Tiêu thụ xe máy giảm mạnh tại Việt Nam
Quý III/2021, thời điểm nhiều tỉnh thành giãn cách xã hội chống dịch Covid-19, doanh số xe máy đạt 367.037 xe, giảm 46% so với cùng kỳ 2020.
Số liệu này do Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam ( VAMM) bao gồm 5 thành viên: Honda, Yamaha, Suzuki, SYM, Piaggio, công bố. Theo đại diện một hãng xe thuộc tổ chức này, nguyên nhân chính khiến lượng tiêu thụ xe mới sụt giảm do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Khách hàng tham khảo xe máy tại một cửa hàng Honda ở TP HCM. Ảnh: Thành Nhạn
Nhiều tỉnh, thành trên cả nước trong ba tháng 7, 8, 9, đặc biệt TP HCM, bước vào cao điểm chống dịch. Giãn cách xã hội nghiêm ngặt, người dân không ra khỏi nhà, nhu cầu sụt giảm và các hoạt động kinh doanh xe máy đều tạm ngưng. Doanh số xe máy vì thế giảm mạnh so với quý trước đó cũng như cùng kỳ 2020.
Video đang HOT
Cộng dồn từ đầu 2021, lượng xe máy bán ra tại Việt Nam của các thành viên VAMM đạt 1.735.851 xe, giảm 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Quý cuối cùng của 2021, khi các hoạt động kinh doanh được nối lại, doanh số xe máy được dự đoán sẽ lấy lại nhịp tăng trưởng.
Trong số các hãng thuộc VAMM, Honda tiếp tục bán chạy nhất. Doanh số hãng từ đầu 2021 đến hết tháng 9 đạt hơn 1,3 triệu xe, chiếm khoảng 79% thị phần. Wave Alpha và Vision lần lượt là hai mẫu xe máy và xe ga phổ thông bán chạy nhất thị trường. Khoảng 21% thị phần còn lại chia cho 4 hãng Yamaha, SYM, Piaggio và Suzuki.
Bên cạnh con số hơn 1,7 triệu xe máy bán ra của VAMM, thị trường xe máy Việt Nam còn lượng bán hàng (không công bố số liệu) của các hãng xe, môtô phân khối lớn như BMW, Ducati, Kawasaki, Kymco, VinFast… Tuy nhiên, lượng bán của các hãng này khá nhỏ so với xe máy phổ thông.
Doanh số bán xe máy tại Việt Nam giảm hơn 4% trong quý I/2021
Chiều 12/4, Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) công bố doanh số bán xe của 5 đơn vị thành viên trong quý I/2021 đạt 701.454 xe các loại, giảm 4,05% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, tính bình quân mỗi tháng, 5 doanh nghiệp này tiêu thụ gần 234.000 xe máy, tương đương mỗi ngày có 7.794 xe được bàn giao đến tay khách hàng trên khắp cả nước.
Dây chuyền lắp ráp xe gắn máy tại Công ty TNHH Honda Việt Nam, vốn đầu tư của Nhật Bản tại Vĩnh Phúc. Ảnh: Danh Lam/TTXVN
Năm đơn vị thành viên này là Công ty Honda Việt Nam (hiện đang sản xuất và phân phối 26 sản phẩm), Yamaha Motor Việt Nam (19 sản phẩm), SYM Việt Nam (19 sản phẩm), Suzuki Việt Nam (17 sản phẩm) và Công ty Piaggio Việt Nam (10 sản phẩm).
Các đơn vị này đang sản xuất và phân phối sản phẩm nhập khẩu ra thị trường với gần 100 mẫu xe máy các loại, từ xe bình dân đến xe hạng sang, bao gồm xe số, tay ga, tay côn và xe thể thao... với giá bán từ hơn chục triệu đồng đến trên một tỷ đồng cho mỗi chiếc.
Trong các thương hiệu thành viên VAMM, Honda Việt Nam đang chiếm giữ khoảng 80% thị phần xe máy với dải sản phẩm phong phú nhất, từ sản xuất trong nước đến nhập khẩu nguyên chiếc về phân phối bao gồm các dòng xe số, tay ga, xe côn tay và xe phân khối lớn. Các thương hiệu còn lại chung nhau khoảng 20% thị phần.
Ngoài tiêu thụ ở thị trường trong nước, một số đơn vị thành viên của VAMM còn xuất khẩu sản phẩm xe máy nguyên chiếc sang nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ nhưng không được tiết lộ.
Mặc dù vậy, theo nhận định của giới chuyên môn, doanh số bán hàng trên vẫn chưa phản ánh hết toàn cảnh thị trường xe máy Việt Nam bởi còn có sự góp mặt của các thương hiệu sản xuất và phân phối như Kymco, Ducati, Kawasaki, BMW, Benelli, Harley Davidson, Triumph, Royal Enfield, Motorrad, VinFast, Pega, Yadea, Peugeot...
Theo đánh giá của giới chuyên doanh, tiếp theo đà giảm sút gần 17% cả năm 2020, bước sang quý đầu năm 2021 sức mua của thị trường xe máy Việt Nam giảm hơn 4% được cho là liên quan đến kỳ nghỉ Tết Nguyên đán (trùng trong tháng 2 dương lịch) và ảnh hưởng của đại dịch COVI-19 trong những tháng đầu năm.
Bên cạnh đó, thị trường xe máy Việt Nam còn được cho là đã bão hòa vài năm gần đây cũng khiến sức mua giảm đáng kể. Đặc biệt, trong khi điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, đời sống người dân được nâng cao, giá xe ô tô mới ít nhiều đã rẻ hơn so với những năm trước nên nhiều người đã lựa chọn ô tô làm phương tiện đi lại.
Ngoài ra, trước tình trạng tắc đường, ô nhiễm không khí và bụi mịn ở nhiều đô thị lớn trong cả nước, như ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, nhiều người đã lựa chọn phương tiện công cộng như xe buýt để đi lại đảm bảo sức khỏe và thuận tiện hơn nên cũng góp phần làm cho doanh số bán xe trong quý đầu năm giảm.
Giãn cách xã hội, doanh số bán xe máy ở Việt Nam giảm gần 46% Do dịch COVID-19 và giãn cách xã hội diễn ra trong thời gian dài ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước khiến doanh số bán xe máy trong quý III/2021 tại Việt Nam giảm gần 46% so với cùng kỳ năm trước. Dây chuyền sản xuất xe máy của Honda Việt Nam. Ảnh: Văn Xuyên/BNEWS/TTXVN Cụ thể, Hiệp hội Các nhà sản...