Tiểu ra máu, hai anh em ruột bị tan máu cấp nghi do thói quen nấu ăn của không ít người
Hai anh em ở Lạng Sơn bị tan máu cấp nghi do ăn xôi nhuộm phẩm màu. Cũng vì nguyên nhân này, trước đó có một người đã tử vong.
Tan máu cấp nghi do ăn thực phẩm có phẩm màu
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn (BVĐK) mới đây tiếp nhận 2 anh em 13 tuổi và 10 tuổi ở huyện Lộc Bình vào viện trong tình trạng da và mắt vàng, mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn.
Hai anh em ở huyện Lộc Bình nhập viện cấp cứu tan máu cấp nghi do ăn xôi nhuộm phẩm màu
Gia đình cho biết trước đó 5 ngày, 2 cháu ăn xôi do gia đình tự làm có cho phẩm màu. Sau khi ăn, cả hai anh em bị đau bụng và nôn, mệt mỏi kéo dài, nước tiểu màu đỏ sẫm, tình trạng ngày càng nặng hơn nên được gia đình đưa vào viện.
Sau khi khám và làm các xét nghiệm cả 2 anh em được chẩn đoán tan máu cấp. Nguyên nhân nghi do thức ăn chứa phẩm màu.
Đây không phải trường hợp hiếm. Theo BVĐK tỉnh Lạng Sơn, cách đây không lâu, cũng tại huyện Lộc Bình đã xảy ra trường hợp tử vong do ăn xôi nhuộm phẩm màu gây tan máu nặng.
Đầu năm 2018, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận một bé trai 8 tuổi ở Hà Nội nhập viện với tình trạng thiếu máu cấp nặng, sốt cao, tiểu đỏ.
Video đang HOT
Bé trai ở Hà Nội bị tan máu cấp, nghi do trước đó ăn thịt bò khô nhuộm phẩm màu không rõ nguồn gốc
BS Lê Thị Lan Anh, Phó trưởng khoa Nhi, cho biết quá trình thăm khám và xét nghiệm cho thấy, đây là trường hợp cơn tan máu điển hình. 3 ngày trước khi có biểu hiện bệnh, bé có ăn thịt bò khô nhuộm phẩm màu không rõ nguồn gốc. Một người chị họ cùng ăn và cũng bị đi tiểu đỏ, tuy nhiên tình trạng nhẹ hơn.
Sàng lọc tất cả các nguyên nhân tan máu, các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhi tan máu cấp do nhiễm độc từ thực phẩm không rõ nguồn gốc.
Sử dụng phẩm màu thường xuyên, dễ bị tan máu cấp
Bộ Y tế đã lên danh mục 21 chất màu (gồm 11 chất màu tự nhiên, 10 chất màu tổng hợp) được phép sử dụng trong thực phẩm. Tuy nhiên, theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), tại một số địa phương đã từng phát hiện thực phẩm nhuộm màu đỏ bằng chất công nghiệp Rhodamine, cấm sử dụng trong thực phẩm.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ sinh học – thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội), phẩm màu có hai loại, gồm phẩm màu tự nhiên và hóa học. Phẩm màu tự nhiên thường có màu sắc không rực rỡ do được chiết xuất từ chất hữu cơ như củ, quả, lá…
Do vậy, khi chế biến, người dùng phải sử dụng một lượng lớn thì mới tạo được màu sắc bắt mắt cho thực phẩm. Phẩm màu hóa học thì ngược lại, dùng lượng ít nhưng màu sắc rất rực rỡ.
Theo TS Thịnh, bằng mắt thường khó có thể phân biệt đâu là phẩm màu tự nhiên, đâu là phẩm màu hóa học. Tuy nhiên, thực phẩm có màu càng sặc sỡ thì nguy cơ dùng phẩm màu hóa học càng cao, mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe con người càng nghiêm trọng.
Cũng theo TS Thịnh, thông thường, không ai dùng phẩm màu tự nhiên quá ngưỡng cho phép vì nó quá đắt tiền, nhưng thường dùng vượt ngưỡng đối với phẩm màu hóa học hoặc phẩm màu công nghiệp (loại màu tuyệt đối không được sử dụng cho thực phẩm).
Khi sử dụng những loại thực phẩm có nhiều phẩm màu, người dùng có thể bị ngộ độc cấp tính với những triệu chứng như: Nôn, có khi nôn ra máu, đau bụng, đi ngoài nhiều lần (phân nước, có thể lẫn máu), có thể không sốt hoặc sốt cao trên 38 độ C, thậm chí bị suy gan, suy thận, nặng hơn có thể tử vong.
Một số người có thể bị tan máu ngay cả với phẩm màu thực phẩm (thường do
thiếu men G6PD
bẩm sinh). Thiếu men G6PD là bệnh di truyền phổ biến, bệnh nhân thường không có đủ men G6PD giúp tế bào hồng cầu hoạt động bình thường. Người bệnh dễ bị dị ứng nặng khi ăn đậu tằm hoặc sử dụng một số dược phẩm, hóa chất có khả năng ôxy hóa.
Trong sinh hoạt hàng ngày, người dân cần lưu ý:
- Hạn chế sử dụng phẩm màu để chế biến thức ăn.
- Nên dùng chất tạo màu từ thực vật thay cho phẩm màu.
- Không dùng các loại phẩm màu trôi nổi, không có nguồn gốc và không được cấp phép để chế biến thực phẩm tại gia đình.
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có nhiều màu sắc không tự nhiên, nhất là đối với trẻ em. Đặc biệt không ăn những thức ăn có phẩm màu lòe loẹt.
- Nên xét nghiệm sàng lọc để phát hiện bệnh thiếu men G6PD để tránh dùng một số loại thuốc, hóa chất, thực phẩm có thể gây tan máu ở những bệnh nhân này.
Quỳnh An
Theo giadinhnet
Hai anh em bị tan máu cấp nghi ăn xôi có phẩm màu
Anh 13 tuổi và cậu em 10 tuổi ở Lạng Sơn được đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh ngày 11/4 trong tình trạng da và mắt vàng, mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn.
5 ngày trước, hai anh em ăn xôi do gia đình tự làm có cho phẩm màu. Sau ăn, cả hai bị đau bụng và nôn, mệt mỏi kéo dài, nước tiểu màu đỏ sẫm. Tình trạng ngày càng nặng hơn nên được gia đình đưa vào viện.
Sau khi khám và làm các xét nghiệm, hai bệnh nhi được chẩn đoán tan máu cấp. Nguyên nhân nghi do thức ăn chứa phẩm màu.
Sau khi khám và làm các xét nghiệm, hai bệnh nhi được chẩn đoán tan máu cấp. (Ảnh: Duy Anh)
Hiện, hai bé đang được theo dõi và điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu, sức khoẻ có tiến triển tốt hơn.
Bác sĩ cho biết, việc sử dụng phẩm màu trong thực phẩm khá phổ biến nhưng phải là phẩm màu được phép dùng trong thực phẩm. Nhiều người tùy tiện sử dụng phẩm màu cho công nghiệp để chế biến thực phẩm như xôi, các loại thịt, bánh kẹo, đồ uống... có thể gây ngộ độc.
Tuy nhiên, một số người có thể bị tan máu ngay cả với phẩm màu thực phẩm, thường do thiếu men G6PD bẩm sinh. Thường xuyên lạm dụng phẩm màu sẽ dẫn tới nguy cơ tan máu cấp, mức nặng dẫn đến tử vong. Về lâu dài hóa chất tích lũy trong cơ thể dẫn tới nhiều nguy hại như suy gan, suy thận, ung thư...
Người dân cần hạn chế sử dụng phẩm màu để chế biến thức ăn, nên dùng chất tạo màu từ thực vật thay cho phẩm màu. Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có nhiều màu sắc không tự nhiên, nhất là đối với trẻ em. Ngoài ra, nên xét nghiệm sàng lọc để phát hiện bệnh thiếu men G6PD. Người mắc bệnh cần tránh dùng một số loại thuốc, hóa chất, thực phẩm có thể gây tan máu.
Theo Helino
Viên pin tròn nằm trong thực quản cô bé 3 tuổi Bệnh nhi ở Lạng Sơn nôn liên tục sau khi nuốt phải viên pin. Bé nuốt phải pin khi chơi đùa, được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn đêm 18/2. Chụp X-quang ngực, bác sĩ xác định vị trí của viên pin nằm sâu dưới miệng thực quản bệnh nhi. Đây là vị trí phức tạp, pin...