nghị ban quản lý thương thảo lại, nhưng không nhận được trả lời thỏa đáng và vẫn áp dụng mức dự kiến.
Tiểu thương An Đông Plaza đóng sạp, tụ tập phản đối chủ đầu tư
“Kinh doanh cả chục năm ở đây, chúng tôi biết thị trường có nhiều biến động, nên chấp nhận giá thuê tăng cao hơn so với trước đó, có thể là gấp đôi. Tuy nhiên, mức giá mà chủ đầu tư đề xuất cao gấp 8 lần giá cũ thì làm sao chúng tôi kinh doanh”, chị Hương nói.
Còn chị Trang chủ sạp quần áo cho biết, hôm 22/10, ban quản lý đã yêu cầu tiểu thương lên thỏa thuận hợp đồng, nhưng không hề thay đổi mức giá thông báo trước đó, cũng như đưa ra hướng giải quyết hợp lý. Điều này khiến tiểu thương tiếp tục bức xúc, quyết định đóng sạp để gây áp lực lên ban quản lý.
Chị này cho biết thêm, toàn bộ tiểu thương cũng đã làm đơn khiếu nại lên Sở Công Thương TP HCM và Ủy ban nhân dân quận 5 để nhờ hỗ trợ giải quyết. Tuy nhiên, các cơ quan đều trả lời không liên quan, cho rằng trung tâm thương mại có chủ đầu tư tư nhân, nên nhà chức trách không can thiệp.
Hàng trăm tiểu thương An Đông Plaza ngừng kinh doanh, tụ tập phản đối chủ đầu tư.
“Vì không biết trông cậy vào ai nên chúng tôi buộc phải đóng cửa kinh doanh và tràn ra đường để phản đối nhà đầu tư. Nếu nhà đầu tư viết cam kết hạ giá và cho thuê với thời gian hợp lý chúng tôi sẽ giải tán, còn không tiểu thương vẫn cứ đứng đây cho tới khi nào họ có câu trả lời thích đáng”, chị Trang nói.
Trước tình hình trên, ông Nguyễn Văn Hải, Giám đốc An Đông Plaza đã phải xuống trước sảnh tòa nhà và ra tận ngoài đường để vận động tiểu thương ngưng việc tụ tập, nhưng sự việc chưa có dấu hiệu thay đổi.
“Tôi đề nghị toàn bộ tiểu thương bình tĩnh, ban quản lý hứa sẽ thảo luận và đưa ra mức giá hợp lý trong vòng 3 ngày tới”, ông Hải lặp lại nhiều lần.
Video đang HOT
Mặc dù Giám đốc An Đông Plaza đưa ra khá nhiều giải thích, nhưng hầu hết tiểu thương ở đây vẫn yêu cầu ban quản lý phải viết cam kết “giấy trắng mực đen” có ký và đóng dấu đầy đủ. Mặt khác, phải tổ chức họp báo, đối thoại với tiểu thương và nhà chức trách thì họ mới ngưng phản đối.
Khoảng 80% kios ở An Đông Plaza đã đóng cửa trong sáng 23/10.
Trước đó một tuần, tiểu thương ở trung tâm thương mại này cũng đã tập trung trước tiền sảnh để phản đối chủ đầu tư thông báo tăng giá bất hợp lý cho đợt thuê mới.
Theo quy định mà ban quản lý đưa ra cách đây 2 tuần, trong đợt thuê mới bắt đầu từ 7/2/2015, tiểu thương trong nhóm ký hợp đồng mới (đã hết hạn hợp đồng 10 năm) phải trả sạp hoặc nếu tiếp tục kinh doanh thì phải thuê với giá mới. Mức giá này cao hơn trước tối đa khoảng 8 lần, tùy từng khu vực. Cụ thể, năm 2004, giá sang nhượng một kios 19.000-28.000 USD thời hạn 10 năm, nay chủ đầu tư gửi thông báo yêu cầu chủ gian hàng lên công ty ký hợp đồng thuê mới với giá 60.000-200.000 USD, nhưng chỉ trong 5 năm.
Giám đốc An Đông Plaza phải xuống tận nơi để giải thích cho tiểu thương về chủ trương, nhưng không được chấp thuận.
Giải thích cho nguyên nhân tăng giá, ban quản lý ở đây cho biết, mức giá thuê mới do An Đông Plaza đề xuất được tính toán trên nguyên tắc giá thị trường, trong đó có tính tới tình hình kinh doanh chung tại trung tâm, các yếu tố lạm phát, trượt giá, nhu cầu đầu tư mới và nâng cấp các trang thiết bị bảo đảm an toàn cũng như tạo điều kiện thuận tiện cho việc kinh doanh của tiểu thương, lẫn người mua sắm. Cùng với mức giá thuê mới, An Đông Plaza cũng đề xuất việc thống nhất thời hạn của mỗi hợp đồng thuê là 5 năm để dễ quản lý.
“Từ xưa đến nay, An Đông Plaza vẫn tiến hành hỗ trợ các tiểu thương không đạt điều kiện bằng cách miễn giảm tiền thuê mặt bằng trong 2 năm. Tổng số tiền đã miễn giảm lên tới vài trăm tỷ đồng”, ban quản lý cho biết.
Theo Vnexpress
Hà Nội: Hàng trăm người "bảo vệ" chợ Thành Công
Đã 6 đêm các tiểu thương chợ Thành Công trắng đêm canh chợ do lo sợ mất kế sinh nhai. Những khuôn mặt phờ phạc, ánh mắt hốc hác vì thức đêm chất chứa đầy những hoang mang, lo ngại.
Từ hôm 13/10 đến nay, cứ 9h tối các tiểu thương lại họp nhau tại cổng chợ Thành Công để giữ chợ để phản đối cách làm của Ban quản lý chợ cũng như chủ đầu tư dự án chuyển chợ thành trung tâm thương mại. Không ai bảo ai, nhưng bà con tự chia làm 2 ca trông chợ, người già cả thì từ 9h tối đến 2h sáng, còn người trẻ thì trông tiếp đến sáng rồi bán hàng luôn.
Khổ cực lắm, nhưng bà con vẫn kiên quyết bám trụ đợi cơ quan chức năng xuống giải thích rõ ràng. Tuy nhiên, cho đến giờ này, thông tin mà họ có được vẫn chỉ là qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Các tiểu thương căng băng rôn kêu cứu
Luôn có đến hơn 40 tiểu thương ngồi cả đêm trước cổng chợ
Chuẩn bị thức ăn, nước uống cho cả đêm dài
Trải nilon hoặc chiếu làm chỗ ngồi
Trẻ con không ai trông cũng theo mẹ ra chợ
Nếu cứ tiếp tục như thế này, không hiểu những cụ già sẽ làm thế nào để bảo đảm sức khỏe?
Những ánh mắt lo lắng
Khuôn mặt mệt mỏi
Những cái nhìn đăm chiêu
Những ánh mắt hốc hác, hoang mang vô định
Ngày mai là 20/10, các tiểu thương cũng tự động viên nhau bằng một lẵng hoa tươi. Họ hy vọng các cấp chính quyền có thể thấu hiểu được tâm tư, nguyện vọng của bà con để giữ lại chợ dân sinh
Theo_VnMedia
Hà Nội: Chợ Thành Công thành trung tâm thương mại, tiêu thương phản đối Bắt đầu từ ngày 13-14/10 khi chủ dự án Trung tâm thương mại Thành Công cho triển khai máy móc thiết bị thăm dò địa chất tại đây. Cùng thời điểm này, Ban quản lý chợ cũng họp với đại diện một số ngành kinh doanh, thông báo kế hoạch chuyển các sạp hàng sang khu tạm trên đường Nguyên Hồng gần đó...