Tiểu sử tân lãnh đạo cơ quan nhân quyền Liên hợp quốc
Ngày 10/8, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua việc bổ nhiệm cựu Tổng thống Chile Michelle Bachelet làm người đứng đầu cơ quan nhân quyền của Liên hợp quốc.
Theo vietnamplus
120 nước Liên Hợp Quốc hiệp đồng lên án Israel dùng vũ lực ở Gaza
Hôm ngày 13.6, một nghị quyết lên án Israel về cái chết của người Palestine ở Gaza đã được 120 quốc gia ủng hộ tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. Ngoài ra, Đại hội đồng đã bác bỏ dự thảo sửa đổi của Mỹ đổ lỗi cho Hamas về bạo lực.
Video đang HOT
Ít nhất 129 người Palestine bị Israel bắn chết trong các cuộc biểu tình gần biên giới với Gaza kể từ cuối tháng 3. Không người Israel nào thiệt mạng. Ảnh: AFP.
Nghị quyết được các nước Arab hậu thuẫn phản đối việc Israel sử dụng "vũ lực quá mức, không tương xứng và bừa bãi" với người dân Palestine, đồng thời kêu gọi các biện pháp bảo vệ người Palestine ở Gaza và khu vực Bờ Tây bị chiếm đóng, theo AFP.
Ít nhất 129 người Palestine bị Israel bắn chết trong các cuộc biểu tình gần biên giới với Gaza kể từ cuối tháng 3. Không người Israel nào thiệt mạng.
Algeria và Thổ Nhĩ Kỳ - thay mặt cho các quốc gia Arab và Hồi giáo - trình bày nghị quyết lên án Israel. Nghị quyết này nhận được 120 phiếu thuận tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc 193 thành viên, với 8 phiếu chống và 45 phiếu trắng.
Đại sứ Mỹ Nikki Haley bác bỏ nghị quyết là "một chiều" và cáo buộc các nước Arab đang tìm cách ghi điểm chính trị khi lên án Israel tại Liên Hợp Quốc.
Pháp là một trong 12 nước EU ủng hộ nghị quyết, nhưng Anh cùng với Italia, Ba Lan và 13 nước thành viên EU khác bỏ phiếu trắng. Nga và Trung Quốc đã bỏ phiếu ủng hộ.
Trong khi đó, Australia, quần đảo Marshall, Micronesia, Nauru, quần đảo Solomon và Togo đứng về phía Mỹ và Israel để bỏ phiếu chống nghị quyết.
Các nước Arab hậu thuẫn cho dự thảo chỉ trích Israel đã chuyển dự thảo sang bỏ phiếu tại Đại hội đồng Liên Hợp quốc sau khi Mỹ sử dụng quyền phủ quyết để chặn nghị quyết được thông qua tại Hội đồng Bảo an hôm 1.6. Không giống như Hội đồng Bảo an, các nghị quyết được Đại hội đồng thông qua không ràng buộc và không có quyền phủ quyết.
Nghị quyết này cũng có nội dung yêu cầu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres soạn thảo các đề xuất thiết lập "cơ chế bảo vệ quốc tế" cho người Palestine ở Gaza và Bờ Tây.
Cơ chế này có thể thiết lập một phái đoàn quan sát viên đến một lực lượng gìn giữ hòa bình hoạt động đầy đủ. Tuy nhiên, bất kỳ phương án nào cũng đòi hỏi sự ủng hộ từ Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc - nơi Mỹ có quyền phủ quyết.
"Chúng tôi đang yêu cầu một điều đơn giản. Chúng tôi muốn người dân của mình được bảo vệ", Đại sứ Palestine Riyad Mansour phát biểu trước hội đồng.
Đại sứ Israel Danny Danon trong khi đó chỉ trích biện pháp này như là một "nỗ lực lấy đi quyền tự vệ căn bản của chúng tôi". Ông cảnh báo các đại sứ rằng với việc ủng hộ nghị quyết, "các vị đang trao quyền cho Hamas".
Trong khi đó, một dự thảo sửa đổi do Mỹ thực hiện nhằm lên án Hamas về "kích động bạo lực" dọc theo biên giới với Gaza đã thất bại trong việc giành được đa số 2/3 cần thiết để được thông qua. Dự thảo lên án Hamas của Mỹ nhận được 62 phiếu ủng hộ, 58 phiếu chống và 42 phiếu trắng.
HẠ ANH
Theo Laodong
128 thành viên Liên Hợp Quốc phản đối Mỹ công nhận Jerusalem 128 thành viên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 21/12 đã bỏ phiếu ủng hộ dự thảo nghị quyết kêu gọi Mỹ rút lại quyết định công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel. 128 thành viên Liên Hợp Quốc phản đối Mỹ công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel (Ảnh: AP) Reuters dẫn kết quả bỏ phiếu tại Đại hội...