Tiêu thụ xe hơi tại Mỹ bất ngờ tăng vọt trong lúc nguồn cung khan hiếm
Doanh số bán ô tô của Mỹ tiếp tục tăng trở lại mạnh mẽ trong quý 2 bất chấp tình trạng thiếu hụt nguồn cung liên tục, gây sự ngạc nhiên thú vị.
Mẫu xe Chevrolet Silverado của GM có mức tăng trưởng 34% so với năm ngoái
Lãi suất thấp, chính phủ kích thích tiêu thụ và ưu tiên xe cá nhân do đại dịch Covis-19 đã thúc đẩy nhu cầu ô tô ở Hoa Kỳ, ngay cả khi giá tăng do tồn kho giảm mạnh bởi thiếu hụt chất bán dẫn toàn cầu.
Reuters dẫn nguồn tin từ các chuyên gia tư vấn của JD Power và LMC Automotive cho hay, người tiêu dùng đang mua các loại xe đắt tiền hơn mặc dù mức chiết khấu ít hơn, thúc đẩy lợi nhuận cho các nhà sản xuất ô tô và nhà bán lẻ.
Honda vẫn tăng trưởng mạnh mẽ, các mẫu xe HR-V, CR-V, Passport và Ridgeline đều tăng hơn 50% cho đến quý 2 năm 2021.
Các thương hiệu cao cấp ở Mỹ đều báo cáo rằng kinh doanh rất tốt nửa đầu năm nay, như BMW tăng hơn 51% và Audi là 60%.
Toyota báo cáo mức tăng trưởng hơn 70% của quý 2 (so với quý 1) và tăng gần 45% so với cùng kỳ năm trước. Tăng trưởng mạnh nhất là dòng xe Highlander ba hàng ghế đã tăng tới 70% trong tháng 6.
Video đang HOT
GM đã công bố doanh số bán hàng quý 2 tại Mỹ tăng 40% nhờ nhu cầu mạnh mẽ đối với các loại xe SUV của hãng, và cho biết xu hướng này sẽ tiếp tục vào năm 2022.
Hyundai tuyên bố doanh số bán hàng tháng 6 tốt nhất từ trước đến nay của hãng tại Mỹ đã góp phần vào doanh số quý 2 cũng đạt kỷ lục.
Kia cũng đã báo cáo kỷ lục bán hàng tại Mỹ, với tổng doanh số tăng 40% so với năm 2020.
Nissan đã báo cáo một sự phục hồi đáng kể trong quý 2, với sự cải thiện gần 74% từ thương hiệu cốt lõi của mình và mức tăng hiếm hoi 11% đối với thương hiệu con hạng sang Infiniti.
Mitsubishi cũng có một quý 2 đầy bất ngờ, tăng 106% so với cùng kỳ năm ngoái.
Volkswagen đã báo cáo mức tăng 72% trong hiệu suất kinh doanh quý 2 năm 2021, phần lớn đến từ dòng xe Atlas và Tiguan bán chạy tại Mỹ.
Subaru ghi nhận mức cải thiện doanh số tăng 20% trong quý 2, nhưng cảnh báo rằng doanh số tháng 6 của họ bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu vi mạch đang diễn ra.
Mazda tiết lộ doanh số bán hàng quý 2 ở Mỹ tăng gần 29%. Cái tên duy nhất bị tiêu cực trên bảng xếp hạng doanh số của Mazda trong năm là mẫu CX-3, đã được được thay thế bằng CX-30.
Người Mỹ tăng sắm ôtô trong đại dịch
Trong khi nguồn cung về xe khan hiếm do thiếu chất bán dẫn, nhiều hãng vẫn có doanh số bán hàng cao và tăng trưởng trong quý II.
Lãi suất thấp, chính phủ kích cầu và ưu tiên xe cá nhân do đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy nhu cầu ôtô cá nhân ở Mỹ, ngay cả khi giá tăng do tồn kho giảm vì thiếu hụt chất bán dẫn trên toàn cầu. Theo các chuyên gia tư vấn từ J.D. Power và LMC Automotive, người tiêu dùng đang mua các loại xe đắt tiền hơn mặc dù mức chiết khấu nhỏ hơn, thúc đẩy lợi nhuận cho các nhà sản xuất ôtô và nhà bán lẻ.
Cheverolet Silverado mẫu bán tải bán chạy tại Mỹ. Ảnh: Cheverolet
Honda tăng trưởng dù mẫu Fit và Acura RLX đã ngừng sản xuất. Các mẫu xe như HR-V, CR-V, Passport và Ridgeline đều tăng hơn 50% doanh số trong năm 2021. Đối với phân nhánh Acura cũng nghi nhận sự tăng trưởng của ILX, MDX và TLX.
Stellantis (do PSA và Chrysler sáp nhập) cũng đón nhận tin tốt khi chỉ có Fiat giảm trong quý II. Ram tăng 31% trong năm với chiếc Silverado 1500 bán chạy và có doanh số sát nút so với F-Series của Ford.
Các thương hiệu cao cấp hoạt động tốt, mặc dù việc sản xuất chỉ đạt bằng lượng đơn hàng của năm trước. Trong 2021, BMW tăng trưởng hơn 51% và Audi là 60%.
Đối với Ford, Mustang Mach-E bán chạy hơn tất cả những chiếc Mustang chạy xăng cộng lại. Lượng tồn kho không đủ để bán do thiếu hụt chip. Riêng dòng F-Series đã giảm gần 30% trong tháng 6, Explor giảmer 38%, Escape giảm 40%, Edge giảm 53%, và hầu hết những chiếc Lincoln đều bị sụt giảm doanh số.
Toyota đã báo cáo mức tăng toàn công ty hơn 70% trong quý II và gần 45% cho 2021. Đóng góp vào doanh số đó là mẫu Highlander với mức tăng tới 70% trong tháng 6, RAV4 tăng dưới 6%.
GM có doanh số quý II tại Mỹ tăng 40% nhờ nhu cầu mạnh mẽ đối với các loại xe thể thao đa dụng của hãng và cho biết xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục vào năm 2022. Tổng doanh số dòng xe bán tải Silverado của Chevy tăng hơn 34% trong quý II và gần 10% trong năm do công ty phải vật lộn để giữ cho dây chuyền sản xuất mở mặc dù thiếu chip.
Hyundai cho biết doanh số tháng 6 vừa qua là kết quả tốt nhất từ trước đến nay của hãng tại Mỹ đã góp phần vào quý II cũng kỷ lục. Không có mẫu xe nào bị sụt giảm doanh số tính theo năm, tuy nhiên có khá nhiều mẫu xe sụt giảm trong tháng 6, bao gồm cả Palisade, có thể do hạn chế về nguồn cung.
Kia cũng đã phá vỡ các kỷ lục bán hàng trước đó của hãng tại Mỹ, đánh dấu nửa đầu năm tốt nhất của hãng cho đến nay. Đáng chú ý, Forte và Sportage ghi nhận doanh số nửa đầu năm tốt nhất, tăng 40% so với 2020.
Nissan phục hồi đáng kể trong quý II, với mức tăng 74% từ thương hiệu chính của mình và mức tăng hiếm hoi 11% đối với công ty con hạng sang Infiniti, nhãn hiệu đang gặp khó khăn kể cả khi không có dịch.
Mitsubishi cũng có quý II tăng trưởng đầy bất ngờ, tăng 106% so với cùng kỳ năm ngoái.
Volkswagen có mức tăng 72% trong quý II, phần lớn doanh số đến từ hai mẫu Atlas và Tiguan. Kết quả kinh doanh cả năm của VW cũng tương tự như vậy.
Subaru ghi nhận mức cải thiện 20% trong quý II, nhưng cảnh báo rằng doanh số tháng 6 của họ bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu vi mạch đang diễn ra. Doanh số bán hàng vẫn tăng hơn 20% trong năm 2021.
Mazda không có sự tăng trưởng trong quý II, nhưng tháng 6 doanh số đã có mức tăng gần 29%. Cái tên duy nhất có doanh số không tốt là Mazda CX-3 sẽ bị khai thử trong năm 2022, và được thay thế bằng CX-30.
Hơn 27.000 ôtô Honda tại Việt Nam dính lỗi bơm xăng Các xe chịu ảnh hưởng được sản xuất năm 2019, trong đó 2 dòng ôtô Honda bán chạy tại Việt Nam là City và CR-V chiếm đa số. Honda vừa thông báo thực hiện chương trình triệu hồi tại Việt Nam đối với 6 dòng xe, bao gồm City, Jazz, Civic, HR-V, CR-V và Accord. Tổng số lượng xe bị ảnh hưởng là...