Tiêu thụ quá nhiều nước không hề tốt cho sức khỏe
Cung cấp đủ nước cho cơ thể là cần thiết nhưng tiêu thụ quá nhiều nước cũng không tốt cho sức khỏe.
Mặc dù liên tục nghe được lời nhắc nhở về lợi ích của việc giữ nước, song uống đủ nước vẫn là một công việc khó khăn. Điều tương tự cũng đúng ngay cả sau khi đã có thói quen uống nhiều nước. Cần phải tự hỏi bản thân liệu rằng mình có đang uống nước đúng cách hay quá nhiều không.
Theo ông Kristin Koskinen, chuyên gia dinh dưỡng ở Richland, Washington (Mỹ), uống quá nhiều nước có thể dẫn đến một tình trạng gọi là hạ natri máu, làm giảm nồng độ natri trong máu đến mức nguy hiểm (Natri là một chất điện giải quan trọng đóng vai trò bảo vệ tuần hoàn của cơ thể, điều chỉnh nơi nước được phân phối khắp cơ thể và lượng nước được gửi đến bàng quang).
“Mặc dù việc nhiễm độc nước tương đối hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra nếu uống nước nhiều hơn những gì cơ thể cần” – ông Koskinen nói thêm.
Uống nước tốt cho cơ thể nhưng nếu uống quá nhiều lại không tốt
Các dấu hiệu cho thấy cơ thể đang có quá nhiều nước
Theo trang Mayo Clini, việc theo dõi màu sắc của nước tiểu và tần suất đi tiểu là cách sớm nhất mà cơ thể cảnh báo về tình trạng cơ thể đang quá nhiều nước. Màu nước tiểu thường dao động từ màu vàng nhạt đến màu trà, nhờ sự kết hợp của sắc tố urochrom và lượng nước đã uống. Nếu đi tiểu thường xuyên hơn thì đó là một dấu hiệu cho thấy đang uống quá nhiều nước hoặc chất lỏng nói chung trong một khoảng thời gian ngắn và cần phải giảm bớt.
Trung bình, một người đi tiểu 6-8 lần một ngày. Nếu uống nhiều nước hoặc cà phê, rượu thì đi tiểu khoảng 10 lần một ngày vẫn trong phạm vi bình thường, ông Koskinen nói.
Nếu công việc hoặc các hoạt động hàng ngày bị ảnh hưởng bởi việc đi vệ sinh quá nhiều, cứ sau vài giờ hoặc hơn thì nên xem xét giảm bớt việc tiêu thụ chất lỏng.
Khi giảm nhẹ, nồng độ natri thấp có thể không gây ra các triệu chứng đáng chú ý, Suzanne Dixon – chuyên gia dinh dưỡng Trung tâm Mesothelioma ở Portland, Oregon cho biết.
Nhưng khi chúng tiếp tục giảm do uống nhiều hơn khả năng bài tiết của cơ thể, nó có thể gây ra các triệu chứng như đầy hơi, đau đầu và buồn nôn. Thận có thể hạn chế lượng nước có thể bài tiết tại một thời điểm, tối đa là 800-1000 ml mỗi giờ. Bất cứ thứ gì vượt quá số lượng đó về cơ bản đều làm tắc nghẽn cơ thể.
Khi cơ thể tự loại bỏ lượng nước dư thừa, các tế bào phình ra để chứa nó và vì não được bao bọc trong hộp sọ, nó gần như không có chỗ cho bất kỳ sự giãn nở nào, từ đó có thể gây ra đau đầu và sương mù não. Còn nếu tỷ lệ nước-natri trong cơ thể vượt quá giới hạn khi có quá nhiều nước trong máu có thể gây buồn nôn. Cơ thể có thể cố gắng tiết ra lượng nước dư thừa để tìm lại sự cân bằng, chuyên gia dinh dưỡng Jackie Arnett Elnahar ở New York cho biết.
Hiện tại, dữ liệu không chính xác về mức độ natri trong máu gây ra các triệu chứng ban đầu này có thể thay đổi tùy theo từng người không. Đối với người bình thường, uống quá nhiều nước thường chỉ dẫn đến tăng thời gian đi vệ sinh. Nhưng nếu gặp phải các triệu chứng trên và muốn biết liệu thói quen uống nhiều nước có phải là thủ phạm hay không, việc cải thiện cách uống nước cũng giúp giải quyết điều này.
Làm thế nào để uống nước hợp lý
Video đang HOT
Mỗi người nên bắt đầu với 15 ml nước cho mỗi 0.5 kg trọng lượng cơ thể. Vì cơ bắp mang nhiều nước hơn chất béo, những người gầy hơn có thể bám sát con số này. Những người có nhiều mỡ trong cơ thể có thể giảm xuống nếu muốn sử dụng cách tính toán này.
Nhiều người đoán được một số lượng cốc nước mỗi ngày để đạt đủ mục tiêu. Đây là một cách tốt trong thời gian đầu nhưng vì mức độ uống nước dao động hàng ngày dựa trên thời tiết, chế độ ăn uống, các món ăn vặt khác và hoạt động như thế nào. Lượng nước uống nên được điều chỉnh cho phù hợp để không quá lạm dụng nó.
Một trong những cách dễ nhất để điều chỉnh thói quen uống nhiều nước là ngừng tập trung vào nước, và thay vào đó hãy tập trung vào các chất lỏng khác. “Chất lỏng không chỉ có nước, mà còn từ bất kỳ đồ uống nào, cũng như nhiều loại thực phẩm nữa” – ông Koskinen nói thêm.
Trang Mayo Clinic còn cho biết, khoảng 20 phần trăm lượng chất lỏng hàng ngày thường đến từ thực phẩm và phần còn lại là từ đồ uống.
Nếu súp, trái cây, rau, và sinh tố là một phần thiết yếu trong chế độ ăn kiêng thì không cần phải bổ sung các loại thực phẩm tan chảy ở nhiệt độ phòng hoặc dạng thạch (như: pudding, jelly). Trong khi đó, vào những ngày ăn đồ mặn (mỳ, thức ăn nhanh, khoai tây chiên…) có thể cần phải tăng lượng nước để cơ thể có thể duy trì trạng thái cân bằng.
Gần như bất kỳ đồ uống nào cũng có thể đáp ứng nhu cầu chất lỏng hàng ngày, kể cả cà phê. Nếu một người thường xuyên dùng caffeine, cơ thể họ thích nghi và cà phê sẽ ngừng hoạt động như thuốc lợi tiểu. Tuy nhiên, nếu không phải là người uống caffeine nhiều thì những chất lỏng này nên được tính vào lượng chất lỏng hàng ngày.
Ngoài ra, rượu và nước tăng lực không cung cấp thêm nước cho cơ thể con người. Rượu làm cho cơ thể mất nhiều nước hơn trong khi nước tăng lực chứa quá nhiều caffein nên chúng cũng hoạt động như một chất lợi tiểu.
Trong thời tiết nóng ẩm, cơ thể cần thêm nước nếu ở vùng khí hậu khô. Và nếu hoạt động nhiều hoặc tập thể thao, đo cân nặng trước và sau khi tập luyện cường độ cao có thể giúp biết được lượng nước mất đi một cách chính xác nhất có thể. “Sự khác biệt giữa hai trọng lượng giúp ước chừng được lượng nước đã mất” – Koskinen nói.
Đối với mỗi trọng lượng đã mất trong quá trình tập luyện, hãy uống khoảng hai cốc nước (hoặc đồ uống thể thao) để bổ sung, và cố gắng thực hiện trong vài giờ tiếp theo sau buổi tập.
Bí quyết để giữ nước
Mặc dù việc tính toán nhu cầu chất lỏng không phải là một cách hoàn toàn chính xác, nhưng cơ thể sẽ cho biết ngay khi cần bổ sung nước. Nước tiểu nên có màu vàng nhạt, nếu nó tối hơn thì cần uống thêm nước và nếu nó sáng hơn, hãy giảm bớt lại. Trong quá trình hoạt động hàng ngày, uống một hoặc hai cốc trong suốt một giờ sẽ giúp giữ nước mà không làm thận bị quá tải. Việc đó giúp giảm số lần phải đi tiểu trong ngày.
Hương Giang
Theo: Health/vietQ
Thanh lọc cơ thể bằng cách chỉ uống nước ép trái cây và nước trong 3 tuần, người phụ nữ nhận cái kết đắng
Một phụ nữ đã phải nhập viện do tổn thương não sau khi làm theo chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt là chỉ uống nước ép trái cây và nước trong 3 tuần.
Ở Israel, bạn không cần phải có bất kỳ bằng cấp nào để gọi cho mình một nhà trị liệu và đưa ra lời khuyên về sức khỏe. Chính vì vậy mới có trường hợp đáng buồn như trên.
Theo thông tin chia sẻ trên trang Ha Hadashot 12, nghe lời một "nhà trị liệu thay thế" ở Tel Aviv, Israel, người phụ nữ tầm 40 tuổi (giấu danh tính) này đã tình nguyện thực hiện chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt là chỉ tiêu thụ nước ép trái cây và nước. Sau 3 tuần, cô phải nhập viện tại Trung tâm y tế Sheba ở Tel Hashomertrong tình trạng suy dinh dưỡng cấp tính, tổn thương não khó phục hồi.
Một phụ nữ đã phải nhập viện do tổn thương não sau khi làm theo chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt là chỉ uống nước ép trái cây và nước trong 3 tuần.
Người phụ nữ không may mắn này được cho là bị nhiễm độc nước, hay hạ natri máu, tức là có lượng natri trong máu thấp.
Các bác sĩ đã theo dõi bệnh tình của cô trong vài ngày và lo lắng rằng những tổn thương đó có khả năng là vĩnh viễn. Bây giờ cô nặng chưa tới 40kg và cũng gặp phải vấn đề nghiêm trọng là mất cân bằng muối trong cơ thể.
Nhiễm độc nước hay hạ natri máu nguy hiểm thế nào?
Natri, hoặc muối, rất quan trọng đối với cơ thể, bởi vì nó chịu trách nhiệm điều chỉnh mức chất lỏng bên trong và bên ngoài các tế bào trong cơ thể. Khi nồng độ muối giảm quá thấp, chất lỏng sẽ di chuyển vào các tế bào của chúng ta và điều đó khiến các tế bào sưng lên.
Khi điều đó xảy ra trong não, nó có thể gây ra thiệt hại và có khả năng đe dọa tính mạng. Sự tích tụ chất lỏng dư thừa trong não được gọi là phù não, có thể ảnh hưởng đến thân não và gây rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương.
Trong trường hợp nghiêm trọng, nhiễm độc nước có thể gây co giật, tổn thương não, hôn mê và thậm chí tử vong.
Thông thường, nhiễm độc nước có thể gặp ở những người tham gia các hoạt động kiện thể thao như chạy marathon hoặc những người bị đau dạ dày và cố gắng bù nước bằng nước chứ không phải điện giải. Tuy nhiên, nhiễm độc nước cũng có thể là kết quả của loại chế độ ăn uống "thải độc" (detox) cực đoan này - mặc dù những trường hợp này rất hiếm.
Nhiễm độc nước cũng có thể là kết quả của loại chế độ ăn uống "thải độc" (detox) cực đoan.
Theo Mayo Clinic, hạ natri máu là tình trạng hàm lượng natri trong máu của bạn quá thấp và tiêu thụ quá nhiều nước được coi là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc này. Điều này có thể khiến các tế bào trong cơ thể sưng lên, do đó, có thể gây ra các tác động nhẹ đến đe dọa tính mạng. Một số triệu chứng hạ natri máu bao gồm:
- Buồn nôn và ói mửa
- Đau đầu
- Có sự nhầm lẫn trong nhận thức
- Mất năng lượng, buồn ngủ và mệt mỏi
- Bồn chồn và cáu kỉnh
- Yếu cơ, co thắt hoặc chuột rút
- Động kinh
- Hôn mê.
Mọi ý kiến cho rằng cơ thể con người có thể được giải độc bằng ép trái cây là không chính xác.
Detox kéo dài là "không cần thiết"
Rhiannon Lambert, người đứng đầu tổ chức dinh dưỡng Harley Street Nutrition, đã nói với The Sun rằng mọi ý kiến cho rằng cơ thể con người có thể được giải độc bằng ép trái cây là không chính xác: "Cơ thể chúng tôi được thiết kế một cách tự nhiên để loại bỏ độc tố qua gan và thận - việc làm sạch nước trái cây sẽ không thực hiện giải độc như vậy".
Mặc dù không có bằng chứng nào cho thấy việc thải độc có tác dụng tốt với bạn, nhưng cũng không có bằng chứng nào cho thấy điều đó là xấu cả. Trong thực tế, đối với một số người, nó có thể được thực hiện bằng cách ăn uống lành mạnh.
Nhưng nếu bạn có tiền sử ăn uống không điều độ, thì việc từ chối thực phẩm rắn như người phụ nữ nói trên sẽ là một ý tưởng cực kỳ tồi tệ.
Chuyên gia dinh dưỡng nói với The Sun rằng cô không phải là một fan hâm mộ của nước ép trái cây vì chúng là một nguồn "fructose nguyên chất". "Tất cả chúng ta đều muốn một bí quyết giảm cân rất nhanh. Chúng ta béo lên sau nhiều năm ăn sai loại thực phẩm và tất cả đều hy vọng sẽ giảm được cân trong vòng vài ngày hoặc vài tuần, điều này thực tế là không khả thi. Tôi thích khách hàng của mình áp dụng thay đổi chế độ ăn kiêng lâu dài hơn là những thay đổi nhanh chóng mà kết quả là ít hoặc không liên quan đến sức khỏe".
Theo Helino
Lời cảnh báo tuyệt vọng của người mẹ sau khi con gái nhỏ suýt chết vì uống nước Con gái 11 tháng tuổi bị nôn mửa, lờ đờ, khó thở đến khi đưa vào viện người mẹ như chết lặng người đi và không tin nổi vào nguyên nhân. Nhiều lời khuyên được đưa ra đó là không nên cho trẻ uống nước trước khi các bé chưa được 6 tháng tuổi. Ngay cả khi bé đã 6 tháng tuổi thì...