Tiểu sử nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo Chính phủ trong suốt 15 năm đầu của chặng đường đổi mới đất nước với 6 năm làm Phó Thủ tướng, 9 năm làm Thủ tướng Chính phủ…
Nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải quê tại xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP.HCM. Ông tham gia phong trào cách mạng rất sớm (từ năm 1947, gia nhập Đội Thiếu nhi cứu quốc của xã), vào Đảng khi chỉ mới 26 tuổi. Đến năm 1954 ông tập kết ra Bắc, làm công tác nông thôn.
Cụ thể, từ năm 1947-1954, ông tham gia phong trào kháng chiến chống Pháp tại miền Nam. Từ năm 1954-1960, tập kết ra miền Bắc, làm công tác nông thôn.
Giai đoạn 1960-1965, ông học tập tại Trường ĐH Kinh tế quốc dân Moscow (Liên Xô trước đây).
Từ năm 1965 tới 1972, công tác tại Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước. Từ năm 1973 tới 1975, công tác tại Uỷ ban Thống nhất của Chính Phủ.
Ông cũng có thời gian dài đảm nhiệm các chức vụ khác nhau tại TPHM. Từ năm 1976 tới 1978, ông là uỷ viên Ban chấp hành Đảng bộ, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch TPHCM. Trong 6 năm tiếp theo, từ 1979 tới tháng 6/1985, ông là uỷ viên thường vụ Ban chấp hành Đảng bộ, Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân, kiêm chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch TPHCM. Từ tháng 7/1985 tới 8/1989 ông đảm nhiệm chức vụ Phó bí thư thành uỷ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân TP HCM.
Trong giai đoạn này, ông trở thành Uỷ viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng (năm 1982) rồi thành Uỷ viên chính thức Ban chấp hành Trung ương Đảng (năm 1984).
Từ tháng 3/1989-8/1991, ông ra Hà Nội làm Chủ nhiệm Uỷ ban kế hoạch Nhà nước. Ông được bầu làm Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng tại kỳ họp QH lần thứ 9, Quốc hội khoá VIII. Cũng trong kỳ Đại hội Đảng lần thứ 7, đầu năm 1991, ông được bầu làm Uỷ viên Bộ Chính trị
Tháng 9/1992, ông được Quốc hội khoá X phê chuẩn làm Phó Thủ tướng Chính phủ. Trong bài phát biểu nhậm chức khi đó, Thủ tướng Phan Văn Khải bày tỏ, ông tâm niệm, học tập các bậc đàn anh đi trước kinh nghiệm chuyển giao nhiệm vụ cho thế hệ kế tiếp, thực hiện sự chuyển tiếp đúng lúc, bảo đảm thế ổn định và không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Chính phủ. Đó là nhiệm vụ mà ông xác định phải thực hiện tốt trong nhiệm kỳ công tác mới của mình, sau 6 năm giữ cương vị Phó Thủ tướng Chính phủ.
Sau nhiệm kỳ Quốc hội khoá X, tháng 7/2002, ông tiếp tục được bầu làm Thủ tướng Chính phủ tại kỳ họp thứ nhất QH khoá XI.
Ông đảm nhiệm chức vụ Thủ tướng Chính phủ trong 9 năm.
Video đang HOT
Tháng 6/2006, trước Quốc hội, ông xin từ nhiệm sớm 1 năm trước khi kết thúc nhiệm kỳ thứ 2 đảm nhiệm cương vị người lãnh đạo đứng đầu Chính phủ, thực hiện việc chuyển giao sớm cho người kế nhiệm – Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước thềm Đại hội lần thứ 9 của Đảng.
Đảm nhiệm cương vị Phó Thủ tướng rồi tới Thủ tướng Chính phủ trong 15 năm đầu của chặng đường đổi mới, ông Phan Văn Khải được đánh giá là người lãnh đạo tích cực và quyết tâm xây dựng thể chế theo tinh thần đổi mới, phát huy khả năng của mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân, đi đôi với mở cửa, hội nhập quốc tế.
Ông là người có công đầu trong việc xây dựng luật Doanh nghiệp 1999, tạo tiền đề phát triển cho khu vực kinh tế tư nhân. Ông là người nỗ lực thúc đẩy tiến trình Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới. 5 tháng sau thời điểm ông xin từ nhiệm sớm, Việt Nam chính thức ký nghị định thư tham gia WTO (tháng 11/2006) sau quá trình 11 năm đàm phán kể từ thời điểm đệ đơn gia nhập (năm 1995).
Ông là lãnh đạo cấp cao đầu tiên của nước CHXHCN Việt Nam thăm chính thức Hoa Kỳ kể từ năm 1975, đánh dấu tiến trình 10 năm bình thường hoá quan hệ Việt – Mỹ.
Thủ tướng Phan Văn Khải đã được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng, Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng (năm 2014) để ghi nhận những cống hiến của ông trong sự nghiệp cách mạng.
Theo Dantri
Kỷ niệm khó quên của các nhà ngoại giao với cố Thủ tướng Phan Văn Khải
Là người chèo lái Chính phủ trong giai đoạn đất nước đổi mới, hội nhập mạnh mẽ, cố Thủ tướng Phan Văn Khải đã để lại những kỷ niệm sâu sắc của một thời kỳ đối ngoại đầy sôi động của đất nước.
Với 15 năm tham gia điều hành Chính phủ, cố Thủ tướng Phan Văn Khải được tín nhiệm bầu giữ chức Thủ tướng qua 2 nhiệm kỳ, từ năm 1997- 2007. Tham gia điều hành Chính phủ trong giai đoạn đất nước mở cửa, hội nhập, ông đã để lại những dấu ấn mạnh mẽ là con người của cải cách, hội nhập.
Được bổ nhiệm làm Thủ tướng đúng lúc cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đang diễn ra, ông được xem là người đã dân dăt Chính phủ đưa Viêt Nam bước qua thời kỳ khung hoang, đat tăng trương GDP ấn tượng trong gần 9 năm lãnh đạo Chính phủ.
Ngày 13.9.1999, tại buổi Dạ yến nhân Hội nghị Cấp cao APEC Auckland, New Zealand đã diễn ra cuộc tiếp xúc cấp cao đầu tiên trong lịch sử giữa hai nhà lãnh đạo của Việt Nam và Mỹ: Thủ tướng Phan Văn Khải và Tổng thống Bill Clinton.
Ông cũng là nhà lãnh đạo đầu tiên của Việt Nam ở cương vị Thủ tướng thực hiện chuyến thăm lịch sử tới Mỹ vào ngày 19.5.2005. Chuyến đi này đánh dấu một mốc mới trong quan hệ giữa hai quốc gia, nhất là trên lĩnh vực kinh tế, nhiều hợp đồng lớn đã được ký kết.
Với giới ngoại giao Việt Nam , ông là người để lại những ấn tượng sâu sắc. Được tin ông từ trần, nhiều nhà ngoại giao kỳ cựu từng được làm việc với ông đã chia sẻ sự tiếc thương và nhắc lại những kỷ niệm không quên với ông.
Lãnh đạo đầu tiên của Việt Nam chính thức thăm Mỹ
Đại sứ Phạm Sanh Châu, Trợ lý Bộ Trưởng Bộ Ngoại giao, Đặc phái viên của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về các vấn đề UNESCO, đã có nhiều thời gian gắn bó với nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải. Là người có khả năng sử dụng thành thạo nhiều ngoại ngữ, ông Châu đã đảm nhiệm vị trí phiên dịch tiếng Anh và tiếng Pháp cho nhiều lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, là trợ thủ đắc lực cho các nguyên thủ quốc gia trong các sự kiện ngoại giao, đàm phán trong quá trình cải cách kinh tế, bình thường hóa quan hệ, mở rộng quan hệ quốc tế.
"Thế là cuối cùng Chú đã về với Cô lúc 1:30 sáng nay thật rồi! Xin vĩnh biệt Chú, một tấm gương hết lòng tận tuỵ vì nước vì dân ! Xin vĩnh biệt Chú, một nhân cách lớn! Và cũng vĩnh biệt ký ức của một thời kỳ đối ngoại đầy sôi động !"- ông Châu chia sẻ sáng nay 17.3.
Ông Châu kể: ngày 13.9.1999, tại buổi Dạ yến nhân Hội nghị Cấp cao APEC Auckland, New Zealand, đã diễn ra cuộc tiếp xúc cấp cao đầu tiên trong lịch sử giữa hai nhà lãnh đạo của Việt Nam và Mỹ: Thủ tướng Phan Văn Khải và Tổng thống Bill Clinton. Tổng thống Clinton đã chia sẻ với Thủ tướng Phan Văn Khải bức thư của một người bạn gửi từ Việt Nam năm 1968, thông báo sẽ trở về nhà trong 2 tuần sau khi kết thúc tham chiến. "Nhưng người bạn thân của tôi đã không bao giờ trở về"-Tổng thống Clinton nói trong nước mắt. Người đứng đầu nước Mỹ nói tiếp: "Đó là nỗi đau chiến tranh, tôi mời ông sang Việt Nam để hiểu chúng tôi hơn và cùng nhau khép lại quá khứ, hướng đến tương lai".
Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, Phu nhân và Đại sứ Phạm Sanh Châu.
Đúng một năm sau, ngày 17.11.2000, Tổng thống Clinton đã có chuyến thăm lịch sử đến Việt Nam, ghi dấu ấn vào lịch sử là vị tổng thống đầu tiên của Mỹ đến Việt Nam. Thủ tướng Phan Văn Khải đi vào lịch sử là lãnh đạo cấp cao đầu tiên của Việt Nam tiếp xúc chính thức với Tổng thống Mỹ và mời nguyên thủ Mỹ đến thăm Việt Nam sau chiến tranh. 5 năm sau Thủ tướng Phan Văn Khải là lãnh đạo đầu tiên của Việt Nam chính thức thăm Mỹ.
C'est la Vie
Đại sứ Vũ Quang Minh, Thứ trưởng, Đại sứ Việt Nam tại Campuchia, cho biết ông có nhiều kỷ niệm vinh dự và may mắn được làm việc gần cố Thủ tướng Phan Văn Khải trong nhiệm kỳ đầu của ông (1997-2002), khi được biệt phái tới làm việc tại Văn phòng Chính phủ (làm Thư ký riêng cho Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm - PV). Thỉnh thoảng, Thủ tướng Phan Văn Khải lại qua Văn phòng của Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm và trò chuyện với các cán bộ ở đây.
Có 2 sự kiện Đại sứ không bao giờ quên.
Năm 1999, Thủ tướng Phan Văn Khải dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC tại New Zealand. Lúc này, Hiệp định Thương mại song phương Việt-Mỹ (BTA) về cơ bản đã hoàn thành và tất cả đã sẵn sàng cho một lễ ký lịch sử ở Aucland, New Zeland, bên lề APEC với sự hiện diện của Thủ tướng Phan Văn Khải và Tổng thống Mỹ Bill Clinton.
Tuy nhiên, cho đến khi đoàn ta rời Hà Nội với cả cờ, bút, cặp đỏ bìa Hiệp định... thì văn bản Hiệp định vẫn còn chưa được các cơ quan của ta thẩm định xong và thông qua. Lúc đó ở New Zealand chưa có Sứ quán của ta và liên lạc bảo mật còn rất khó khăn. Do đó, ông Vũ Quang Minh ở đầu Hà Nội và ông Bùi Huy Hùng cũng là thư ký của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm, tháp tùng đoàn ở đầu Aucland lập một đường dây nóng email để cập nhật cho Thủ tướng và Phó Thủ tướng về tiến độ ở nhà. "Để bảo mật, chúng tôi nói câu chuyện rất đời thường. Anh Hùng email: "thế được khởi công chưa?" Tôi viết lại: "chưa anh ạ, Đội trật tự Phường vẫn họp chưa duyệt bản thiết kế, chưa cho nhà mình xây". Thủ tướng Phan Văn Khải sốt ruột, ít phút lại mở cửa hỏi: "Thế Minh bảo sao?". Anh em lại báo cáo, thưa Anh Sáu, chưa cho ạ"-ông Minh kể.
Sau đó, ngày 14.7.2000, giờ Việt Nam, Hiệp định thương mại song phương Việt-Mỹ (BTA) đã được ký kết, đánh dấu bước tiến lịch sử trong quá trình bình thường hóa quan hệ hoàn toàn giữa hai nước. Kể từ khi BTA được ký kết và có hiệu lực hơn 1 năm sau đó, thương mại luôn là điểm sáng trong quan hệ song phương Việt-Mỹ.
Câu chuyện thứ hai cũng lại liên quan đến Mỹ. Sau khi công tác 5 năm ở Văn phòng Chính phủ, Đại sứ Vũ Quang Minh được cử đi làm Tham tán phụ trách Phòng Kinh tế mới mở ở Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ và được Đại sứ giao chủ trì nhóm cán bộ Đại sứ quán tham gia tổ chức 3 chặng dừng chân của chuyến thăm Mỹ lịch sử của Thủ tướng Phan Văn Khải năm 2005: Seatle - chặng đầu tiên, Washington DC (các hoạt động kinh tế và sự kiện chính - Gala Dinner), và New York - với phiên mở cửa Thị trường Chứng khoán New York, Thủ tướng ta gõ tiếng cồng đầu tiên...) và các hoạt động kinh tế khác của chuyến thăm tới 4 địa phương của Mỹ.
Thủ tướng Phan Văn Khải trong một lần tiếp khách quốc tế.
"Buổi Gala Dinner mà chúng tôi được tham gia tổ chức tại khách sạn Mayflower, thủ đô Washington, có sự tham gia của cả 2 Thượng nghị sỹ John McCaine và John Kerry đã đi vào lịch sử mặc dù có một sự cố là một cựu binh Mỹ quá khích đã lọt vào qua cửa bếp phục vụ và hắt cốc vang lên bàn danh dự có Thủ tướng và 2 Thượng nghị sĩ. Câu đầu tiên mà Thủ tướng Phan Văn Khải bình thản mỉm cười quay sang 2 Thượng nghị sĩ nói khi ông gạt nhẹ một vài giọt rượu bắn lên vạt áo là: "C'est la Vie" (Đó là Cuộc sống - PV)"- Đại sứ xúc động nhớ lại.
Một số hình ảnh về cố Thủ tướng Phan Văn Khải do các nhà ngoại giao cung cấp:
Theo Dương Ngọc (Người Lao Động)
Nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải từ trần Theo tin từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã từ trần vào hồi 1h30 ngày 17/3/2018 tại quê nhà Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải sinh ngày 25/12/1933; quê quán...