Tiểu sử Thơ Nguyễn – “Thánh nữ” youtube hàng đầu tại Việt Nam
Tìm hiểu Thơ Nguyễn là ai? Cô là youtuber nổi tiếng chuyên làm các clip dành cho trẻ em với nội dung: hướng dẫn cho trẻ làm đồ ăn tại nhà, review đồ chơi …
Thơ Nguyễn là ai
Thời gian gần đây, cái tên Thơ Nguyễn được nhắc đến rất nhiều trên MXH, cô nàng được biết đến là thần tượng của các em nhỏ. Đi cùng với đó, cư dân mạng thường châm chọc gọi cô với biệt danh ‘thánh nữ’. Tuy nhiên, khi tìm hiểu sâu thì không ít người phải giật mình vì phát hiện ‘thánh nữ’ là chủ một kênh youtube hàng đầu Việt Nam với lượng người theo dõi không hề thua kém nghệ sĩ nào. Vậy thông tin, sự nghiệp và đời tư của cô như thế nào? Hãy cùng OHMAN tìm hiểu ngay tại đây nhé!
Youtuber Thơ Nguyễn – Chuyên làm video dành riêng cho trẻ em
Tiểu sử Thơ Nguyễn
Tên thật: Nguyễn Hồng Thơ
Sinh năm: 1992
Nơi sinh: Bình Dương
Học vấn: Cử nhân ngành Luật quốc tế trường ĐH Luật TP.HCM
Nghề nghiệp: Kinh doanh các sản phẩm đồ chơi cho trẻ em, Youtuber
Con đường sự nghiệp của ‘thánh nữ’ chị Thơ Nguyễn như thế nào?
Video đang HOT
Khác với những youtuber khác, thay vì lựa chọn làm video hướng đến giới trẻ thì Thơ Nguyễn lại chọn đối tượng là thiếu nhi. Video đầu tiên của cô được đăng tải vào năm 2016 đã hấp dẫn không ít fan nhí yêu thích và chia sẻ. Các clip của Thơ Nguyễn theo đánh giá chung của mọi người đều mang phong cách dí dỏm, đáng yêu, nội dung mới lạ và khá phong phú: hướng dẫn dạy nấu ăn, review đồ chơi, vượt qua những thử thách vui nhộn,…
Ít ai biết rằng, trước khi làm youtuber cô từng làm việc trong một ngân hàng lớn. Tuy nhiên do công việc khá nhàm chán nên Thơ Nguyễn quyết định rẽ hướng sang kinh doanh và sản xuất các video dành riêng cho trẻ em. Ban đầu, số lượng người biết đến kênh không nhiều. Dù vậy, các sản phẩm đều được đầu tư kĩ lưỡng từ kịch bản đến công cụ quay, chỉnh,…
Không lâu sau đó, thành công đã mỉm cười với cô khi các clip đều đạt được hơn 1 triệu lượt xem chỉ trong vài ngày đăng tải. Nhờ đó mang lại thu nhập khủng cho Thơ Nguyễn. Tuy nhiên, năm 2017 cô nhận không ít gạch đá từ cư dân mạng do có âm thanh nhạy cảm trong video “Tắm trong bồn thạch”. Không ít người đã nhân cơ hội này cắt ghép hình ảnh không lành mạnh để câu like, câu view.
Sau sự cố, cô đã xóa bỏ clip và lưu ý hơn khi sáng tạo nội dung cho trẻ em. Hiện nay, kênh youtube Thơ Nguyễn đã đạt 6.73 triệu người theo dõi. Đứng top 5 kênh Youtube có lượng subscribe lớn nhất Việt Nam. Kênh Fanpage trên Facebook của cô cũng có hơn 300.000 lượt thích và theo dõi.
Thu nhập mỗi tháng của Thơ Nguyễn là bao nhiêu?
Ngoài công việc làm youtuber, Thơ Nguyễn còn là chủ của một cửa hàng chuyên cung cấp các sản phẩm đồ chơi cho trẻ em. Theo ước tính của những người có kinh nghiệm, thu nhập mỗi tháng từ youtube và kinh doanh của cô vào khoảng 300 – 500 triệu đồng/ tháng.
Tình cảm của ‘thánh nữ’ youtuber như thế nào?
Hiện tại, chuyện tình cảm của ‘thánh nữ’ youtube chị Thơ Nguyễn vẫn đang là chủ đề được nhiều người quan tâm. Được biết cô vẫn còn đang độc thân.
Hình ảnh mới nhất của chị Thơ Nguyễn
Có thể nói, Thơ Nguyễn là một trong số ít những youtuber thành công trong lĩnh vực mới. Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã có cái nhìn rõ hơn về chị Thơ Nguyễn là ai? Nghề nghiệp cũng như thu nhập, tình cảm của ‘thánh nữ’ youtube này rồi đúng không? Bạn thấy sao về cô gái này? Hãy cùng chia sẻ với Oh!man ngay nhé!
Nguồn ảnh: Internet
Theo ohman
Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp đào tạo thạc sĩ chưa đúng quy định
Tất cả các lớp đều có văn bản đồng ý của Ủy ban nhân dân tỉnh, nhưng chưa có văn bản cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo là chưa đúng quy định.
Như Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã thông tin, ngày 27/9/2019, ông Nguyễn Huy Bằng - Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký kết luận 110/KL-Ttr, về việc thanh tra hành chính tại Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
Phối hợp tổ chức đào tạo thạc sĩ chưa đúng với quy định
Kết quả kiểm tra, xác minh, kết luận thanh tra này đưa ra tại điểm c, mục 1.3 của phần III cho biết, việc tổ chức đào tạo thạc sĩ bên ngoài cơ sở, trong thời kỳ thanh tra, nhà trường là đơn vị chủ trì, phối hợp với 14 đơn vị tuyển sinh, tổ chức đào tạo chương trình thạc sĩ của 5 ngành, với tổng số 40 lớp đào tạo thạc sĩ.
Các lớp này được tổ chức tại các tỉnh Bình Dương, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Phan Thiết (Bình Thuận), Cần Thơ, Phú Yên, phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum, Sóc Trăng và Vĩnh Long.
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (Ảnh minh họa: báo Phụ nữ TPHCM)
Qua kiểm tra hồ sơ cho thấy, tất cả các lớp đều có văn bản đồng ý của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, nhưng chưa có văn bản cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo là chưa đúng quy định tại khoản 2, điều 23 của Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ, ban hành kèm theo thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT, công văn 1761/BGDĐT-GDĐH ngày 15/4/2015 về việc hướng dẫn thực hiện khoản 2, điều 23 của quy chế này.
Theo báo cáo của nhà trường, việc trường phối hợp với các đơn vị tổ chức tuyển sinh, đào tạo trình độ thạc sĩ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ, năng lực của các cán bộ tư pháp ở tại các địa phương.
Trên cơ sở văn bản của lãnh đạo các tỉnh về việc đào tạo thạc sĩ Luật cho các cán bộ thuộc diện quy hoạch là cán bộ của tỉnh, nhà trường phối hợp với các cơ sở giáo dục thuộc tỉnh có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ, trang thiết bị để tổ chức tuyển sinh, đào tạo theo đúng quy định.
Hàng năm, trường có báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về hoạt động phối hợp đào tạo trình độ thạc sĩ.
Tổ chức bồi dưỡng, ôn tập, thi và cấp chứng chỉ tiếng Anh chưa đúng quy định
Trong thời kỳ thanh tra, nhà trường chưa được phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổ chức bồi dưỡng, ôn tập, tổ chức thi, cấp chứng chỉ tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, nhưng trường vẫn thực hiện việc liên kết với Trung tâm VASS để tổ chức ôn tập, thi, cấp chứng chỉ là chưa đúng quy định tại thông báo kết luận của Bộ giáo dục và Đào tạo, điều 6, thông tư 23/2017/TT-BGDĐT.
Chứng chỉ được cấp cho người học là chứng chỉ theo mẫu của trường, không đúng theo mẫu quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo.
Theo báo cáo, trường chỉ cho phép chứng chỉ này lưu hành trong nội bộ nhà trường.Tuy nhiên, việc trường xét miễn thi ngoại ngữ đối với những thí sinh có chứng chỉ này trong tuyển sinh đầu vào thạc sĩ là không đúng với quy định tại điểm d, khoản 3, điều 5 thông tư 15/2014/TT-BGDĐT.
Trường chưa chú trọng công tác quản lý phôi, cấp phát chứng chỉ theo quy định tại thông tư 19/2015/TT-BGDĐT. Tại thời điểm kiểm tra, trường không cung cấp được hồ sơ in phôi chứng chỉ, việc bàn giao phôi chứng chỉ không có biên bản.
Phương Linh
Theo giaoduc.net
Sinh viên luật tìm hiểu cách tránh thai, dùng bao cao su Sáng 5-10, hơn 1.000 sinh viên (SV) Trường ĐH Luật TP.HCM đã đến tham dự chương trình "Bí mật sáng thứ 7" với chủ đề "Giáo dục sức khỏe giới tính toàn diện". Hoạt động do trường này phối hợp cùng Trung tâm ICS, tổ chức bảo vệ và thúc đẩy quyền con người LGBT tại Việt Nam, tổ chức nhằm trang bị...