Tiêu Tết hết 34 triệu nhưng cô gái này vẫn khiến mọi người phải khen vì 1 chi tiết
“Tết này tiêu hết bao nhiêu?” có lẽ là nỗi băn khoăn thường trực của không ít người tại thời điểm này.
Mới đây, trong 1 cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức quản lý tài chính cá nhân, chia sẻ của 1 cô gái về việc dự trù tiền tiêu Tết, đã khiến không ít người phải nể và khen ngợi vì tư duy vun vén, chi tiêu đâu ra đấy!
Ảnh minh họa
“Đây là câu chuyện chi tiêu ngày Tết của mình, mình U30, chồng mình U35. Chúng mình rất thích Tết vì chỉ có Tết mới được nghỉ dài ngày. Và đây là cách chi tiêu Tết của nhà mình.
- Thưởng Tết của 2 vợ chồng: 50 triệu.
- Biếu ông bà nội – ngoại: 20 triệu (nhà nội 10 triệu, nhà ngoại 10 triệu).
- Lì xì ông bà nội – ngoại: 2 triệu (mỗi người 500k)
- Lì xì cho các cháu: 5-7 triệu
- Bánh kẹo, đào quất, hoa Tết: 2 triệu
- Mua sắm quần áo: 2 triệu
- Di chuyển đi lại: 1 triệu tiền xăng ô tô
Dự chi như vậy hết khoảng 32-34 triệu, nhưng thực tế có thể sẽ ít hơn” – Cô chia sẻ.
Bên cạnh khác khoản chi dịp Tết, cô còn cho biết khoản tiền lì xì Tết của con, cô sẽ dùng để tiết kiệm cho con chứ không lấy ra để bù vào khoản tiền lì xì mà 2 vợ chồng đã chi để mừng tuổi ông bà, các cháu. Đồng thời, cô cũng nhấn mạnh quan điểm tận hưởng Tết của gia đình, Tết là dịp để nghỉ ngơi, nên không quá đặt nặng chuyện sắm Tết rình rang, hay bày vẽ chuyện ăn uống. Như vậy vừa đỡ vất vả, vừa không tốn kém.
Trong phần bình luận của bài đăng, nhiều người đồng tình và tán thưởng quan điểm chi tiêu và nghỉ Tết của cô vợ này.
Video đang HOT
“Cùng quan điểm với gia đình mình. Tết là dịp nghỉ, đi thăm hỏi nhau chứ không phải mua sắm thật nhiều dồn vào Tết”
Tiêu Tết muốn tiết kiệm, cần lên kế hoạch chi tiêu, mua sắm thế nào?
Để chủ động hơn trong việc chuẩn bị tiền tiêu Tết nói riêng, và trong vấn đề tài chính nói chung, bạn có thể tham khảo 2 gợi ý dưới đây.
1 – Tiết kiệm ít tiền tiêu Tết càng sớm càng tốt
Người độc thân sẽ không tiêu Tết giống người đã có gia đình, số tiền cần tiết kiệm để tiêu Tết vì thế cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, dù đang ở trạng thái nào đi chăng nữa, bạn vẫn có thể dự trù, áng chừng ngân sách tiêu Tết bằng việc rạch ròi từng khoản chi cụ thể:
- Tiền đi lại (cả 2 chiều)
- Tiền lì xì (ông bà, bố mẹ, các cháu, con của bạn bè,…)
- Tiền chăm sóc bản thân (mua quần áo, làm tóc, làm nail,…)
- Tiền mua thực phẩm (bánh chưng, gà, giò chả,…)
Ảnh minh họa
Sau khi liệt kê tất cả các nhu cầu của bản thân (và gia đình) trong dịp Tết cùng mức ngân sách cho từng khoản, nếu cảm thấy tổng số tiền hơi cao, bạn có thể tiếp tục rà lại từng nhu cầu, để tìm ra những mục có thể cắt giảm. ví dụ như giảm tiền mua quần áo và tiền làm nail trong mục “Tiền chăm sóc bản thân” chẳng hạn.
Khi đã chốt được mức ngân sách cuối cùng, bạn đem chia cho 12, là sẽ biết số tiền mình cần tiết kiệm mỗi tháng để đón Tết chủ động, đỡ áp lực tài chính.
2 – Không tiêu hết thưởng Tết
Nếu đã có sự chuẩn bị, tiết kiệm được tiền tiêu Tết từ trước, khoản tiền thưởng Tết có lẽ sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến cả cái Tết của bạn. Lúc này, đừng vung tay tiêu sạch tiền thưởng Tết. Thay vào đó, hãy tiết kiệm chính số tiền thưởng Tết ấy, để dành làm ngân sách tiêu Tết cho Tết sang năm, hoặc không, cũng coi như là một khoản tiền phòng thân.
Giống như gia đình trong câu chuyện phía trên, dù tiêu Tết tốn hơn 30 triệu, nhưng họ cũng không tiêu hết tiền lương tháng trước Tết và cả tiền thưởng Tết. Lý tưởng nhất vẫn là dùng tiền thưởng Tết để tiết kiệm, nhưng nếu chưa thể làm được việc đó, đừng quên để dành ra 1 khoản để trang trải cuộc sống sau Tết, vì nghỉ Tết xong, kỳ lương tiếp theo vẫn còn cách chúng ta gần 1 tháng.
Nếu tiêu hết cả tiền rồi, 1 tháng ấy, hẳn sẽ có phần khó khăn lắm.
1 bức ảnh của cô gái thu nhập chưa đến 10 triệu khiến ai cũng nể
Dù chưa tốt nghiệp Đại học, nhưng năm nay đã là cái Tết thứ 3, Ngọc Bình có thể biếu bố mẹ 10 triệu tiêu Tết.
"Năm nay biếu Tết bố mẹ bao nhiêu?" tưởng chừng chỉ là câu chuyện, là nỗi bận tâm của những người đã đi làm, bởi chúng ta thường nghĩ người đi làm mới có thể tự chủ tài chính, chứ sinh viên học sinh, còn đang phải nhận tiền chu cấp của phụ huynh hàng tháng, thì lấy đâu ra tiền mà biếu bố mẹ tiêu Tết.
Đương nhiên, suy nghĩ ấy có thể đúng với phần lớn mọi người, nhưng với Ngọc Bình - Cô bạn sinh năm 2002, hiện đang là sinh viên Y5, thì khác.
Từ năm 2 Đại học đã không phải xin tiền bố mẹ, Tết còn biếu bố mẹ thêm 10 triệu
Dù học Y, kiến thức rất nặng, lịch thi lẫn lịch trực cứ chồng chéo triền miên, nhưng Ngọc Bình cho biết cô vẫn sắp xếp được thời gian để đi làm thêm, vừa là để kiếm được tiền, vừa là để trau dồi kiến thức chuyên môn.
Ảnh minh họa
Hiện tại, Ngọc Bình đang là trợ lý chuyên môn cho 1 người thầy là Bác sĩ, Tiến sĩ, đồng thời, cô bạn còn là gia sư môn Hóa cho 1 em học sinh lớp 10.
"Ngày xưa mình học chuyên Hóa, nên việc đi dạy gia sư cũng không tốn của mình nhiều thời gian soạn bài. Không biết các bạn sinh viên học các chuyên ngành khác thì sao, chứ sinh viên Y tụi mình, nếu đã tìm được thầy để theo học và làm, thì gần như áp lực thi cử có nặng cỡ nào, chúng mình cũng không bỏ việc làm trợ lý cho các thầy. Lương chỉ là một phần thôi, quan trọng hơn là các thầy sẽ dạy và hướng dẫn cho mình thêm những kiến thức mà trong trường chưa dạy".
Ngọc Bình chia sẻ và tiết lộ tiền hàng tháng, cô kiếm được 9,6 triệu đồng từ việc làm trợ lý chuyên môn cho thầy và đi dạy gia sư.
Từ hồi còn là sinh viên năm 2, Ngọc Bình đã không phải xin tiền bố mẹ hàng tháng để trang trải chi tiêu, cuộc sống ở Hà Nội. Bố mẹ chỉ hỗ trợ cô tiền học phí. Các chi phí còn lại, Ngọc Bình đều tự chi hết.
Cô bạn cho biết: "Hồi năm 2, mình chưa đi làm cho thầy, chủ yếu đi gia sư, dạy 3 học sinh 1 lúc nên cũng kiếm được khoảng 5-6 triệu/tháng. Từ năm 3, mình mới đi làm cho thầy nên thu nhập mới tăng, trước đó chỉ đủ tiêu thôi chứ không có dư.
Trung bình 1 tháng mình sẽ tiết kiệm được ít nhất 2,4 triệu đồng. Tháng nào không có việc phát sinh và không mua sắm nhiều thì mình có thể tiết kiệm được 3 - 3,2 triệu đồng. Với thi thoảng bố mẹ cũng bắn cho mình ít tiền, cỡ 800k - 1 triệu để tiêu vặt, nhưng mình cũng chẳng tiêu mấy nên đến Tết là mình đều biếu bố mẹ 10 triệu ".
Thu nhập cũng như các khoản chi tiêu, tiết kiệm của Ngọc Bình trong 1 tháng
Bức ảnh chụp lại các khoản thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm của Ngọc Bình khiến ai cũng nể.
Trung bình 1 ngày chỉ ngủ 4-5 tiếng, bận đến mức... không có thời gian tiêu tiền nên tự nhiên lại tiết kiệm được
Đang đi học mà đã "bận đến mức không có thời gian tiêu tiền", chuyện nghe chừng có vẻ lạ lùng này, lại là tình trạng chung của các bạn sinh viên trường Y.
"Ngoài việc đi học trên trường, đến năm 4 là chúng mình phải đi trực và đi lâm sàng rồi, lịch thi cũng dày hơn nên nếu đi làm thêm nữa, thì thực sự là không có thời gian rảnh để mà ăn chơi tiêu tiền luôn ấy. Mình nghĩ là ai học Y cũng quen với cảnh này thôi, sinh viên Y mà, ngày ngủ 4-5 tiếng là chuyện bình thường" - Ngọc Bình vừa cười vừa kể.
Cô cũng thừa nhận bản thân đi làm để kiếm được tiền và trau dồi kiến thức, nhưng việc tiết kiệm được tiền thì là do "hoàn cảnh đẩy đưa", chứ ban đầu, Ngọc Bình chỉ đặt ra mục tiêu kiếm đủ tiền để trang trải cuộc sống sinh viên, hoàn toàn không nghĩ tới việc tiết kiệm được tiền.
Ảnh minh họa
Dù không quá nghiêm túc với việc tiết kiệm được tiền, nhưng Ngọc Bình vẫn luôn tự nhắc nhở bản thân không được chi tiêu quá đà, và để làm được điều đó, cô luôn tuân thủ 2 nguyên tắc sau.
1 - Đi thư viện thay vì cà phê học bài
"Thư viện trường mình cho sinh viên vào ngồi học miễn phí, không mất tiền nên chúng mình hay rủ nhau ra thư viện học bài, vừa đỡ tốn kém, vừa có không khí tinh thần học tập, chứ ra quán cà phê thì vừa tốn tiền, vừa dễ mất tập trung".
2 - Rủ bạn cùng phòng cùng ăn ngoài, cùng dùng chung đồ skincare
"Cả 2 đứa mình cùng học Y, cùng đi làm thêm nữa xong lại còn ôn thi, nên chẳng còn thời gian tự nấu cơm. Chúng mình rủ nhau cùng đặt đồ ăn về nhà, rồi cùng ăn và cùng chia tiền. Hôm nào đi trực thì rủ bạn trực cùng đặt đồ ăn, tính ra cũng không tốn kém hơn tự nấu là mấy, mà còn tiết kiệm được thời gian đi chợ, nấu nướng dọn dẹp.
Ngoài ra chúng mình cũng rủ nhau mua chung đồ skincare, và chỉ dùng đồ bình dân thôi cho đỡ tốn kém. Nói chung là chung được cái gì, chúng mình đều dùng chung hết cho đỡ tốn tiền".
Đám cưới sau đám hỏi cả thập kỉ: Cô dâu tự tay chuẩn bị tất cả, nghi lễ xuất hiện 2 nhân vật vô cùng đặc biệt Và sau cả thập kỉ chờ đợi, cuối cùng họ đã có 1 đám cưới đúng nghĩa và đúng mong muốn bấy lâu. Đám cưới là ngày trọng đại của cuộc đời mỗi người. Chính vì thế các cặp đôi đều muốn ghi dấu ấn 1 cách khác biệt nhất. Đám cưới có đến 4 "nhân vật chính" của cô dâu Bảo Trinh...